Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
THÔNG ĐIỆP MÙA CHAY 2017 CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANSICÔ

 Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt
 


Ngôi Lời là một tặng ân. Những người khác là một tặng ân

Anh chị em thân mến,

Mùa Chay là một khởi đầu, con đường dẫn tới mục đích chính của Phục Sinh, sự chiến thắng của Đức Kitô trên sự chết. Mùa này thôi thúc chúng ta một cách mãnh liệt để xám hối. Người Kitô hữu được mời gọi để trở về với Thiên Chúa “với tất cả tấm lòng” (Joel 2:12), để khước từ chấp nhận những gì tầm thường và để lớn lên trong tình thân ái với Thiên Chúa.  

Chúa Giêsu là người bạn trung tín, Đấng không bào giờ từ bỏ chúng ta. Ngay cả khi chúng ta phạm tội, Ngài vẫn nhẫn nại chờ đợi sự trở về của chúng ta. Với hy vọng nhẫn nại ấy, Ngài cho chúng ta thấy sự sẵn sàng của Ngài để tha thứ (cf. Homily, 8 January  2016).

Mùa Chay là một mùa thích hợp cho việc đi sâu vào đời sống tâm linh của chúng ta nhờ các hình thức hy sinh được Giáo Hội đề nghị: chay tịnh, cầu nguyện và bố thí. Căn bản của tất cả là lời Thiên Chúa, mà trong mùa Chay này chúng ta được mời gọi để lắng nghe và suy ngắm một cách thâm sâu hơn. Cha muốn lưu ý tới dụ ngôn người giầu có và Lazarô (cf. Lk 16:19-31). Chúng ta hãy tìm hiểu nguồn cảm hứng trong câu chuyện ý nghĩa này, vì nó cho chúng ta chìa khóa để hiểu những gì chúng ta cần làm hầu chiếm hữu hạnh phúc thật và sự sống đời đời. Nó khuyến khích chúng ta về một cuộc đối thoại chân tình.

 

1.      Người khác là một tặng ân

 

Dụ ngôn bắt đầu bằng việc giới thiệu hai nhân vật chính. Người nghèo được diễn tả một cách chi tiết hơn: Ông ta nghèo khổ và yếu đuối ngay cả việc tự mình đứng dậy. Phải nằm trước cửa nhà một người giàu có, và được cho ăn bằng những vụn bánh rơi xuống từ bàn ăn người này. Thân thể ông ta đầy lở loét và những con chó đến để liếm những vết thương (cf. vv. 20-21). Bức tranh vẽ nên một nỗi đau lớn lao; nó nói lên một con người không xứng đáng kính trọng và thương xót.  

 

Cảnh tượng như buồn thảm hơn nếu chúng ta nhìn người nghèo đó được gọi là Lazarô: một tên gọi đầy hứa hẹn, một cách văn chương, nó có nghĩa là “Thiên Chúa giúp đỡ”. Đặc điểm này không được biết tới. Hình ảnh phác họa rõ ràng về ông, và ông xuất hiện như một con người với câu truyện của riêng mình. Trong khi một cách hầu như vô hình đối với người giầu có, chúng ta lại nhìn và biết ông như một người thân quen. Ông ta trở thành khuôn mặt, qua đó, như một tặng ân, một kho tàng vô giá, một con người mà Thiên Chúa yêu thương, săn sóc, mặc dù tình trạng cụ thể của ông ta như một người bị loại bỏ  (cf. Homily, 8 January 2016).  

 

Lazarô dậy chúng ta rằng những người khác là một tặng ân. Một quyền chính đáng liên đới những người khác bao gồm trong sự nhận thức một cách biết ơn những giá trị của họ. Ngay cả người nghèo ở cửa của người giầu có cũng không phải là một cái gì làm phiền hà, nhưng là một lời mời gọi để đối thoại và thay đổi. Dụ ngôn, trước hết, mời gọi chúng ta mở cửa tâm hồn mình cho những người khác bởi vì mỗi người là một tặng ân, dù họ là người thân cận hoặc một người nghèo khổ rách rưới.

 

Mùa Chay là mùa thích hợp cho việc mở cửa cho tất cả những ai đang cần thiết và nhận ra họ qua khuôn mặt của Chúa Kitô. Chúng ta thường ngày vẫn gặp những người này. Mỗi cuộc sống mà chúng ta gặp gỡ là một tặng ân đáng được đón nhận, tôn trọng và yêu thương. Lời của Thiên Chúa giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn để đón nhận và yêu thương sự sống, một cách đặc biệt khi yếu đuối và mong manh. Nhưng để thực hiện được điều này, chúng ta phải một cách nghiêm chỉnh đối với những gì Thánh Kinh dậy chúng ta về người giầu có. 

