Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
CANH TÂN SƯ PHẠM GIÁO LÝ (BÀI 5): ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “HỌC SINH LÀ TRUNG TÂM”

Trong mấy thập niên gần đây, các khoa sư phạm không ngừng thay đổi để tìm ra phương thế dạy học hữu hiệu hơn. Nhưng ít người biết là phương pháp hoàn hảo và tối ưu đã được vị Thầy vĩ đại của mọi thời đại là Đức Giêsu đã áp dụng từ đầu Công nguyên. Đó là phương pháp lấy người học là trung tâm, giảng dạy cách sinh động bằng hình ảnh, chú ý đến nhu cầu và trình độ của họ… 

I. NGƯỜI HỌC LÀ TRUNG TÂM CỦA TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Người ta kể câu chuyện vui, trong giờ học chính trị, thầy giáo bực bội nói với sinh viên: “Này các anh chị đang đánh bài ở cuối lớp, hãy giữ im lặng như các anh chị đang ăn ở giữa lớp để các anh chị bàn đầu có thể ngủ”. Những giờ học mà nội dung vô bổ, được dạy kiểu áp đặt thì không thể có hiệu quả được.

Nội dung giáo lý tự bản chất thì phong phú, hữu ích và hấp dẫn. Nhưng giáo lý ấy được con người dạy cho con người trong môi trường xã hội và thời đại, nên dĩ nhiên cần đến những phương thế thích hợp.

Các nghiên cứu mới về sư phạm cho thấy tiến trình dạy và học sẽ có hiệu quả hơn khi người học là trung tâm, còn người thầy chỉ đóng vai trò khích lệ và hướng dẫn. Chúa Giêsu là vị Thầy tuyệt đối, với cả uy quyền và chân lý nơi Người, Người phán Lời quyền năng để biến đổi tất cả, nhưng Người vẫn lắng nghe, chia sẻ và đồng hành khi Người giảng dạy.

Trong giờ giáo lý, Chúa Giêsu là trung tâm và là người Thầy tuyệt đối. Nhưng xét về mặt lớp học hữu hình, khi xem học sinh là trung tâm, giáo lý viên sẽ:

-         lắng nghe và hiểu từng học sinh của mình,

-         cho các em cộng tác vào tiến trình dạy và học bằng cách đưa ý kiến, đặt câu hỏi…

-         thường xuyên thảo luận với nhau và với giáo lý viên.

Lấy ví dụ khi giáo lý viên dạy bài về Thánh Lễ. Anh chị đọc bài Tin Mừng về việc Chúa lập bí tích Thánh Thể, cho các em chia sẻ Lời Chúa vừa nghe, rồi hỏi các em về phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều hoặc lời Chúa tiên báo về cuộc tử nạn, có thể hỏi các em về biến cố manna trong sa mạc ngày xưa… Chắc chắn lớp học sẽ sinh động hơn là mình anh chị độc thoại suốt buổi. 

II. DẠY GIÁO LÝ THEO PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG

Cách đây khá lâu, một giáo sư Hàn quốc dạy cho một nhóm thanh niên Á Châu ở Singapore về các vấn đề của giới trẻ. Mỗi buổi học ông đưa ra một vài hoạt động. Có lần ông viết lên bảng một từ tiếng Hàn, chẳng ai biết nghĩa. Rồi ông viết câu tiếng Anh sau đó: “Open it”, mọi người đoán đó là cửa sổ, cửa ra vào, mắt… Rồi ông thêm vào “Open it. It’s very hot in here”. Vậy là ai cũng biết từ ấy nghĩa là cửa sổ. Ông bảo: “Một từ chỉ có nghĩa khi đứng trong ngữ cảnh. Vậy con người chỉ hình thành nhân cách khi sống trong cộng đồng”. Hơn mười năm qua, nhiều người vẫn nhớ bài học ấy vì nó khởi đầu bằng một hoạt động.

Chúa Giêsu rao giảng bao giờ cũng với những hoạt động để làm người nghe chú ý. Người chỉ chim trời hay bông hoa để nói về Chúa Quan Phòng, Người đưa các môn đệ đến đồng lúa chín để giảng về công cuộc truyền giáo… Chúng ta không thể không bắt chước Người.

Các cô giáo dạy Anh văn cho trẻ em bây giờ hay dùng phương pháp hoạt động, đi đâu cũng lỉnh kỉnh học cụ, bản đồ… Giáo lý viên cũng phải mang lỉnh kỉnh trên người, trong tâm trí và có sẵn trong lớp mọi dụng cụ cần thiết cho các hoạt động trong lớp. Giáo lý viên đến lớp giáo lý tay không thì các em ra về đầu óc rỗng không.

Chúng ta thử đưa ra một ví dụ. Các em sắp học bài “Chúa Giêsu tha tội cho em”. Giáo lý viên đưa hình ảnh cành cây bị gãy và đứa con đi xa. Cho các em thảo luận và trả lời “Cành cây héo vì không với thân cây. Đứa con buồn chán vì bỏ nhà cha mẹ…” Rồi giáo lý viên đọc Tin Mừng về Người Cha nhân hậu hay về việc Chúa gọi ông Giakêu. Sau đó giáo lý viên giảng vắn tắt, rồi kể những câu chuyện Phúc Âm có liên quan. Cuối giờ cho các nhóm thi kể lại các câu chuyện… Có lẽ các em sẽ hiểu và nhớ bài học hơn. 

III. CÁC TRÒ CHƠI TRONG LỚP GIÁO LÝ

Chúng ta thường có thói quen hễ thấy học sinh uể oải là cho cả lớp hát hay chơi trò chơi. Nhưng kiểu “chữa cháy” như thế không có lợi bao nhiêu, một là chơi xong lại căng thẳng nghe giảng dài dòng thì các em lại chán, hai là nếu trò chơi không có ý nghĩa gì liên quan đến bài học thì sẽ vô bổ. Đang dạy vể đức yêu thương mà cho các em chơi trò “bắn trúng ai thì chết” chẳng hạn, là phản tác dụng vô cùng.

Do đó, trò chơi trong lớp giáo lý là cần thiết và ích lợi nếu nó bảo đảm ba điều:

-    Trò chơi ấy là một phần của các hoạt động giáo lý, có chủ định và soạn kỹ trước.

-    Trò chơi ấy có ý nghĩa rõ ràng, ví dụ đang dạy bài “Em là chứng nhân Tin Mừng”, giáo lý viên cho các em chơi trò “Dắt người mù vượt chướng ngại vật” để các em ý thức vai trò “ánh sáng” của người mang lấy Đức Kytô khi sống trong xã hội.

-    Trò chơi không mất giờ, mất sức các em nhiều, cũng không lạm dụng, theo kiểu giờ nào cũng chơi trò chơi.

Vì thế, giáo lý viên phải năng động, sáng tạo để nghĩ ra hay “chế biến” trò chơi sao cho phù hợp với bài mình dạy.

Lạy Chúa Giêsu là Thầy của chúng con, Chúa đã bảo hãy để trẻ nhỏ đến với Chúa, vì Chúa yêu thương các em với cả tâm hồn. Xin cho giáo lý viên chúng con khám phá ra gương mặt của Chúa nơi các em, để chúng con hết lòng với các em và tận tâm với sứ mạng của mình vì lòng yêu mến Chúa. Amen.

 

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!