Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NGÔI MỘ TRỐNG

  

Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”. Thôi thì hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả trên những nẻo đường truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những tiếng la ó, những lời thóa mạ, phản kháng, và bản án bất công. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con” (Mt 27:46). Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Hãy ngủ yên.

Câu chuyện tưởng đã yên, nhưng mới sáng ngày thứ nhất trong tuần đã bị khua động trở lại. Ngài đã không ngủ yên. Ngài đã chỗi dậy và ra khỏi mồ. Maria Mađalêna và một số phụ nữ đã phát hiện ra rằng ngôi mộ đã trở thành trống rỗng, và thân xác Giêsu đã không còn trong đó nữa. Thế là một lần nữa, những thiếu phụ này lại bị xúc động và sợ hãi: “Chúa đã bị mang ra khỏi mồ. Chúng tôi không biết họ để Ngài ở đâu” (Gio 20:2). Ðiều này cũng làm cho các môn đệ đã hoang mang sợ hãi, càng thêm hoang mang sợ hãi hơn. Phêrô và Gioan cũng đã bị lôi cuốn, và muốn tìm ra sự thật.

Những nhân chứng ấy không ai khác là Maria Mađalêna và một số phụ nữ, Phêrô và Gioan, những người mà liên hệ mật thiết với Ðức Kitô đã được nói đến nhiều trong Tin Mừng (x Gio 20:1-10).

Thời gian là buổi sáng phục sinh, khi mà người, vật còn đang ngái ngủ. Khi ánh bình minh vừa ló rạng. Vào thời điểm ấy, ta mường tượng các phụ nữa kia đang âm thầm và lặng lẽ bước đi trong sương mai, và những con gió thoảng buổi sáng đang làm họ se lạnh. Những cơn gió mát, nhẹ nhàng và thoang thoảng.
 

Không gian là ngôi mộ trống bên triền đồi Golgotha. Nơi mà buổi chiều thứ Sáu thảm sầu, một tử thi đã được chôn cất vội vã!

Và Chúa Giêsu đã sống lại. Biến cố này đã trở thành niềm tin và sức sống mãnh liệt cho nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử cứu độ. Hàng triệu triệu người đã sống với niềm tin này, và hàng triệu triệu người đã chết để bảo vệ niềm tin này. Nhưng đối với những người như chúng ta, những chứng từ ấy phải chăng vẫn còn là một nghi vấn. Nó có nghĩa gì trong cuộc sống đạo của mỗi Kitô hữu?

Có cần phải tình cảm và xúc động như Maria Mađalêna và những phụ nữ đã có mặt trong buổi sáng phục sinh không: “Thưa ông, nếu ông mang Ngài đi đâu, xin làm ơn chỉ cho tôi chỗ ông đã đặt Ngài để nhận Ngài lại” (Gio 20:15).

Cuộc sống đạo, cuộc sống tâm linh đôi lúc cũng cần được nuôi dưỡng bởi những động lực và thôi thúc tình cảm như thế. Có lúc chúng ta cần phải xúc động khi tham dự những nghi lễ sốt sắng. Cũng có lúc chúng ta cần phải để lòng mình lắng đọng khi gối quì một mình trong thinh lặng tại một góc của giáo đường. Và cũng có lúc chúng ta phải để cho lòng mình thổn thức một niềm cảm xúc trước những vẻ đẹp và sự cuốn hút của Thiên Chúa qua những người, những vật, mà chúng ta đụng chạm tới.

Có cần phải hăm hở và nhiệt tình như Phêrô, như Gioan đã nhanh chân chạy ra mộ để tìm ra những dấu hiệu của cuộc phục sinh không: “Phêrô và môn đệ kia bắt đầu chạy ra mồ. Họ cùng chạy bên nhau, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn và đến mồ trước. Ông không vào trong nhưng cúi xuống nhìn vào và thấy những khăn liệm ở trên đất” (Gio 20:3-5). 

Ðời nội tâm nếu chỉ dựa vào những rung động của tình cảm sẽ dễ trở thành mê tín, dị đoan, nhìn Chúa Giêsu mà lại tưởng là người làm vườn. Hoặc ngược lại, nhìn người làm vườn mà lại cho là Chúa Giêsu, như trường hợp của Maria Mađalêna. Niềm tin, ngoài những yếu tố tình cảm cũng đòi hỏi những dấu hiệu khả tín và dựa vào những lý luận hợp lý. Có lẽ vì phản ứng tự nhiên ấy mà cả Phêrô lẫn Gioan đã hăm hở chạy ra mộ.

Ngôi mộ trống, tự nó, đã có chỗ đứng lịch sử trong biến cố phục sinh. Nếu nó đã bị phá hủy ngay đêm thứ Sáu do lính của La Mã thì mọi chuyện đã đổi chiều. Hoặc nếu đám lính canh của các Thượng Tế gửi tới vẫn còn đang thức khi nhóm phụ nữ đến mộ thì sự việc cũng lại khác hẳn. Nhưng ngôi mộ mà xác thân của Giêsu đã được mai táng, và từ ngôi mộ ấy, Chúa đã sống lại vẫn còn đó, trống vắng, và lạnh lùng. Người ta chỉ tìm được những giây băng, vải cuốn, và khăn liện. Chính vì vậy mà nó đã trở thành một dấu chỉ đầy ý nghĩa của biến cố phục sinh.