 

 

2. Tội lỗi làm chúng ta mù lòa

Dụ ngôn không vô cảm trong cách diễn tả những khác nhau liên quan đến người giầu có (cf. v. 19). Không như Lazarô, ông ta không có tên, chỉ một cách đơn giản được gọi là  “một người giầu có”. Sự giầu có của ông ta được nhìn qua những chiếc áo choàng hiếm quí và đắt giá. Áo mầu tím còn quí hơn ngay cả bạc, vàng, và vì thế nó chỉ xứng với những thần tượng (cf. Jer 10:9) và vua chúa (cf. Jg 8:26), trong khi len nguyên chất đã được dùng hầu hết trong vai trò thánh hiến. Một người đã công khai khoe khoang về sự giầu có của mình, và trong thói quen phô trương nó hằng ngày: “Ông hằng ngày tiệc tùng linh đình” (v. 19). Trong ông, chúng ta có thể bắt gặp một tư tưởng tiềm ẩn bi đát của sự suy đồi do tội lỗi, được diễn tiến trong ba trạng thái thành đạt: lòng yêu tiền bạc, phù vân và kiêu ngạo (cf. Homily, 20 September 2013). 

 

Thánh Phaolô Tông Đồ dậy chúng ta rằng “Lòng yêu tiền bạc là cội rễ của mọi sự dữ” (1 Tim 6:10). Nó là nguyên nhân chính của tội lỗi và là nguồn gốc của ghen tỵ, nhỏ nhoi, và gian dối. Tiền bạc có thể khống chế chúng ta, ngay cả nó có thể trở nên vị thần chuyên chế (cf. Evangelii Gaudium, 55). Thay vì là một dụng cụ phục vụ chúng ta để làm điều tốt và nói lên sự quan tâm với những người khác, tiền bạc có thể trói buộc chúng ta và toàn thế giới lại trong một suy nghĩ ích kỷ, nó không có chỗ cho tình yêu và làm ngăn cản hòa bình.

 

Dụ ngôn sau đó chỉ ra rằng lòng tham lam của người giầu có làm cho ông ta nên khoe khoang tự phụ. Nhân cách ông được ông tìm kiếm cách biểu lộ qua những vẻ bề ngoài, trong việc cho những người khác thấy những gì ông có thể làm được. Nhưng vẻ bên ngoài của ông đang che dấu một sự trống rỗng nội tâm. Đời ông là một tù nhân cho những dáng vẻ bề ngoài, cho những dấu hiện hiện hữu thoáng qua và rất giả tạo (cf. ibid., 62).

 

Âm hưởng sâu thẳm nhất của sự suy đồi luân lý này là kiêu ngạo. Người giầu có ăn mặc như một hoàng đế, và hành động như một chúa tể, nhưng quên rằng ông ta chỉ là một tạo vật. Với sự suy đồi này do lòng ham muốn sự giầu có, không còn gì tồn tại bên kia cái tôi của chính họ. Những người chung quanh họ không lọt vào tầm nhìn của họ. Hậu qủa của sự quyến luyến với tiền bạc là nguyên nhân đưa đến mù lòa. Người giầu có không nhìn ra người nghèo đang chết đói, đau đớn nằm ngoài cửa của ông ta.

 

Nhìn vào thái độ ấy, chúng ta có thể hiểu tại sao Thiên Chúa lên án một cách mạnh mẽ lòng yêu mến tiền của: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: nó sẽ một là ghét chủ này mà yêu chủ nọ. Các con cũng không thể vừa làm tôi Thiên Chúa và vừa làm tôi tiền bạc” (Mt 6:24).

 

 

3. Ngôi Lời là một tặng ân

 

Trích đoạn Tin Mừng về người giầu có và Lazarô dậy chúng ta làm điều thiện để chuẩn bị đón mừng Phục Sinh. Phụng Vụ Thứ Tư Mùa Chay mời gọi chúng ta về một cảm nghiệm giống người giầu có. Khi linh mục xức tro trên đầu chúng ta, ngài lập lại lời: “Hãy nhớ mình là tro bụi, và sẽ trở về bụi tro”. Như đã kết thúc, người giầu có và người nghèo cả hai cùng chết, và điểm chính của dụ ngôn bắt đầu ở đời sau. Hai con người thoát chốc nhận ra rằng “chúng ta không mang gì vào thế giới, và chúng ta cũng không thể lấy gì ra khỏi đó” (1 Tim 6:7). 

