Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
VUI NHƯ TẾT

 

truyện ngắn - LÊ QUANG VINH 

Khi thằng bạn cuối cùng xách giỏ ra khỏi phòng thì Huy ngã người ra giường cười ha ha đến hai ba phút, khiến mấy đứa ở phòng khác đang đi vội vã ngoài hành lang cũng phải dừng bước tò mò nhìn vào. Huy nhổm dậy thò đầu ra cửa hét lên: “Ê chúc tụi bay về ăn Tết vui vẻ nha. Khi lên nhớ mang theo bánh mứt, hoặc là nhiều nhiều tiền lẻ”. Nói xong, Huy kéo sập cửa lại và ngồi thừ người ra cũng mất đến hai ba phút. Nó không biết diễn tả tâm trạng nó thế nào bây giờ. Lo lắng. Buồn. Tủi thân. Đây là lần đầu tiên nó sẽ phải ăn Tết xa nhà, ở lại trong ký túc xá vắng vẻ như thế này. Năm nay hầu hết sinh viên về quê, chỉ có mấy đứa ở quá xa hoặc cạn tiền như Huy mới phải “giũ áo phong sương trên gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang”. 

Chuyện đầu tiên Huy làm để đón Tết là quét nhà. Phòng tụi nó nổi tiếng là... dơ, hai ba tuần mới quét một lần, mỗi học kỳ lau nhà hai lần! Các phòng khác thì khi vô phòng phải bỏ dép ra, còn phòng Huy thì khi ở trong  phòng ra phải cởi dép kẻo dơ hành lang. Chuyện quét nhà thì dễ ợt nhưng vấn đề là lấy chổi đâu mà quét. Trong năm thì mượn của các phòng khác nhưng bây giờ tụi nó về quê hết rồi. Huy nghĩ ra một diệu kế là gom báo cũ lại, bó thành một bó rồi một hai ba... phẩy! Bụi tung mịt mù. Huy nhắm mắt lại phất y như người ta chơi tennis. Ấy vậy mà căn phòng cũng sạch, dĩ nhiên theo cái nhìn của Huy. Tiếp theo là gì nhỉ. Ngủ. Huy ngủ một lèo cho tới khi trời tối mịt mới lò dò chạy xuống cổng ký túc xá mua nửa ổ bánh mì vừa gặm vừa nhìn “những chiếc giỏ xe chở đầy bánh mứt” lượn lờ trước mặt. “Phải chi mình có bồ”. Huy lẩm bẩm khi thấy hai anh chị chở nhau trên chiếc xe đạp Trung Quốc chạy ngang qua, anh thì cười toe còn chị thì líu lo như chim hoạ mi. “Có bồ thì vui nhưng chắc là đói hơn”. Huy tự an ủi như thế rồi lên phòng, định ngủ cho quên buồn. Nhưng vừa ngả lưng thì có tiếng gõ cửa. Tiếng gõ như búa nện thế kia thì đích thị là ban quản lý ký túc xá rồi. Huy mừng rỡ, mặc vội áo quần rồi ra mở cửa. Này nhé, bánh chưng, hạt dưa, mứt và cả bao lì xì nữa. Tha hồ ăn tết nhé mày, Huy ơi. Nhưng trước mặt Huy là anh bảo vệ oai phong: “Mày cứng đầu hở. Đã bảo đứa nào ở lại dồn hết xuống một lẻ một sao mày không nghe?”. “Dạ mai em xuống”. Trước khi bỏ đi, anh ta còn nói thêm:”Không nghe thì ra nhà ngoài mà ở lại nhé”. Huy nói nhỏ: “Không ra nhà ngoài thì nghe nhé”. Tiếc là bảo vệ không kịp nghe nó nói. Xuống lầu một cũng chẳng sao, nhưng uổng công nó đã lỡ quét nhà.