Nó cho chúng ta một ý niệm về thái độ dứt khoát với quá khứ. Chúa Kitô đã để lại tất cả những gì thuộc về thế giới kẻ chết như khăn liệm và băng quấn lại cho thế giới của sự chết. Ngài đã ra khỏi mộ và không trở lại. Thân xác Ngài giờ đây là thân xác thần linh, thân xác có thể vào nhà nơi các môn đệ Ngài trong lúc vẫn cửa đóng, then cài. Và đó là ý nghĩa của sống lại, của phục sinh.

Nó còn là một dấu chỉ để con người suy về quá khứ.  Một quá khứ với những đa mê và dục vọng. Ðiều này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ không ngoái nhìn lại quá khứ và không nên tiếc nuối những gì mình đã bỏ lại. Nếu Thiên Chúa có nhìn đến chúng ta lúc này, thì Ngài muốn nhìn thấy một tinh thần vượt qua từ mồ sâu tội lỗi. Và nếu con người có nhìn đến chúng ta, thì họ sẽ chỉ thấy một chiếc khăn liệm gói trọn quá khứ, và hiện tại là sự đổi mới hoàn toàn. Không luyến tiếc, không ngoảnh mặt lại với quá khứ, nhất là quá khứ từng làm cho con người hư hỏng và sa lầy trong tội, là thái độ mà Chúa Giêsu Phục Sinh muốn thấy nơi mỗi Kitô hữu. Họ cần phải dứt khoát với quá khứ ấy, nếu muốn cùng Ngài phục sinh như Tông Ðồ Phaolô đã khẳng định: “Nếu ta cùng chết với Ngài ta sẽ cùng Ngài phục sinh” (Rom 6:5).

Ngôi mộ trống vẫn không nói nhiều. Ngôi mộ trống cũng vẫn im lìm một chỗ không di chuyển. Và ngôi mộ trống cũng vẫn chỉ là một ngôi mộ trống. Nhưng hình ảnh của nó gắn liền với buổi sáng phục sinh, với Maria Mađalêna, với Phêrô và Gioan, và tất cả những ai đang tin vào Con Thiên Chúa - Ðấng xóa tội trần gian - đã chịu cực hình thập giá, và được mai táng trong đó. Và cũng từ ngôi mộ ấy, Ngài phục sinh vinh hiển.

Cuộc sống mỗi Kitô hữu cũng phải như ngôi mộ trống ngày phục sinh. Có nghĩa là chúng ta phải trở nên dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, và sự sống lại của Chúa Kitô trong cuộc đời mình. Ðể được thế, trước hết ngôi mộ tâm linh này phải đón nhận Chúa Giêsu Tử Giá bằng những chứng từ cuộc sống, và để Ngài làm cho nở hoa, phục sinh trong quyền lực Thiên Chúa. Như vậy, mỗi khi có ai nhìn vào ngôi mộ tâm linh ấy, tức là linh hồn của mỗi Kitô hữu, họ sẽ khám phá ra không phải là những người giầu tình cảm đạo đức, những người thông thạo giáo lý, hiểu biết; nhưng hơn thế, họ nhận ra một Chúa Giêsu phục sinh và vinh hiển.

Cuộc đời tôi, cuộc hành trình tâm linh của tôi cũng cần phải giống như ngôi mộ trống kia, để tất cả những ai tò mò nhìn vào cũng nhận ra dấu chứng của Chúa phục sinh.


 

NGÀI ÐÃ PHỤC SINH

Các Thánh Ký khi nói về biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu đều diễn tả bằng những hình ảnh vui tươi và linh thánh. Sự vui mừng hiển lộ trên khuôn mặt của những phụ nữ mới sáng tinh sương ra thăm mộ.

 

Nỗi lo sợ, hồi hộp chen lẫn chút nghi ngờ của những phụ nữ này khi nhìn thấy tấm đá lớn che ngôi mộ được mở sẵn, thấy thiên thần trong mộ, thấy các dấu vết khăn liệm và khăn phủ mặt Chúa được cất xếp gọn ghẽ. Không những các bà, mà cả Phêrô và Gioan cũng có cùng một cảm nhận như vậy khi hai ông vội vàng chạy đến mồ sau khi đã nghe các bà kể lại những gì họ đã thấy và đã nghe. Tất cả đều làm chứng một điều là Chúa Giêsu đã sống lại: “Ðừng sợ. Các bà tìm Chúa Giêsu Nazaréth, người đã bị đóng đinh. Ngài đã sống lại. Ngài không ở đây. Hãy nhìn xem nơi đã an táng Ngài” (Mc 16:6). Thánh Luca đã nhấn mạnh với các phụ nữ ấy như sau: “Ðừng tìm người sống nơi kẻ chết” (Lc 24:5).

