Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
CHIẾC VÒNG ĐEO TAY KONXOMLUH, KONTRANG - HỘI THÁNH TRÊN NÚI CAO

 

Tôi được mời gọi để lên đường đến phục vụ giáo lý một tuần lễ ở hai giáo xứ dân tộc thiểu số ở miền cao nguyên mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến, thuộc giáo phận Kontum, cùng với Sơ Maria Anna Tống thị Hường, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm từ Huế vào. Ngồi trên xe Honda do một thầy dòng Vinh sơn chở từ Kontum vào buôn làng, chạy băng băng trên con đường hẹp quanh co và lên dốc xuống đồi giữa núi rừng vắng vẻ, lòng tôi cứ phập phồng khi nhìn thấy những đàn bò và những con vật ven đường cứ muốn băng ngang bất cứ lúc nào. Nhưng rồi niềm vui bừng lên ngay khi thấy bóng Thánh Giá trên ngôi giáo đường thật lớn đang xây dựng giữa núi rừng mênh mông.

Đường vào nhà xứ quanh co, lầy lội giữa mùa mưa. Nhà xứ nghèo nàn nhưng đẹp kiểu nhà sàn vách gỗ mái ngói. Nhóm giáo lý viên người dân tộc thiểu số, đơn sơ chất phác, tiếng Kinh nói chưa lưu loát, nhưng lúc nào cũng thật hăng hái nhiệt thành. Cha xứ trẻ măng, hăng say và hết lòng vì dân Chúa. Tất cả làm cho tôi cảm được sự hiện diện dịu dàng trìu mến của Đức Giêsu, Chúa của Tình Yêu mà chúng tôi được gọi đến để chia sẻ cùng anh chị em mình trong mấy ngày cuối mùa hè.

Cha Gioan Hoà

Điều làm tôi xúc động nhất là hình ảnh cha xứ trên chiếc Honda cũ kỹ lao mình vào bóng đêm giữa núi rừng mưa lạnh để đi xức dầu bệnh nhân. Nhà xứ ăn tối khá muộn. Bữa cơm chưa xong thì có điện thoại mời cha đi xức dầu. Với thái độ sẵn sàng, ngài khoác thêm áo gió và ra đi, 18 cây số đường trên núi tối như mực.

Cha xứ Gioan Nguyễn Đức Hoà vui vẻ nói với chúng tôi về công việc mục vụ ở nơi heo hút này, với lòng tin tưởng phó thác vào Chúa Quan Phòng. Ngài bảo chính người thân của ngài cũng hỏi tại sao phải đến xứ đạo nghèo, rộng mênh mông trên núi, mà lúc đầu không nhà thờ, không nhà xứ. Ngài bảo phải đặt mình vào địa vị người nghèo, và phục vụ họ tận tình. Đối với ngài, một cầu thủ chỉ hạnh phúc khi ra sân đá bóng chứ không thể ngồi ghế dự bị, cũng như người ta chỉ hạnh phúc khi chọn người mình yêu và sống cho người ấy. Cách sống của cha đã minh chứng cho điều cha nói           

Rời Konxomluh, chúng tôi đến giáo xứ Kon Trang thuộc huyện Đắc Hà, cách đó khoảng hơn ba mươi cây số. Cha xứ Tống Phước Hảo đem xe đến tận nơi đón chúng tôi từ sáng sớm, với phong thái vui tươi cởi mở. Vượt qua đoạn đường hẹp, quanh co và trơn trợt giữa mùa mưa, chúng tôi đến nhà xứ vừa lúc các em bé rước lễ lần đầu tập trung tập nghi thức, các giáo phu chuẩn bị họp với cha xứ, và đông đảo giáo lý viên đang sẵn sàng cho mấy ngày tĩnh huấn. Nhìn những con người hăng hái đầy lòng mến ấy, tôi thật cảm kích và thấy gần gũi lạ lùng. Họ đi bộ đường núi, mưa ướt át lạnh lẽo. Nhưng tất cả đều cười nói như đi trẩy hội. "Nào ta đi lên núi Chúa, tới cung điện Vua Trời", lời Thánh Kinh đang vang lên trong tôi khi nghĩ đến những hình ảnh đẹp ấy của Hội Thánh Việt Nam, ở đây, trên quê hương nhiều bất trắc và lam lũ này.  