Dồn xuống một lẻ một cũng được chục đứa, đủ các khoa từ năm một đến năm tư, chẳng đứa nào quen đứa nào. Nhưng kẻ tha hương thì cảm thông nhau dễ dàng nên chỉ mười phút sau là đã hình thành cái chợ tết. Trên lầu, phòng hai lẻ một dành cho con gái ở lại, cũng ồn ào không kém. Bọn con gái la hét om sòm, còn chơi nhạc rap nữa. Thế nào tụi nó cũng có đồ ăn, nhưng sao chẳng thấy mời? Bỗng một đứa trong phòng gọi Huy: “Huy, có kim chỉ cho tao mượn vá áo coi”. Huy gập người cười rũ rượi: “Tao mà có kim với chỉ. Cái áo mặc đón giao thừa tao còn chưa khâu kịp mấy hột nút đứt nữa kìa mày”. “Hay là lên lầu nhờ con gái may giúp”. Có đứa phản đối cái ý kiến táo bạo ấy. Nhưng cuối cùng thì cũng đành hạ mình đi cầu cứu các nàng thôi. Và Huy được chọn làm sứ giả thay mặt anh em đi sứ sang vương quốc nữ giới. Hắn lượn qua lượn lại trước phòng vài bận cho đỡ hồi hộp rồi gõ cửa. Tiếng gõ oai vệ quá nên bọn con gái nhốn nháo:”Chết rồi, bảo vệ”. Có tiếng lạch cạch leng keng trong phòng, cái âm thanh quen thuộc của động tác giấu bếp điện ấy mà. Huy giả giọng ồm ồm: “Mở cửa ngay và giữ nguyên mọi động tác”. Im lặng. Mấy phút sau cửa mở, hai ba cái đầu thò ra cùng lúc và thụt vào cũng cùng lúc, rất nhịp nhàng. Cửa khép nhanh và mở ra lại nhanh hơn. Lần này thì một khuôn mặt khác, chịu chơi hơn mấy gương mặt lúc nãy: “Ê bộ ông định hù doạ sinh viên chân chính hở”. Huy hết hồn lắp bắp: “Dạ không, em... à tôi cần gặp...”. “Gặp ai?” Huy nói ngay:”Ai cũng được”. “Sao lại ai cũng được?”. Lúc bấy giờ cửa phòng bật tung, nguyên cả phòng đến hơn mười cô, người đứng kẻ ngồi, người tựa vào cánh cửa nhìn Huy:”Đã lọt vào lãnh địa của bổn phái Nga Mi thì bạn phải thành thật cho biết ý đồ, cụ thể là cần gặp ai trong những khuôn mặt kiều diễm này ?”. Huy hết hồn tính bỏ chạy thì một giọng khác cất lên nhẹ nhàng từ tốn: “Không việc gì phải sợ. Các chị đây rất thông cảm. Cần gì thì khai rõ, không thì khó nguyên vẹn trở về”. Rồi cả phòng cùng bật cười như nắc nẻ. Huy đánh bạo nói luôn: “Tôi lên nhờ các bạn vá giùm mấy cái áo”. Cả phòng nữa đồng loạt kêu lên: “À ra thế”. Huy đưa vội ba bốn cái áo cho cô bạn đứng gần nhất rồi vừa nói bái bai vừa phi vội xuống cầu thang, mà lòng không chắc là những chiếc áo kia có được chăm sóc cho không. Nếu Huy quay lại chắc Huy sẽ ngất xỉu khi thấy những nét mặt của các cô bạn quí lúc ấy.

