Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
BỐN GIÁ TRỊ CĂN BẢN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

HỌC THUYẾT GIÁO HỘI VỀ VIỆC XÂY DỰNG NGÔI NHÀ SỰ SỐNG (bài 2) 

Bốn nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo gắn liền với bốn giá trị xã hội, những giá trị phổ quát và là nền tảng cho mọi định chế xã hội qua mọi thời gian. Bốn giá trị xã hội đó là Sự Thật, Tự Do, Công Lý và Tình Yêu. Các nguyên tắc và các giá trị này đi chung và bổ túc cho nhau. Giáo Hội còn nhấn mạnh “Các giá trị ấy chính là điểm tham chiếu không thể thiếu cho chính quyền”(1). Ở đây chúng tôi xin sắp xếp trình bày bốn giá trị này theo một bố cục chung để quí độc giả tiện theo dõi: Nghĩa vụ đối với giá trị đó; giá trị đó đặc biệt ứng dụng trong lĩnh vực nào; kết quả của việc sống giá trị đó. 

BÀI 2: BỐN GIÁ TRỊ CĂN BẢN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 

1.      Sự Thật

Nghĩa vụ: Mọi người có ba nghĩa vụ đối với sự thật: hướng tới sự thật, tôn trọng sự thật và làm chứng về sự thật một cách có trách nhiệm (2).

Sống trong một xã hội mà con người không phân biệt cái thật và giả, cái đúng cái sai thì các nghĩa vụ này càng cần được thúc đẩy để được thực hiện cấp bách hơn.

Người ta đang than phiền và cảnh báo về cái giả dối cứ lan truyền, mà cả trong giáo dục cũng đề cao cái giả từ lâu. Cái nguy hiểm của giáo dục sai lạc là nó còn ăn sâu đến lối sống con người về sau này. Do đó mà Học Thuyết Xã Hội Công Giáo còn nêu một nghĩa vụ nữa: nỗ lực giáo dục.

Lãnh vực: Sự thật phải được tôn trọng trong mọi lãnh vực xã hội, nhưng việc tìm kiếm sự thật cần nhấn mạnh trong hai lãnh vực truyền thông đại chúng và kinh tế (3).

Truyền thông đại chúng ngày nay không còn đánh lừa con người được nữa vì có quá nhiều kênh thông tin chung quanh nó. Một khi đã không tôn trọng sự thật, các phương tiện truyền thông không còn được tin tưởng, và trở nên hoang phí.

Kết quả: Khi sự thật được tôn trọng, có hai kết quả tích cực cho xã hội: Con người tránh được các lạm dụng; và dễ hành động phù hợp các đòi hỏi khách quan của luân lý (4) 

2.      Tự Do

Tự do là dấu chỉ cao đẹp nhất nơi con người, cho thấy con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa”. Và như vậy, tự do là dấu chỉ phẩm giá con người. (5)

Nghĩa vụ: HTXHCG dạy rằng mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do. Quyền thể hiện tự do, đặc biệt trong lãnh vực luân lý và tôn giáo, là một đòi hỏi không thể thiếu trong phẩm giá con người. (6)

Như vậy rõ ràng khi người ta không tôn trọng tự do của con người, thì người ta không thể đề cao phẩm giá và nhân vị được. Tự do cũng phải xây dựng trên sự thật và công lý.

Lãnh vực: Giáo Hội dạy rằng con người phải được tự do tìm kiếm sự thật, bày tỏ các tư tưởng tôn giáo, văn hoá và chính trị của mình. Thứ hai, con người phải được tự do lực chọn bậc sống, chọn hướng nghề nghiệp, theo đuổi các sáng kiến kinh tế, xã hội hay chính trị của mình (7).

Kết quả: Khi tự do được tôn trọng, con người nhận ra giá trị thật của mình là hình ảnh Thiên Chúa, mình luôn hướng về siêu việt và biết tự chủ, có cơ hội phát triển về mọi mặt. 

3.      Công Lý

Sống trên đời, người ta ai cũng mắc nợ: nợ Thiên Chúa sự sống và mọi thứ mình có, nợ mọi người khác trong xã hội. công lý chính là “có ước muốn kiên định và vững chắc trả những gì mình mắc nợ Chúa và tha nhân” (8). Công lý là những điều phù hợp với bản chất sâu xa của con người.

Nghĩa vụ: Phải tôn trọng các hình thức của của công lý: công lý giao hoán, công lý phân phối, công lý pháp lý và công lý xã hội (9). Nói đơn giản hơn, phải tôn trọng công bằng xã hội, phân phối tài sản hợp lý, luật pháp phải công bằng, chính trực.

Như thế, khi công bằng chưa được thực hiện, tài sản của chưa được về đúng chủ nhân thật của nó… thì chưa có công lý.

