Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
TÔI ĐƯỢC BẦU LÀM PHÓ CHỦ TỊCH NHƯ THẾ NÀO?

Tôi tìm đọc lại website www.cuuthe.com  mà Google còn lưu lại trong cache (trang báo điện tử DCCT “bổn cũ” đã bị đánh sập). Khi đọc lại bài “Kinh nghiệm về một cuộc hội nghị của Ủy ban Đoàn kết Công giáo” mà tác giả (Thợ Cày) cho là uỷ ban chết tiệt, hay có người gọi là ỷ ban đàn két… thấy có cảm giác buồn cười, giận, coi thường. Và tôi còn “nao nức với những kỷ niệm hoang mang” của thời sinh viên, lúc tôi được bầu làm phó chủ tịch, dĩ nhiên không phải là phó chủ tịch nước, và cũng không muốn làm phó chủ tịch phường! Tôi được bầu làm phó chủ tịch hội sinh viên của trường.

Năm đó tôi tập tành viết văn viết báo (loại văn bán đủ tiền ăn cơm sinh viên vỉa hè), và hăng hái đi sinh hoạt câu lạc bộ, tham dự các cuộc thi được vài cái giải sinh viên, cho nên nhà trường mời tôi vào sinh hoạt hội sinh viên. Hồi ấy tôi thích đi sinh hoạt lắm, và sau này cùng với anh Hoàng, anh Công, tôi có thời phụ trách nhóm sinh viên Công Giáo do Bố Vũ Khởi Phụng làm linh hướng ở DCCT Sài gòn.

Nhưng trước đó chưa có sân chơi lành mạnh này, nên tôi lủi vô hội sinh viên trường để “vui vầy năm tháng”. Nhưng có một cái làm cho nhà trường ái ngại là tôi không vô đoàn thanh niên cs HCM! Do đó khi nhà trường muốn tôi sinh hoạt hội sinh viên, họ bảo: “Em không vô đoàn, nên chức chủ tịch hội sinh viên thì em không thể đảm nhận, do đó em làm phó chủ tịch nhé”.

Tôi thì chỉ thích sinh hoạt văn nghệ văn gừng thôi, nên chức danh có gì quan trọng? Vả lại đời tôi có mơ gì cái chức danh. Nhớ ngày mới ra trường đi dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm Long An, tôi nói trong buổi họp khoa về cái mơ ước ấy làm cho cả phòng họp nổi cơn lôi đình: “Thưa quí thầy cô, tôi chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ mơ chức danh, cũng như món tiền thưởng tiên tiến, xin gửi tặng những cái ấy cho quí vị, chỉ xin đừng đối xử nhỏ nhen với nhau”.

Tính tôi vậy cho nên tôi ngạc nhiên nhìn mấy anh già trong nhóm ỷ ban đàn két ham danh vọng và sống lôi thôi để bị nắm phốt mà thấy ớn.

Vì xã hội ta là xã hội dân chủ, và trong nhà trường, dù làm trong hội sinh viên nho nhỏ bé xíu dễ thương, người ta cũng phải tôn trọng tính cách dân chủ. Do đó mà các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội, uỷ ban này uỷ ban nọ phải được bầu cử đàng hoàng cho các bạn sinh viên thấy uy tín của ban chấp hành hội nó khả tín và có uy! Vì là bầu cử, cho nên phải có chuẩn bị, có hội nghị và có thùng phiếu dán kín (kín đến nỗi khi đọc hết bài bạn sẽ thấy khó mở như thế nào).

Ngày bầu cử Hội sinh viên trường tôi là một ngày đẹp trời. Đại diện nhà trường, văn phòng đoàn TNCSHCM, ban trù bị Hội sinh viên trường, các đại diện khoa, tất cả cán bộ lớp của toàn trường tề tựu đông đủ trong giảng đường lớn. (Ôi, chỉ kể lại thôi sao mà hồi hộp và hãnh diện vì tính cách quan trọng của nó).

Đúng giờ (nghĩa là chỉ trễ chừng nửa tiếng), hội nghị bầu ban chấp hành Hội sinh viên tưng bừng khai mạc. Bạn hãy tưởng tượng đi, chỉ có thiếu pháo hoa thôi nhé. Pháo tay nổ, diễn văn nổ và từng gương mặt cũng nổ.

Tôi quay trở lại nói chuyện chuẩn bị bầu cử, để khi viết đến kết quả bầu cử thì bạn khỏi chửi tôi.

Năm ấy ban chấp hành hội sinh viên trường và chi hội sinh viên các khoa sẽ được bầu lên tất cả mười tám người. Thế là đoàn trường triệu tập những ứng cử viên sáng giá nhất đi họp. Bạn biết có bao nhiêu ứng cử viên sáng giá không? May lắm bạn ạ, vừa đủ người, không thiếu một ai: mười tám ứng cử viên.

Thế là có ý kiến: chúng ta sợ rằng bầu kiểu này sẽ kỳ quá chăng: bầu mười tám người mà chỉ có mười tám ứng cử viên. Vậy mọi người đề nghị nhỏ Oanh khoa Nga ra ứng cử thứ mười chín để… rớt. (Cô Oanh này không sinh hoạt cũng chẳng thích ồn ào).

