Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
VỀ QUÊ ĂN TẾT

 

Đi lễ một chiều trong những ngày cuối năm âm lịch, chúng tôi được nghe cha Lân (Dòng Ngôi Lời) giảng thật sâu sắc và thấm thía về ý nghĩa ngày Tết đối với người Công giáo, những người tin và phó thác cuộc đời mình cho Chúa Quan Phòng. Từ bài giảng của Cha, chúng tôi cứ suy nghĩ hoài về những điều xảy ra trên chính quê hương, nơi mà ngày Tết có bao kẻ vui người buồn, dù như lời Cha nói nhiều người, như Cha lớn tuổi rồi vẫn nao nao mong chờ ngày Tết.

Tết đối với người Việt thật linh thiêng và xúc động, và ý niệm “về quê ăn Tết” nghe tuyệt vời biết bao. Cha bảo “đối với người làm ăn khấm khá, về quê để vui Tết với họ hàng. Còn đối với người làm ăn vất vả, không thành công, về quê ăn Tết để nghỉ ngơi”. Tôi chợt nhớ đến những người bạn nhỏ nhóm Xa Quê gốc ở Nghĩa Ải gần Đồng Chiêm, tạm trú ở Sàigòn đi bán khoai bán bắp khắp những hang cùng ngõ hẻm. Mấy hôm trước đây, các bạn về quê, gọi điện thoại chào tôi mà giọng vui như đi trẩy hội dù quanh năm vất vả cực nhọc mà ai chưa gặp thì chẳng thể nào tưởng tượng ra được.

Đặc biệt tôi nhớ anh em quê ở Cồn Dầu, những người anh em thân thiết đang tản mác muôn nơi, thỉnh thoảng họ về quê là xóm đạo Cồn Dầu bình an ngày trước. Khi nghe tin Cồn Dầu gặp tai biến, anh em gửi mail cho tôi, giọng văn ai cũng nghẹn ngào. Rồi mai mốt Tết đến họ sẽ về quê nào ăn Tết đây?

Những anh em ấy xưa nay tuy đi xa nhưng có một nơi để quay về. Trong tác phẩm “Nỗi Buồn Chiến Tranh” có một thời được giải thưởng rồi một thời bị phê phán, cấm in, tác giả Bảo Ninh tả một cô gái lỡ thời sống một mình trên đồi, khi chia tay với người lính, đã nghẹn ngào nói đại ý mai kia trong đời nếu không có chỗ nào quay về, anh hãy tìm về đây, nơi mãi ngóng chờ anh.

Cồn Dầu như một cô gái quê, sẽ nghẹn ngào nói với Thiên Giang (anh em gọi là Quang cua), Ngọc Ánh, Huỳnh Thắng, Thanh Tùng hay bất cứ người Cồn Dầu nào xa quê, rằng mai kia anh về có thấy vi-la, có thấy khách sạn, có thấy sòng bài, thì hãy nhớ một thời hàng trăm năm có niềm tin và bình an, nơi cưu mang những người con cả đời chỉ hướng về quê Trời.

Tôi không sinh ra ở Cồn Dầu nhưng vẫn nhớ ngày xưa mỗi khi lên sân thượng ở ngôi trường Gioan mà Đức Cha Phêrô Maria xây dựng, nhìn qua hướng Cồn Dầu, biết đó là nơi mà con cái Giáo Hội vẫn luôn gìn giữ kho báu đức tin. Cồn Dầu không chỉ là mảnh đất ruộng nhỏ. Không. Tôi ngẫm nghĩ, đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhưng hạt giống đức tin đã ươm xuống rồi, không ai và không thế lực nào có thể đào xới lên quăng đi mà lại tránh khỏi bàn tay công thẳng của Thiên Chúa.

Cha Lân còn nhắc đến những phong tục của người miền Nam: mâm tam quả, tứ quả, ngũ quả, thậm chí lục quả: (theo giọng miền Tây) dừa đủ xài, cầu dừa đủ xài, cầu dừa đủ xài sung v.v… Ngài nhấn mạnh không phải mâm quả hay phong thuỷ làm cho gia đình phát đạt, mà chỉ có Thiên Chúa mới đem lại cho con người bình an và đầy đủ về mọi mặt. Những cán bộ dư tiền ăn chơi, những người trộm cắp hay những kẻ lười biếng v.v… thì dù có coi phong thuỷ có mấy mâm quả thì cũng không hạnh phúc được.

Tôi lại nghĩ đến Cồn Dầu. Trong bản nhạc “Quê Hương Tự Tình” (http://dcctvn.net/zzweb/99847tinh.html), Thiên Giang viết lời ca: “Đất này đất thánh người ơi, đừng nên để mất muôn đời ông cha”, “Sáng chiều chuông đổ ngân nga, luôn luôn nhắc nhớ chúng ta nguyện cầu”. Cồn Dầu đứng vững bao đời và còn muốn vững vàng đi tới để người dân hạnh phúc trong tình yêu quê hương và lời nguyện cầu ấy. Mất Cồn Dầu, giáo phận Đà nẵng và Giáo Hội Việt Nam sẽ mất mát nhiều lắm. Không thể phát triển và không làm cho lòng người an vui nếu nơi ăn chơi giải trí lại nằm ngay trên mảnh đất đã dùng làm nơi thờ phượng Thiên Chúa.

Người ta đang lo rằng ăn Tết xong, vui Xuân xong và ồn ào huyên náo xong thì Cồn Dầu lại gặp nguy cơ. Ai sẽ là người lên tiếng cho anh chị em trong đức tin của chúng ta bây giờ? Xin hãy cầu nguyện cho Cồn Dầu, xin mọi người hãy cầu nguyện ngay bây giờ, khi quí độc giả đọc những dòng này. Xin đừng chần chờ. Hàng triệu lời cầu nguyện cùng vang lên, thì Thiên Chúa, Đấng đã nói với Abraham rằng Ngài chỉ cần mười người công chính thôi, Ngài cũng sẽ nhậm lời. (x.Sáng thế 18,32)

Vâng, xin hãy cùng chấp tay nguyện cầu.

Gioan Lê Quang Vinh

 

 

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!