 

Chúa đã phục sinh từ cõi chết. Cũng như Ngài đã chết cho mỗi người và từng người chúng ta, Ngài đã sống lại cho tất cả nhân loại và cho mọi người. Ngài hấp hối trong vườn Giệtsimani, vì nhìn thấy tội lỗi nhân loại qua mọi thời đại xúc phạm đến Thiên Chúa. Ngài bị tra tấn, cực hành và đội mão gai trong dinh Philatô, vì muốn cảm nhận nỗi đau tột cùng và sự xỉ nhục mà con người xúc phạm đến Thiên Chúa. Ngài vác lấy thập giá, vì muốn mang vác tội lỗi nhân loại lên núi Sọ để thánh hiến và đền bù. Và khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá, là Ngài đã đóng đinh tất cả những tội lỗi của nhân loại vào thập giá Cứu Ðộ, để Thiên Chúa không còn nhìn thấy mà tha thứ cho nhân loại tội tình. Nhưng khi Ngài sống lại từ cõi chết, là Ngài muốn phục sinh nhân loại trong đời sống ân sủng, tình thương và cứu độ.
 

Theo Thánh Phaolô, nếu Chúa đã chết là chết cho tội lỗi con người, mà nếu Chúa sống lại, là phục hồi sự sống trường sinh cho con người. Ðây là cốt lõi của mầu nhiệm Phục Sinh. Cũng theo Thánh Phaolô, nếu Chúa không sống lại như lời Ngài đã hứa, thì việc chúng ta tin vào Ngài đều trở thành vô nghĩa.

 

Nhưng Chúa đã chết, đã được mai táng trong mồ, và đã sống lại. Sự sống lại của Ngài là niềm vui, tin tưởng, hy vọng và sự sống cho những ai tin nhận ở nơi Ngài. Cái chết và sự sống lại của Ngài không những chỉ mang sự vui mừng, kinh ngạc cho nhiều người, nó chính là một mầu nhiệm sự sống đưa con người đi vào nguồn sức sống sung mãn của phục sinh. Nhân loại mãi sẽ đi trong tăm tối dưới quyền lực của Satan, nếu không được Chúa Cứu Thế cứu chuộc và giải thoát. Ánh sáng phục sinh của Ngài đã xua tan bóng đêm tội lỗi. Ánh sáng đó chiếu sáng tới đâu là có sự đổi mới về con người, và về tâm linh. Sự giải thoát mà con người nhìn thấy ngày nay không chỉ riêng về tâm linh, nó còn đưa đến sự đổi mới về xã hội và văn minh nhân loại. Nhờ tư tưởng và ảnh hưởng của Kitô Giáo, phẩm giá con người được đề cao, giá trị luân lý và đạo đức được củng cố, tình thương và bác ái được thực hiện giữa con người với con người, công bằng xã hội được phổ biến và tôn trọng.

 

Ảnh hưởng Phục Sinh còn trực tiếp đi vào cuộc đời và nếp sống con người trong mọi góc cạnh của môi trường gia đình, và xã hội. Nó là sức sống và sự đổi mới. Thiên Chúa không phải là Chúa của sự chết như lời Thánh Kinh đã nói. Ngài cũng không phải là Thiên Chúa của những tâm hồn chết trong tội lỗi. Ngài muốn hiển trị nơi các tâm hồn sống động, mang trong mình sức sống của Ngài như Ngài đã nói với Philatô: “Ta là vua. Ta đến trong thế gian này là để làm vua. Nhưng nước ta không thuộc về thế gian này” (Gio 18:36).

 

Mầu nhiệm Phục Sinh - Mầu nhiệm Ánh Sáng - phải là mầu nhiệm của sự sống đổi mới nơi mỗi Kitô hữu. Nó đòi hỏi chúng ta phải hòa nhập vào với sức sống mới, vào đời sống mới mà Chúa Giêsu đã phục hồi qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Nhưng để được đổi mới, con người phải chết đi cho quá khứ tội lỗi và đam mê, dục vọng bất chính, nếu không biến cố Phục Sinh vẫn chỉ là một nghi vấn lớn lao không có câu trả lời của trí khôn con người. Hoặc nó cũng chỉ là một nghi lễ mang tính chất hình thức và tưởng niệm.

 

Nếu Chúa Giêsu không sống lại, thì niềm tin của chúng ta không có ích gì. Nhưng nếu Chúa đã sống lại mà chúng ta không sống lại với Ngài thì đời sống tâm linh, đức tin của chúng ta sẽ không giúp gì cho phần rỗi của chúng ta. Chúa Giêsu đã phục sinh. Ngài đã sống lại, chúng ta cũng phải phục sinh tư tưởng và nếp sống của mình sao cho phù hợp với Tin Mừng đã được loan báo. Sao cho phù hợp với ơn Cứu Ðộ mà Ngài đã đánh đổi bằng cuộc Nhập Thể và Tử Nạn của Ngài.


 

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!