Một danh sách ứng cử viên được thiết lập nhanh chóng, gồm mười chín ứng cử viên. Đồng thời, một danh sách sinh viên đắc cử cũng được “tiện tay” đánh máy luôn (xin nhắc là mấy hôm nữa mới bầu cử), gồm mười tám em yêu đời, theo thứ tự rất hợp lý (ban bầu cử của ta có khả năng tiên tri kỳ lạ lắm): 1. Trần văn Hữu, đối tượng đảng, chủ tịch hội sinh viên. 2. Cao văn Viên, đoàn viên, phó chủ tịch 3. Lê quang Vinh, sinh viên, phó chủ tịch.

Và danh sách cứ thế kéo dài đến thứ 18. Và cô Oanh, ứng cử viên thứ 19 tội nghiệp của chúng ta rất tiếc không được cử tri tín nhiệm (cũng đã biết trước). Công tác chuẩn bị bầu cử còn dài lắm: lập thùng phiếu, in và gửi giấy mời, in phiếu bầu, lập kinh phí bầu cử, bao thư cho đại biểu… Từ lúc đó tôi hiểu khái niệm “công tác dân chủ”, ôi mới phức tạp và tốn kém làm sao!

Bạn thấy tôi có tài viết văn không (?!) Viết về công tác chuẩn bị mà đã bao gồm kết quả rồi. Do đó mà khi đọc bài “Kinh nghiệm về một cuộc hội nghị…” của Thợ Cày, tôi đồng cảm ghê lắm, và cảm phục Thợ Cày viết tài tình. Đúng như thế bạn ạ, nếu sự chuẩn bị mà chu đáo đến thế thì công tác hội nghị bầu cử nó cũng đỡ tốn công sức rất nhiều.

Có pháo tay, có diễn văn, có phát phiếu bầu cử. Có mấy phút suy tư để chọn đúng gương mặt cho sinh viên gửi vàng. Và phần trang trọng nhất của cuộc bầu cử: từng sinh viên tiến lên lễ đài, hãnh diện bỏ vào thùng phiếu lá phiếu mà mình đã sáng suốt chọn lựa.

Dĩ nhiên là mất giờ hơi nhiều vì sinh viên đông và ai cũng ý thức sự cao quí của việc bầu cử nên không đi đứng ào ào như trong quán cơm bình dân được. Bầu cử xong, hội nghị tuyên bố nửa tiếng giải lao để kiểm phiếu.

Như tôi đã nói ở trên, thùng phiếu được niêm phong kỹ lắm, mà thời gian kiểm phiếu thì lại gấp gáp, làm sao mở ra cho kịp, rồi còn đếm, ghi… lôi thôi lắm, mất thì giờ nhân dân. Vả lại, kết quả bầu cử đã có từ hôm họp chuẩn bị cơ mà, quên rồi sao? Thế là ứng cử viên cùng ban tổ chức vô văn phòng ngồi uống nước ngọt có nhãn hiệu bình dân.

Nửa tiếng giải lao, kiểm phiếu qua nhanh trong sự nô nức đợi chờ những người tài đức xuất hiện. Hội trường im phăng phắc. Trưởng ban bầu cử lên công bố kết quả kiểm phiếu, và anh đọc tờ đã in sẵn từ hôm chuẩn bị bầu cử.

Tôi xin không kể tiếp đoạn sau, vì ai cũng đoán được. Nhưng bạn ơi, niềm vui đắc cử tôi không hề nếm được. Mà thay vào đó là sự xấu hổ và hối tiếc. Mình đã tham gia vào một trò chơi lừa lọc của một trường đại học có tiếng.

Thật ra nếu bầu cử đàng hoàng thì chắc chắn tôi sẽ không thua ai, nhưng tôi đã chấp nhận để cho cái guồng máy ấy nghiền mình, chẳng hiểu vì sao. Sau này khi đứng trên bục giảng trong giảng đường đại học, tôi vẫn kể chuyện này cho sinh viên của tôi, lớp đàn em, và tôi hay nói với họ: có những điều gian trá chúng ta vô tình để người ta dẫn mình đi vào, và mình thản nhiên chấp nhận, bởi vì mình nghĩ mình trung thực! Và tôi thấy tội nghiệp cho các bạn sinh viên, như tôi ngày đó, họ hăng say sinh hoạt mà không hiểu mình sinh hoạt để làm gì.

Dù sao lúc ấy tôi cũng chỉ là sinh viên ham vui, và bầu bán như thế cũng chẳng gây hại cho ai. Nhưng có những lmqd, linh mục quốc doanh, luôn muốn quyền danh để làm mọi quân dữ hành xử như trong bài viết của Thợ Cày như sau thì quả là liên minh quái dị:

“Bầu bán xong, người ta chuyển sang nghi thức khen thưởng. Linh mục chủ tịch nói với cử toạ rằng, tất cả những ai tham dự hôm nay đều xứng đáng lãnh bằng khen hết, nhưng vì biên chế nhà nước có hạn, chỉ có thể trao bằng khen cho 7 người mà thôi, vậy xin quý vị hãy đề cử cho 7 người xứng đáng nhất để nhận bằng khen. Chưa ai kịp phản ứng gì cả thì vị linh mục này đã nói tiếp, chắc là quý vị cũng khó mà chọn ai hay không chọn ai, thôi thì để tôi nêu lên vậy. Thế là 7 vị được nêu tên. Và dĩ nhiên, vị linh mục này không quên nêu tên mình đầu tiên trong số 7 người "xứng đáng nhất" được nhận bằng khen. Có lẽ do quá quen với cách làm này nên mọi người chỉ nhếch mép cười và không phản ứng gì cả.”

Mời ghé thăm www.giaoducconggiao.net

Gioan Lê Quang Vinh

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!