Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
AI LÀ NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN DŨNG?

Tôi thích cách dịch từ ngữ Kinh Thánh của linh mục Giuse Đinh Xuân Long: người mục tử nhân dũng, thay vì chỉ là nhân lành. Quả thật, người mục tử tốt lành không chỉ nhân hậu mà còn can trường, vì cả hai đặc tính này đi chung mới giúp chủ chăn sống chết cho đoàn chiên.

Đức Giêsu vô cùng nhân hậu với quả tim đầy yêu thương. Chính vì thế Người đã được sai đến để làm Đấng cứu độ duy nhất cho trần gian. Nhưng chính nhờ sự can trường anh dũng mà Người sẵn sàng chịu hiến tế để làm của lễ muôn đời.

Mừng ngày Chúa Chiên Lành (Chúa Chiên Nhân Dũng), Giáo Hội muốn trình bày cho thế gian hai dung mạo tưởng như đối nghịch mà lại gắn bó không tách rời của Đấng Cứu Độ: nhân hậu và can trường. Và Giáo Hội cũng muốn cho các mục tử đi vào con đường chính Thầy mình đã đi, và thực tế từng con người theo Đức Giêsu qua các thời đại cũng bước đi trên con đường ấy.

Nếu là hoạ sĩ minh hoạ cho hai từ nhân dũng, chúng ta sẽ vẽ ra rất nhiều hình ảnh, nhưng chắc chắn trong đó có máng cỏ Bêlem, năm chiếc bánh và hai con cá, người Cha nhân hậu, và nhất là đường Canvê mà đỉnh cao là Thánh Giá cứu độ.

Thời đại này là thời đại của các mục tử. Chúng ta có thể khẳng định như thế vì lần đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh có năm linh mục, và đây là thời đại mà các vị chủ chăn trong Hội Thánh, từ Đức Thánh Cha, bị thế gian vu cáo, đe doạ và phản đối nhiều nhất.

Con đường Thánh giá mà Hội Thánh bước đi theo lệnh Thầy mình, dường như đã đến đỉnh cao, nơi ấy Thánh giá đang được dựng lên. Ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về thăm Balan, cây Thánh giá thật vĩ đại được dựng lên ngay trong quảng trường của đảng cộng sản Balan, thay cho lá cờ đỏ. Thánh giá vinh thắng và Thánh giá cũng mời gọi những hy sinh.

Năm của mục tử ở Việt nam được thế gian chuẩn bị giùm bằng việc đánh các mục tử, kết án người tín hữu và nhất là đập phá Thánh giá của Đấng Cứu Độ mà hàng tỉ tỉ người qua hai ngàn năm kính thờ. Và ấy là dấu hiệu của ơn Cứu độ, bởi vì khi đi lại con đường khổ hình, Hội Thánh, đặc biệt các mục tử nhân dũng, thông phần vào mầu nhiệm cứu rỗi.

Mục tử tốt lành là phải nhân hậu và anh dũng. Tình yêu cần minh chứng bằng sự hy sinh cho đoàn chiên như Chúa Giêsu dạy, chứ không phải chỉ ngồi yên đó mà nói yêu thương. Một tình cảm nhát đảm là tình cảm vị kỷ, là eros. Tình yêu thật là tình yêu vị tha, là agapè.

Nhưng thế nào là nhân dũng? Chúa Giêsu đã định nghĩa bằng Lời và bằng chính cuộc đời của Người: “Chủ chăn tốt lành thì hy sinh mạng sống vì đoàn chiên”. Hy sinh mạng sống là sẵn sàng chết cho đoàn chiên, và dấu hiệu của “sẵn sàng chết” chính là “sẵn sàng sống” với mọi gian nguy mà không hề sợ hãi. Chúng ta có thể tóm lại “sẵn sàng sống” cho đoàn chiên như sau:

Thứ nhất là vị mục tử ấy dám đứng dưới chân Thánh giá cho đến giây phút Chúa Giêsu trút hơi thở, chứ không quăng áo choàng mà chạy khi người ta đạp ngã Thánh giá Chúa. Nhưng có một chi tiết giá trị cần lưu ý: tất cả các Tông đồ, trừ Gioan, bỏ chạy hết. Điều quan trọng là các ngài sau đó trở lại rao giảng Đức Kytô chịu đóng đinh. Nếu chạy luôn thì các ngài đứng về phía Philatô mất!