Rồi cũng đến giao thừa. Phút giây linh thiêng của trời đất cũng ghé ngang qua ký túc xá lạnh lẽo và buồn buồn, thổi cho nó chút háo hức cho một năm mới. Huy và tụi bạn vừa đi nhà thờ hoặc đi chùa về, lòng thanh thản và háo hức như những ngày còn cùng gia đình ngồi canh nồi bánh chưng bánh tét. Tiếng reo “chúc mừng năm mới”, “happy new year” và “chúc thành công” vang lên từ cầu thang lên đến căn phòng mới được trang hoàng lại. Khi tiếng ồn lắng xuống, Huy nói: “Bây giờ mình lên chúc Tết các nàng, cám ơn vì quà Tết”. Dĩ nhiên là đứa nào cũng ủng hộ. Buổi chiều ba mươi, khi tụi nó đang lo cho số phận những chiếc áo thì có tiếng gõ cửa. Mở ra chẳng thấy ai cả, chỉ thấy một gói đồ to tướng đặt ở ngay cửa. Trong gói đồ là những chiếc áo đã được vá sửa cẩn thận, khéo léo, và có thêm một gói hạt dưa với hàng chữ “chúc mừng năm mới” bằng tiếng Việt, Anh và tiếng Hoa nữa. Cho nên bây giờ lên cám ơn các nàng là hợp lý lắm rồi.

Dường như bọn con gái đoán trước thế nào đám láng giếng này cũng lên thăm cho nên các nàng trang hoàng phòng đẹp như hội chợ tết, có hoa giấy giăng đầy, bánh mứt bày sẵn. Cửa phòng thì mở toang nhưng trong phòng không có ai cả. Đám con trai ngạc nhiên đứng nhìn giây lát rồi la to:”Happy new year. Các bạn ơi, đi đâu cả rồi”. Tự dưng có tiếng cười lớn, tiếng la happy new year va tiếng mời vào từ trong phòng phát ra, nhưng chẳng có người trong phòng. Rõ ràng là không có người, phòng lại không có ngóc ngách nào cả. Tiếng cười, tiếng la lại lặp lại. Thằng Hiển vốn yếu bóng vía nói nhỏ:”Ma tụi mày ạ”. Huy trầm ngâm một lát, và khi nghe tiếng cười tiếng la lặp lại thì nó vỗ tay thật kêu: “Thông minh, thông minh quá. Tụi bay biết không, các nàng thâu vào băng cassette để hù tụi mình đó”. Đứa nào cũng ngớ ra rồi bật cười. Đúng là các nàng thông minh và lắm trò. Rồi một trận mưa hoa confetti từ trong bóng tối của hành lang tung ra, những tiếng cười như nắc nẻ và thế là chúng nó vỗ tay, tràng pháo tay kéo dài mãi cho đến khi tất cả đã ngồi yên chỗ dù hơi chen chúc trong căn phòng thật ấm cúng. Mọi người quen nhau nhanh chóng. Cụng ly, cắn hạt dưa, hát hò và chơi trò chơi. Cái Tết đã đến từ lúc nào và lặng lẽ phủ xuống trên căn phòng tất cả niềm vui và sự rạo rực. Không ai thấy buồn tủi vì xa nhà nữa. “Cuộc sống vẫn tuyệt vời mà”, có đứa lên tiếng nói. Lập tức một tràng pháo tay dài lại vang lên.

Khi tiệc tàn thì trời đã bắt đầu sáng. Mồng một Tết. Ngày thiêng liêng nhất của một năm. Tiếng “chúc mừng năm mới” lại vang lên. Huy nói: “Tụi mình vậy cũng vui quá rồi, đâu cần phải về nhà”, nhưng không hiểu sao tự dưng giọng nó chùng hẳn xuống. Bên con gái có tiếng nói nhỏ: “Mọi năm giờ này...” rồi im bặt. Tự dưng đứa nào cũng im lặng, sự im lặng chứa đầy tiếc nuối về ngày Tết của những năm trước. Huy muốn phá tan sự im lặng ấy, nhưng khi nó vừa nói: “Mình chơi trò chơi con thỏ đi”, thì bên con gái có một tiếng nấc nhỏ, và bọn con gái tự dưng ai cũng ngân ngấn nước mắt. Và bọn con trai đứng lên, hét to: “Chúc mừng năm mới” rồi tự động kéo đi, tiếng bước chân lần này nhẹ nhàng hơn, và bên ngoài thì trời đã sáng, nhưng ánh nắng mồng một Tết dường như cũng ít lung linh.

L.Q.V.

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!