 

Chúng ta nữa, hãy nhìn những gì xảy ra ở đời sau Ở đó người giầu có xan xin Abraham, người mà ông gọi là “cha” (Lk 16:24.27), như một dấu chỉ ông cũng thuộc hàng con Thiên Chúa. Chi tiết này làm cho đời sống ông ta xuất hiện hoàn toàn tương phản, vì cho đến lúc ấy, không có gì nói về mối liên quan của ông ta với Thiên Chúa. Thực ra, đã không có chỗ nào cho Thiên Chúa trong đời sống của ông ta. Thiên Chúa duy nhất của ông ta là chính ông.

 

Người giầu có nhận ra Lazarô chỉ khi phải chịu những khốn khổ đời sau. Ông ta muốn người nghèo làm giảm nỗi thống khổ của mình với một giọt nước. Điều ông ta xin Lazarô cũng giống như những gì ông đã có thể làm nhưng đã không bao giờ làm. Abraham nói với ông: “Trong khi còn sống con đã được toàn sự lành, cũng như Lazarô gặp toàn sự xấu. Giờ đây nó được an ủi trong khi ngươi bị sầu khổ” (v. 25).  Trong đời sau, sự công bằng được ghi dấu và những gian ác của cuộc đời cân bằng bởi sự thiện hảo tốt lành.

 

Dụ ngôn tiếp tục giới thiệu một sứ điệp cho mọi Kitô hữu. Người giầu có xin Abraham gửi Lazarô về để cảnh tỉnh những anh em của ông ta, những kẻ hiện còn đang sống. Nhưng Abraham trả lời: “ Chúng đã có Maisen và các tiên tri, hãy để chúng nghe lời các đấng” (v. 29). Ngược lại với phản ứng của người giầu có, Abraham nói thêm: “Nếu chúng không nghe Maisen hoặc các tiên tri, chúng cũng không hối cải ngay cả nếu có ai trong kẻ chết hiện về” (v.31).

 

Khuyết điểm chính của người giầu có vì thế đến từ phía trước. Tận cùng mọi tội lỗi của ông ta là bỏ qua không thực hành Lời Thiên Chúa. Kết quả, ông không còn yêu mến Thiên Chúa và lớn lên để quan tâm đến người cận thân của ông. Lời Thiên Chúa là lời sống động và sức mạnh, có thể làm thay đổi lòng người, và đem con người về với Thiên Chúa. Khi chúng ta đóng cửa tâm hồn mình lại với tặng ân Lời của Thiên Chúa, chúng ta cũng kết thúc việc đóng trái tim mình lại với tặng ân của anh chị em chúng ta.      

 

Anh em thân mến, Mùa Chay là mùa thích hợp cho việc canh tân cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô, đang sống trong lời Ngài, trong các bí tích và trong anh em chúng ta. Thiên Chúa, Đấng đã chiến thắng những mưu mô của Tên Cám Dỗ suốt bốn mươi ngày trong hoang địa, chỉ cho chúng ta con đường phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trên cuộc hành trình chính thật của xám hối, để qua đó chúng ta có thể khám phá ra tặng ân của Lời Thiên Chúa, để được thanh luyện khỏi tội lỗi mà chúng làm mờ mắt chúng ta, và để chúng ta phục vụ Chúa Kitô hiện diện trong anh chị em chúng ta trong mỗi nhu cầu. Cha khuyến khích tất cả mọi tín hữu hãy diễn đạt sự đổi mới tâm linh này bằng cách chia sẻ các cuộc vận động Mùa Chay được khởi xướng do các tổ chức của Giáo Hội khắp mọi nơi trên thế giới, và nhờ đó nâng đỡ nền văn hóa gặp gỡ trong cùng một gia đình nhân loại của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để nhờ việc chia sẻ chiến thắng của Chúa Kitô, chúng ta có thể mở cửa nhà chúng ta cho người yếu đuối và nghèo khổ. Để rồi chúng ta sẽ có thể cảm nghiệm và chia sẻ niềm vui tràn đầy Phục Sinh.

 

Từ Vatican, 18 tháng Mười, 2016

Lễ kính Thánh Luca Thánh Sử

 

Nguồn: www.Zenit.org

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!