Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
ẤM ÁP CUỐI MÙA ĐÔNG TÂY NGUYÊN

 

Những ngày cuối năm ở Tây Nguyên lạnh buốt. Những anh em giáo dân người dân tộc Ba Na vốn quen cái lạnh của rừng núi cũng phải co ro mỗi sáng sớm đến nhà thờ dâng Thánh Lễ. Ấy vậy mà chúng tôi cảm được cái ấm áp cuối mùa Đông khi đến giáo xứ Kon Rơbang để cùng chia sẻ với anh chị em giáo lý viên ở đây.

Sự thân thiện cởi mở của cha xứ là cái ấm áp đầu tiên.

Cha Đaminh Vũ, quản xứ, rất trẻ trung năng động, đón chúng tôi vào nhà xứ với sự nhiệt  thành và thân ái. Cha biết tôi làm việc cho VRNs (Truyền Thông Chúa Cứu Thế) nên ngài bảo: “Về Sàigòn cho tôi gửi lời thăm Cha Lê Ngọc Thanh. Ngài là sư phụ của tôi đó”. Thấy chúng tôi ngạc nhiên vì cha An Thanh còn trẻ, cha Vũ cười vui: “Cha Thanh dạy chúng tôi làm phim, dựng phim nên chúng tôi gọi là sư phụ”.

Nhà thờ, nhà xứ còn nghèo nàn, cơ ngơi tuy rộng rãi mà rất thô sơ, lại thu hút rất nhiều người. Nhà xứ lúc nào cũng rộn ràng. Khách và giáo dân vào ra tấp nập. Trẻ em thì nô đùa khắp nơi trong khuôn viên nhà thờ. Cha xứ bảo rằng nhà thờ là của giáo dân, cách riêng là của các em. Cha xứ đến rồi cũng sẽ đi một ngày nào đó. Vì vậy mà cổng nhà xứ và cửa nhà thờ Kon Rơbang luôn rộng mở.

Buổi chiều cha xứ ra sân đá banh với thanh thiếu niên. Cha bảo chơi đá banh vừa tập thể thao vừa giáo dục các em hiệu quả theo gương Cha Thánh Don Bosco. Có nhiều lúc cha xứ ăn cơm muộn hơn mọi người vì phải cùng các em chơi xong trận đấu!

Những bữa ăn ở nhà xứ cũng ấm áp dù các bàn ăn đặt ngoài trời. Các cha các thầy khách, các giáo phu, các giá (nữ tu) và các giáo lý viên cùng ngồi ăn cơm chung với Cha xứ. Những bữa ăn thanh đạm nhưng quả thật là những bữa agapè, làm hiện diện sống động chứng từ yêu thương của Hội Thánh Chúa Kytô.

Ngọn lửa thứ hai sưởi ấm cơn gió lạnh Tây Nguyên là những tấm lòng nhiệt thành của những anh chị em được Chúa Yêsu mời gọi làm giáo lý viên cho Người. Các bạn hăng say học hỏi, hăng say ca hát và cũng hăng say dấn thân cho mọi công tác của giáo xứ.

Các bạn đến nhà thờ với cuốn Kinh Thánh song ngữ, tiếng Kinh và tiếng Ba Na. Các bạn còn rất trẻ, đang học cấp ba hay lớn hơn một chút. Có vài bạn đang học đại học cao đẳng ở Sàigòn, có dịp về nghỉ là đến với giáo lý. Các bạn ghi nhớ lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn Catechesi Tradendae: “Công việc của các con thường là khiêm hạ và âm thầm nhưng được thực hiện với lòng nhiệt thành hăng say và quảng đại, và là một hình thức xuất xắc của việc tông đồ giáo dân”

Và ngọn lửa ấm áp thứ ba chính là lửa đốt lên từ những khúc củi trong những lò nấu bánh Tết trong khuôn viên nhà xứ. Cha xứ có chương trình phát quà cho người nghèo trong buôn làng, nhưng ngài không muốn chỉ bỏ tiền ra mua bánh trái. Ngài muốn công việc ấy có ý nghĩa hơn, bằng cách mời gọi giáo dân đến cùng cộng tác gói bánh tét, nướng bánh “thuẫn”.

Lá chuối xanh, nếp trắng, lửa hồng, bánh thuẫn vàng sẫm trong màu sương bàng bạc vùng Tây nguyên vẽ nên bức tranh Tết đẹp vô cùng. Ngày xưa khi Chúa Yêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đoàn người theo nghe Chúa giảng, hẳn cũng là vào buổi chiều với những con người yêu mến Lời Chúa và yêu mến anh em như những chiều cuối năm ở Kon Rơbang.

Chúng tôi về Sàigòn mang theo cái lạnh và bầu khí ấm áp của Tây Nguyên. Hội Thánh Đức Kytô đang vươn mình lớn mạnh nơi những tâm hồn nhỏ bé mà rất nhiệt thành ở nơi xa xôi hẻo lánh. Hình ảnh Hội Thánh hiệp thông thi hành sứ vụ hiện diện rõ nét qua từng con người dù phận đời còn rất gian nan, dù những khó khăn và bách hại vẫn xảy ra cho các vị mục tử can trường.

Cầu xin cho Tây Nguyên bình an và Hội Thánh Chúa ở vùng cao ấy được tự do chiếu soi đến những con người ở nơi xa xôi nhất.

Gioan Lê Quang Vinh, VRNs

           

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!