Lãnh vực: Công lý phải đươc thực thi trong mọi lãnh vực của đời sống con người. Đặc biệt, công lý cần quan tâm trong các khía cạnh xã hội, chính trị, kinh tế và các khía cạnh cơ cấu của các vấn nạn và các giải pháp cho từng vấn nạn.

Kết quả: Khi công lý được thực thi cùng với bác ái và liên đới, thì nó sẽ thành con đường dẫn đến hoà bình (10), như gợi ý của Thánh Kinh (x. Isaia 32,17; Gc. 3,18) “Hoà bình là kết quả của tình liên đới” (11). Và như vậy, thế giới sẽ tốt đẹp hơn nhiều. 

4.      Tình Yêu

Giáo Hội trung thành với giới răn trọng nhất mà Đức Giêsu đã truyền dạy, nhấn mạnh rằng công lý mà không có tình yêu thì “công lý có thể phản bội chính mình”, nghĩa là nỗ lực thực thi công lý lại có nguy cơ làm phương hại đến công lý. Vì vậy, Giáo Hội dạy “Giữa các đức tính nói chung, và đặc biệt giữa các đức tính, các giá trị xã hội và tình yêu, có một mối liên kết rất sâu xa mà chúng ta cần phải nhận thức càng ngày càng đầy đủ hơn” (12).

Nghĩa vụ: Tình yêu phải được đề cao trên tất cả các giá trị khác.

Lãnh vực: “trong bất cứ lĩnh vực quan hệ liên vị nào, có thể nói, công lý phải được điều chỉnh thật nhiều bởi tình yêu, vì như thánh Phaolô nói, tình yêu hay bác ái vốn ‘nhẫn nại và nhân hậu’ hoặc có thể nói, đó là tình yêu mang những đặc điểm của lòng thương xót, là cốt tuỷ của Tin Mừng và của Kitô giáo” (13)

Kết quả: (14)

- “Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển.

- “tình yêu và chỉ có tình yêu (bao gồm cả tình yêu nhân hậu mà chúng ta quen gọi là “lòng thương xót”) mới có khả năng khôi phục con người trở lại với chính mình”

- “Chỉ có tình yêu, ngay trong đặc tính của nó là “mô thức của mọi đức tính”, mới có thể làm sinh động và định hình cho các sự tương tác trong xã hội, đưa chúng tới sự hoà hợp trong bối cảnh một thế giới ngày càng phức tạp” 

Trên đây chỉ là tóm tắt hết sức ngắn gọn của bản tóm lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Nhìn lướt qua bản tóm tắt này, chúng ta có thể thấy được giáo huấn của Giáo Hội sâu xa, phù hợp với bản chất của con người như thế nào. Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội sở dĩ có giá trị trường tồn bởi vì học thuyết ấy đặt nền tảng trên nhân vị, phẩm giá con người do Chúa sáng tạo, và cắm rễ sâu vào Lời Chúa và thánh truyền. Đánh giá về giáo huấn của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thông điệp Centesimus Annus đã viết: ““… Giáo huấn xã hội của Giáo Hội tự nó là một công cụ hữu hiệu để loan báo Tin Mừng. Thật thế, giáo huấn ấy công bố cho mọi người biết Thiên Chúa và mầu nhiệm cứu độ của Ngài trong Đức Kitô, và cũng nhờ đó, mạc khải cho con người biết chính mình. Trong ánh sáng ấy, và chỉ trong ánh sáng ấy, giáo huấn này đề cập đến hết mọi điều: nhân quyền của mỗi người, đặc biệt của “giai cấp lao động”, gia đình và giáo dục, các bổn phận của Nhà Nước, trật tự của quốc gia và quốc tế, đời sống kinh tế, văn hoá, chiến tranh và hoà bình, cũng như việc tôn trọng sự sống từ khi thụ thai cho đến lúc lìa đời”.

  Nguyện xin Mẹ là Mẹ Giáo Hội, giúp chúng con ngày càng hiểu rõ và thực thi giáo huấn của Giáo Hội và xin Mẹ mở lòng cho những người có trách nhiệm trong xã hội chúng con, để họ đến gần với công lý, sự thật, tự do và yêu thương.

Gioan Lê Quang Vinh

Chú thích:

(1)   (2) (3) (4) HTXHCG, chương 4, 198.

(5)    (6) Ibid. chương 4, 199.

(7) Ibid. chương 4, 200.

(8) Ibid. chương 4, 201. cf. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1807; x. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, II-II, q. 58, a.1: Ed. Leon. 9,9-10: justitia est perpetua et constans voluntas jus suum unicuique tribuendi.

9) Ibid. chương 4, 203

(10) Ibid. chương 4, 205.

11) Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 39: AAS 80 (1988), 568.

(12) HTXHCG, chương 4, 204

(13) Ibid, chương 4, 206. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông điệp Dives in Misericordia, 14: AAS 72 (1980), 1224; x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2212.

(14) HTXHCG, chương 4, 204-208.

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!