Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
ÁNH SÁNG CHO NGƯỜI NGHÈO

Có một câu đố vui như thế này: “Ở Việt nam, trong các cơ quan nhà nước người ta thường hay ngồi chơi xơi nước, nhưng có một người không bao giờ được ngồi chơi xơi nước. Người đó là ai?” Chắc ai cũng đoán được câu trả lời: “Đó là người đun và pha nước cho người ta xơi”.

Đây không hoàn toàn là chuyện đùa cho vui, mà phảng phất đâu đó một nỗi buồn về nhiều vấn đề xã hội. Có những con người sống và làm việc với tất cả những ưu đãi và cũng có những con người âm thầm, lam lũ, nghèo khổ và chấp nhận phận đời như một bóng tối đi theo lạnh lùng.

Hơn bảy mươi năm trước, trong truyện ngắn Cô Hàng Xén, Thạch Lam mô tả một thiếu phụ nghèo với giọng văn xót xa “Cái vòng đen của rặng tre làng Bàng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dầy đặc. Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ, ngày kia như tấm vải thô sơ. Nàng cúi đầu đi mau nào trong ngõ tối.”

Bây giờ sau bảy mươi năm, hình ảnh cô Tâm ấy vẫn còn nhiều, rất nhiều, ngay ở thành phố lớn như thành phố Sàigòn này. Thật xót xa khi mỗi tối trên đường về, chúng ta nhìn thấy những ánh đèn sang trọng, những bữa tiệc linh đình và lối sống hoàng cung bên cạnh những bóng người lặng lẽ kiếm từng đồng bạc cắc hay những em bé đen đúa gầy gò đứng nhìn những xa hoa dư dật.

Vẫn biết rằng xã hội nào cũng có người nghèo kẻ giàu. Nhưng cái xót xa là ở chỗ người nghèo ở đây đã bị đẩy đến tận cùng của số phận và dường như không có chút hy vọng nào cho ngày mai. Hơn nữa, người nghèo ở đây không được bảo trợ bởi những người có trách nhiệm hay chính sách tài chánh nào. Khi một con người không còn niềm hy vọng thì quả là đau đớn và xót xa.

Ý định nhiệm mầu của Đấng Tạo Hóa là ban cho con người mà Ngài tạo thành một đời sống dư đầy, phong phú. Không phải ngẫu nhiên mà trình thuật Sáng Thế kể lại rằng Chúa tạo nên ánh sáng ngay ở giai đoạn thứ nhất. Phải chăng thánh ký muốn nhấn mạnh điều này: Chúa muốn chiếu ánh sáng của Ngài trên mọi loài thụ tạo, nhất là con người, không trừ ai.

Không biết có cần nhắc lại rằng con người là hình ảnh của chính Đấng tạo tác nên họ bởi vì họ có nhân vị với lý trí và tự do. Nhưng con người cũng là hình ảnh Ngài vì họ sống liên đới, chia sẻ trong yêu thương. Và chính việc phân phát ánh sáng Thiên Chúa cho nhau làm cho thế giới này ngày càng đáng sống.

Tôi dùng thẻ Find (Ctrl-F) trong Word để đếm thử Kinh Thánh dùng từ ánh sáng bao nhiêu lần, thì con số là 134 lần (có thể có thiếu sót). Đáng chú ý là trong đó riêng sách Gióp đã dùng từ này 15 lần và sách Isaia 21 lần. (Sách Gióp viết về một con người đã mất tất cả của cải trần gian và sống hoàn toàn nghèo khổ và phó thác. Sách Isaia tiên báo ơn Cứu độ cho người nghèo). Điều này có nghĩa như thế nào nếu không phải là ánh sáng của Thiên Chúa trước hết dành cho người nghèo, là phần sót lại của một dân vốn đã phân tán vì bất tuân và phải lưu đày.

Thánh Vịnh 39 viết: “Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.” Trong đại hội, chúng ta loan truyền đức công minh Chúa trước hết là ở chỗ biết loan báo ơn giải thoát cho những “anh em hèn mọn nhất” của Chúa.

Trong các bài Tham Luận trong Đại Hội Dân Chúa, người ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng người nghèo, người bé nhỏ. Và hy vọng đó cũng sẽ là hạt men làm dậy nên những hành động thiết thực cho tầng lớp đang rất cô thế giữa xã hội nhiễu nhương này.

Những biến cố vừa xảy ra trong vài năm gần đầy rõ ràng đã gây hiểu lầm nơi nhiều thành phần dân Chúa. Người nghèo có quyền tin rằng các Mục Tử đang âm thầm đứng về phía họ, chiếu ánh sáng của Thiên Chúa lên cuộc đời họ.

Mùa Vọng lại trở về. Sống tâm tình Mùa Vọng chính là sống chia sẻ, chia sẻ ánh sáng của ơn Cứu chuộc cho nhau, và cũng là chia sẻ từng thao thức của nhau trong ánh sáng ấy. Và ai trong chúng ta cũng thấy nao nức khi nghe bài thánh ca “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời.” Chúng ta tin rằng sương và mưa làm màu mỡ mặt đất này đang đổ xuống trên dân nghèo chung quanh chúng ta, và là chính chúng ta nữa.

 

Gioan Lê Quang Vinh, VRNs

 

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!