Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
CANH TÂN SƯ PHẠM GIAÓ LÝ (BÀI 3): GIÁO LÝ CẦN GẮN LIỀN VỚI LỜI CHÚA

Hiến chế Mục Vụ Lời Thiên Chúa Verbum Deum dạy: “Việc dạy Giáo Lý, một hình thức của thừa tác vụ Lời Chúa, phải được nuôi dưỡng và thăng tiến trong sự thánh thiện nhờ Lời Chúa trong Thánh Kinh” (số 12). Dạy giáo lý chính là dạy Lời Chúa. Nhưng dường như lâu nay ở nhiều nơi, Thánh Kinh chỉ có một chỗ đứng trong giáo lý. Đó là việc đọc một đoạn Tin Mừng vào đầu giờ giáo lý, và lắm khi sau giờ giáo lý là các em quên mất. Điều quan trọng trong giáo lý là phải làm sao cho Lời Chúa thấm sâu vào cuộc đời các em và cuộc đời giáo lý viên, như hạt giống đi vào lòng đất và sinh sôi nẩy nở. 

A. TẠI SAO CẦN ĐƯA THÁNH KINH VÀO LỚP GIÁO LÝ NHIỀU HƠN? 

1.    Lời Chúa nuôi dưỡng Đức Tin các em và giáo lý viên.

Lịch sử dân Thiên Chúa cho thấy cứ mỗi lần dân thánh bất trung, phản bội hay dao động trong lòng tin thì các ngôn sứ lại đứng lên nói cho dân Lời của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu cũng nhiều lần củng cố đức tin và đời sống luân lý của các Tông đồ và của dân chúng bằng Lời Người.

Như vậy Lời Chúa là lương thực và là thần dược cho đời sống đức tin và luân lý. Trong việc dạy giáo lý, giáo lý viên là người thừa hành của Chúa Giêsu và của Giáo Hội, giúp loan báo Lời Chúa đến với các em. Nhưng chắc chắn tự mình, giáo lý viên không đủ sức để củng cố đức tin cho các em và cho chính mình. Chỉ có Lời Chúa mới làm cho anh chị và các em vững tin và hăng say sống đức tin. 

2.   Giúp các em hiểu thêm về Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa. Do đó càng đọc và nói Lời Tin Mừng thì các em càng hiểu về Chúa Giêsu hơn. Trong Tin Mừng, các em gặp Chúa Giêsu hằng sống, nghe Lời Người rao giảng và cùng bước đi với Người trên mọi nẻo đường xứ Palestine.

Do đó, cần giúp các em tiếp xúc với Tin Mừng. Chỉ bằng cách này giáo lý viên mới làm cho các em hiểu và cảm về Đức Giêsu một cách đầy đủ trọn vẹn. 

3.    Làm cho lớp giáo lý sống động

Một trong những ưu tư của giáo lý viên là làm sao cho lớp giáo lý sống động để các em không thấy chán ngán giờ giáo lý. Những trò chơi, lời nói hài hước được sử dụng tối đa. Nhưng cần phải nhớ chính Chúa Giêsu mới là sự thu hút đầy sức mạnh bền bĩ.

Lời Chúa dạy có sức sống mãnh liệt, phù hợp với con người ở mọi thời đại và mọi hoàn cảnh khác nhau. Lối giảng dạy đầy hình tượng của Chúa Giêsu thật thi vị, dễ nhớ và rất ấn tượng. Do đó, khi nói như Chúa Giêsu nói, chắc chắn giáo lý viên sẽ đem đến cho lớp giáo lý bầu khí vui tươi và đầy hy vọng. 

B. ĐEM THÁNH KINH VÀO GIÁO LÝ NHƯ THẾ NÀO? 

Có bốn điều các giáo lý viên nên thực hiện:

1. Đọc Thánh Kinh sốt sắng trong giờ học:

Điều này hầu như lớp giáo lý nào cũng đã từng áp dụng. Có khi giáo lý viên đọc Lời Chúa, có khi một em đọc. Nhưng vấn đề là tại sao các em không nhớ Lời Chúa nhiều? Phải chăng chúng ta chỉ đọc lướt, đọc sơ sài và không gửi hết tâm hồn vào Lời Chúa? Nhiều giáo lý viên có thói quen nói: “Mở sách Tân Ước trang 71” chẳng hạn, thay vì sách Tin Mừng nào, chương và câu thứ mấy. Cần giúp các em quen với việc mở sách Kinh Thánh đúng cách, nhanh chóng, dễ nhớ. 

2.  Kể chuyện Thánh Kinh, nhất là Tin Mừng:

Khi dạy giáo lý, rất cần giải thích, nhưng tối kỵ dài dòng, rườm rà. Cách dạy giáo lý hay nhất là kể chuyện Tin Mừng. Ví dụ khi dạy về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nếu chúng ta cố gắng giải thích theo ý riêng thì chẳng đi đến đâu. Cách hay nhất là kể cho các em nghe câu chuyện thiên thần truyền tin cho Đức Maria, Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Jordan v.v… rồi có vài giải thích ngắn gọn để đi đến kết luận cho bài giảng. Như thế các em sẽ nhớ và sẽ sống gắn bó với Thiên Chúa Ba Ngôi. 

3.  Cho các em học thuộc lòng Lời Chúa:

Một giáo lý viên đã từng hỏi chúng tôi trong buổi hội thảo về sư phạm giáo lý: “Tông huấn Catechesi nhấn mạnh đến việc dạy Lời Chúa, nhưng cũng nhấn mạnh đến việc học thuộc lòng, vậy cần chú ý điều nào hơn?”. Chúng tôi thấy không có gì mâu thuẫn cả. Cần giúp các em thuộc lòng Lời Chúa trước tiên.

Con cái càng nhớ lời cha mẹ thì càng sống tốt, đó là điều hiển nhiên. Chúng tôi sẽ lại nói đến việc “học thuộc lòng trong giáo lý” trong một bài sau, nhưng chắc chắn Lời Chúa là điều mà các em phải nhớ nhất để làm hành trang cần thiết đi vào đời. 

d. Thực hành cụ thể.

            Tông huấn Catechesi Tradendae dạy: “Trong việc dạy Giáo Lý, điều quan trọng là dạy về những quyết tâm cá nhân trong lãnh vực luân lý để sống theo Tin Mừng”. Cần phải hướng dẫn các em có những quyết tâm thực hành mang tính cá nhân và cụ thể để các em ngày càng nên giống Chúa Giêsu.

            Nên tránh những quyết tâm chung chung cho cả lớp, chẳng hạn tuần này em quyết tâm sẽ vâng lời mẹ em ba lần. Vâng lời trong việc gì, các em có thể nói cụ thể cho chính mình. Nói chung như vậy thì sẽ thế nào nếu các em đã vâng lời mẹ nhiều lần (chứ không chỉ ba lần), và đối với những em không sống với mẹ thì sao? Do đó hãy hướng dẫn rõ ràng để các em tự quyết tâm với Chúa.

            Để kết luận, xin mời các bạn, đặc biệt các huynh trưởng và giáo lý viên, chúng ta hãy cùng đọc Tin Mừng Gio-an (2:1-5) và lắng nghe tiếng Chúa Giêsu nói với chúng ta: “1 Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su.2 Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự.3 Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi."4 Đức Giê-su đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến."5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo."

 

Gioan Lê Quang Vinh

samuelvpn@gmail.com
 

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!