Thứ hai, vị mục tử ấy dám hiên ngang tuyên xưng công lý và sự thật, vì chỉ có tuyên xưng như thế ngài mới tuyên xưng đức tin của mình. Thế giới này không bao giờ tin rằng có một loại đức tin sợ sự thật và sợ công lý. Sở dĩ ngày hôm nay Giáo Hội, với bao thử thách và đàn áp, vẫn được nhiều người yêu mến, vì Giáo Hội dám bênh vực công lý.

Thứ ba, mục tử ấy đứng về phía đoàn chiên. Có người lý luận: đứng về phía chiên để chết hết à? Thà đứng về phía sói để khi sói xông tới chiên thì kéo đuôi nó, chiên có giờ bỏ chạy. Đây là lối nguỵ biện ngây thơ. Khi sói xông tới cướp đất của chiên, có mục tử ngồi đàm đạo với sói và bảo chiên: chạy đi chỗ khác! Có vị khác đứng chung với chiên và bảo sói hãy lui đi. Ai là mục tử chân chính thì chiên đều thấy rõ.

Mục tử ngồi trong phòng lạnh nói về dân nghèo thì phản tác dụng. Nếu vị mục tử ấy phải lội xuống nước, phải theo dân oan ra toà, phải bị quăng lên chuyến xe đò chen chúc về miền Tây chiều 30 Tết, phải bị đánh chảy máu thì quả là niềm hy vọng lớn cho dân. Một mục tử dám từ chối khi quyền lực bắt phải bảo dân giao nộp nghĩa trang giáo xứ là mục tử chân chính.

Nhưng nếu chưa có điều kiện để thông phần vào mầu nhiệm Tử Nạn của Thầy chí thánh, thì vị mục tử nhân dũng ít ra phải từ chối thoả hiệp với những thế lực chống lại Đấng Phục Sinh. Thỉnh thoảng đi lễ tôi nghe các mục tử đọc thư của các phe nhóm yêu cầu dân đi làm việc này việc nọ, thậm chí những việc trái lương tâm và công lý. Vậy mà có vị đọc y như đọc Tin Mừng, chỉ thiếu câu “Đó là Lời Chúa”. Bàn Tiệc thánh có phải là chỗ dọn những món cho tử thần đâu?

Mừng ngày Chủ Nhật Chúa Chiên Lành, dân Chúa tha thiết cầu nguyện cho các vị chủ chăn của mình và mong cho các ngài anh dũng đứng dưới chân Thập giá, hoặc anh dũng quay về bên Đấng Phục Sinh. Chúa Giêsu đã buồn rầu nhìn người thanh niên giàu có bỏ đi, chắc chắn Người sẽ khóc khi một chủ chăn đứng về phía thế gian.

Một chủ chăn sa ngã, chạy theo một bóng hồng chắc chắn không làm hại Giáo Hội cho bằng một chủ chăn rúm người lại để dân Chúa phải đi trong bóng tối của sự gian trá và bạo lực.

Xin Chúa chiên lành gìn giữ Giáo Hội trước sức tấn công từ nhiều phía của thế gian hôm nay. Có điều là khi Giáo Hội càng bị tấn công, chúng con càng hy vọng vì biết rằng Giáo Hội đang bước đi trên con đường Chúa muốn.

Gioan Lê Quang Vinh

Mời thăm và cổ võ cho www.giaoducconggiao.net

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!