Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
CHUỖI MÂN CÔI GIÚP CON YÊU MẾN GIÁO HỘI

 

Ngày chúng tôi còn bé tí xíu đã được nghe Cha Xứ kể chuyện có người thanh niên kia nhờ ngày nào cũng đọc ba kinh Kính Mừng trước khi ngủ mà được Đức Mẹ cứu khỏi hoả ngục. Tuổi thơ tôi còn đọng lại với ký ức cứ mỗi tối tiếng loa phóng thanh từ nhà xứ vang lên lời kinh Kính Mừng và cả giáo xứ đọc theo. Hồi ấy tự do giữ đạo nên những việc đạo đức chung còn dễ thực hiện.

Nhờ Cha xứ, tôi thấy kinh Kính Mừng gần gũi hơn với mình. Ngày ấy, khi nhận được một tràng hạt, chúng tôi vui mừng lắm. Còn bây giờ dường như trẻ con đã có đôi phần khác đi, có lẽ do ảnh hưởng nhiều của xã hội.

Tôi lớn lên, đi vào đời bằng những nẻo đường khá là vất vả. Vất vả về cuộc sống và cả vất vả về tâm linh. Thuở mới lớn bạn bè tôi thấy có gì không hài lòng với ai trong Hội Thánh là muốn theo đạo khác. Tôi không thoát khỏi cám dỗ ấy. Có lần tôi thưa với Cha Linh Hướng: “Nếu không có Chúa Thánh Thể, không có Đức Mẹ và không có Đức Giáo Hoàng thì chắc con sẽ theo… một đạo khác”. Cha cười vui vẻ vì ngài hiểu rằng nói như tôi thì nghĩa là chẳng đời nào xa được Hội Thánh vốn thánh thiện dù vẫn còn những điều bất toàn này.

Nói đến Hội Thánh Công Giáo là nói đến Chúa Thánh Thể, Đức Maria và Đấng thay mặt Chúa Kytô (và dĩ nhiên cùng với toàn thể cộng đoàn dân thánh). Nhưng suy cho cùng, thì tất cả các giá trị ấy đều có trong chuỗi Mân Côi.

Dĩ nhiên Thánh Lễ, các Bí Tích và các giờ Kinh Phụng Vụ mới là việc thờ phượng chính thức của Hội Thánh. Nhưng trong lòng đạo đức của những người con Đức Maria, chuỗi Mân Côi là lời cầu  nguyện đơn sơ mà hữu hiệu.

Chuỗi Mân Côi tuyệt diệu. Có Thánh Giá Chúa Giêsu. Có hình ảnh Mẹ. Có lời kinh vinh danh Thiên Chúa. Có lời cầu nguyện cho Giáo Hội đang thanh luyện. Chưa hết, những kinh Kính Mừng chính là lời kinh Truyền Tin cho Mầu Nhiệm Nhập Thể. Và trên hết là lời Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu truyền dạy.

Những chi tiết của Chuỗi Mân Côi rất giống nhiều thành phần của Thánh Lễ, dù không thể sánh với hy tế Thánh Lễ.

Tôi có người anh lớp trên ở Ban Mê Thuột, anh em quen gọi thân thương là Già Làng Ski dù anh chưa già. Lần đầu lên Tây nguyên ghé thăm anh, ăn cơm ở nhà anh, tôi thấy anh bắt đầu bữa ăn bằng kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng. Tôi được anh chia sẻ về kinh Kính Mừng như sau: khi chúng ta đọc Kinh Kính Mừng là có Mẹ Maria và Chúa Ba Ngôi hiện diện. Mà có Chúa và Đức Mẹ thì cũng có cả triều thần thánh trên trời ngự đến.

Một ý nghĩ thật đặc biệt! Chúng ta cũng có thể nói thêm rằng Kinh Mân côi gắn kết chúng ta với Giáo Hội lữ hành. Có buổi đọc kinh nào của giáo dân mà không có kinh Kính Mừng? Có ai đi ngang qua núi Đức Mẹ đứng lại cầu nguyện mà không thầm thĩ kinh Kính Mừng?

Bây giờ ít thấy người ta đeo tràng hạt hay để tràng hạt trong túi áo. Nhưng giới trẻ lại có thói quen đeo nhẫn hay vòng cổ tay có mười hạt để đọc kinh Kính Mừng. Hình ảnh đẹp quá. Ra đường thấy ai đeo chuỗi Mân Côi bất cứ hình thức nào đều có thể nhận ra là người có đạo. Thật tuyệt.

Như thế, tràng chuỗi Mân côi là dấu hiệu một con người gắn bó với Hội Thánh. Tôi rất thích áo dòng của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế vì có thêm tràng hạt dài đeo ngang trên người. Thấy tràng hạt ấy là biết các ngài gắn bó với Hội Thánh đến mức nào. Các soeurs và các bà đạo đức siêng năng lần hạt hơn đám khô đạo như chúng tôi. Lên xe buýt, mình lo nhìn phố phường, đôi khi nhìn lại thấy vài người lặng lẽ lần hạt, mình tự xấu hổ. Nhờ những hình ảnh ấy, chúng ta thêm lòng yêu mến Mẹ Maria và Hội Thánh.

Chúng ta nhớ trong mười lăm lời Mẹ hứa qua Thánh Domonico có hai lời này: “Những ai đọc kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và anh em với Chúa Giêsu.” “Tôn sùng chuỗi Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn cứu rỗi.” Hai lời này có mối liên hệ quá rõ ràng. Đọc kinh Mân Côi là thuộc về Hội Thánh, cộng đoàn những người được thừa tự lời hứa cứu độ.

Đã sắp hết tháng Mân Côi. Nhưng kinh Mân Côi không thể chỉ gói gọn trong một tháng, mà chắc chắn Mẹ muốn mỗi tháng đều là tháng Mân Côi. Mỗi năm đều là năm Mân Côi. Cả đời con người chúng ta là đời Mân Côi. Như thế là bởi vì nơi kinh Mân Côi, chúng ta gắn liền với Hội Thánh và ơn cứu độ.

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Mẹ, Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ…”

Sàigòn cuối tháng Mân côi 2010

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!