Ai chưa bao giờ đến nơi đây thì chắc khó tưởng tượng các bữa cơm của cha xứ, ấn tượng lắm. Bàn ăn bằng gỗ thô ráp, ghép bằng ba bốn kiểu bàn khác nhau. Mọi người đang có mặt ở nhà xứ, từ tu sĩ đến giáo dân, giáo lý viên và các em nhỏ, đều vào ngồi chung bàn với cha. Món ăn thì nhiều, nào là gỏi đu đủ, măng kho, đầu cá li ti kho lại, lá khoai mì nấu mặn, vài chén nuớc mắm, nước tương, nhưng đậm đà nhất là tiếng cười sảng khoái của cha xứ và tiếng nói rộn ràng của đoàn dân Chúa nghèo nàn nhưng vững tin. "Thiên Chúa sẽ thiết đãi dân Ngài một bữa tiệc trên núi thánh", mà hình ảnh là những bữa ăn này đây.

Thánh Lễ chiều ngày thường vẫn đầy người. Đẹp làm sao hình ảnh người dân tộc anh em áo quần sặc sỡ rộn ràng đến nhà thờ như đi trẩy hội. Thánh Lễ vui tươi, cha giảng đơn sơ nhưng sâu sắc và thu hút. Hội Thánh dường như bao giờ cũng được biểu hiện mình trọn vẹn ở nơi người nghèo, chất phác và nhỏ bé.

Các giáo lý viên của hai xứ được sai đến với các em ở những nơi đèo heo hút gió, có khi rất xa nhà thờ. Nơi đó có khi mỗi lớp học cũng chỉ có một ít học viên, nhưng các anh chị giảng dạy hết mình. Chính lòng yêu mến Chúa Giêsu và ưu tư cho tương lai Giáo Hội miền núi làm cho các anh chị hăng say học hỏi để phục vụ hữu hiệu hơn. Các anh chị chia sẻ bao khó khăn, những điều mà giáo lý viên ở các xứ đạo nơi những thành phố lớn chưa trải qua bao giờ. Và khi không giải quyết được những khó khăn ấy, chúng tôi cảm được một điều: chính Chúa Giêsu là thầy dạy cho dân Người, cùng với Thánh Thần của Người và với Mẹ Maria, người đã có phúc vì lắng nghe và vâng giữ lời Thiên Chúa. Điều này chính là tinh thần Tông huấn Catechism Tradendae mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành cách đây ba mươi năm.

Cha Phaolô Hảo

Vài hôm nữa về thành phố Sàigòn, tôi mang theo chiếc vòng đeo tay của các giáo lý viên Konxomluh, người dân tộc anh em tặng, là dấu chỉ của lòng quí mến thân tình, gom hết những ngày làm việc ngắn ngủi nơi đây. Tôi cũng sẽ mang theo mối liên kết với Giáo Hội miền cao, và mong có ngày đến lại với các linh mục "vì người nghèo" của Chúa Kytô, và với các anh em nghèo tiền bạc nhưng giàu tình thương và giàu lòng yêu mến Chúa..

Lạy Mẹ là Mẹ Giáo Hội, con đánh máy những dòng chữ này trong góc căn phòng nhà xứ nhỏ bé và lộn xộn, nghèo nàn. Con nhìn lên Mẹ, dưới chân Thánh Giá Chúa. Con dâng cho Mẹ các linh mục Chúa, nhất là trong năm linh mục này. Xin Mẹ giữ gìn các ngài mãi mãi. Và nhờ đời sống gương mẫu và nghèo khó của các linh mục Chúa Giêsu, xin Mẹ chúc lành cho công việc rao giảng lời Chúa của các anh chị em giáo lý viên Việt nam chúng con.

Dak-hà, Kontum, tháng 8/2009

Gioan Lê Quang Vinh

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!