Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
CÔNG LÝ LÀ GÌ?

 

Khi Chúa Giêsu bị đưa ra trước toà án Rôma, Philatô hỏi Người “Ông là Vua sao?”. Khi Chúa Giêsu xác nhận Người là Vua, và Người đến để làm chứng cho sự thật, Philatô ngạc nhiên hỏi Người “Sự thật là gì?”. Chúa Giêsu im lặng không trả lời, bởi vì cả cuộc đời và lời rao giảng của Người đã là câu trả lời đầy đủ về sự thật rồi, và bây giờ dù Người có trả lời thì cũng chưa chắc Philatô hiểu được. Trong lòng ông chưa có chỗ cho những mầu nhiệm cao cả bước vào. Và Chúa Giêsu cũng im lặng để làm trọn Lời Kinh Thánh tiên báo về Con Chiên cứu độ lặng lẽ tiến dâng hy lễ. Ngày hôm nay Giáo Hội Chúa không im lặng nữa, mà đang và sẽ mãi mãi lên tiếng làm chứng cho công lý và sự thật theo lệnh truyền của Thầy Chí Thánh. Dân Chúa khắp nơi cũng đang thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình được tái lập trên đất nước này. Thế gian vốn sợ hãi ánh sáng, bỗng bật lên câu hỏi như Philatô ngày xưa: “Công lý là gì?”. Hỏi thì hỏi như thế, nhưng dường như thế gian vẫn sợ có câu trả lời, bởi vì dù không hiểu ngọn ngành công lý là gì, công lý phát xuất từ đâu, nhưng lương tri con người dạy họ rằng công lý đứng về phía ánh sáng. Ánh sáng thì lại xua tan bóng tối của thế gian. Bài viết này không có tham vọng trả lời cho các vấn nạn về công lý, mà chỉ xin cố gắng tìm một số định nghĩa đơn giản nhất dựa vào huấn giáo của Hội Thánh.

Trong mười hai chương chính của Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, không có chương nào dành riêng cho Công Lý, nhưng bàng bạc trong mỗi trang, mỗi dòng đều có bóng dáng của công lý. Nếu chịu khó ngồi đếm những lần khái niệm “công lý” được lặp lại, thì người ta sẽ gặp hơn 130 lần trong các chương mục, và chương nào cũng qui về công lý. Điều này là gì nếu không phải là một thông điệp rõ ràng mà Giáo Hội với tư cách là người thừa kế các mầu nhiệm Nước Trời gửi đến cho nhân loại? John Rawls, triết gia Hoa Kỳ, cho rằng công lý là đặc tính tiên quyết của tất cả các định chế xã hội. Giáo Hội thì hiểu rằng công lý và hoà bình là dấu chỉ của thời Thiên Sai, là triều đại của Vua vinh hiển. Công lý (justice) được hiểu là sự công bằng, sự liêm khiết, sự hợp lý, sự phán quyết công minh, phù hợp pháp luật, và trên hết là sự thực thi lề luật Thiên Chúa, cả luật tự nhiên ghi khắc trong lòng người và luật được Thiên Chúa truyền dạy cho dân Ngài.

 

1.      Công lý là việc thực thi lề luật Thiên Chúa.

Tin Mừng gọi Thánh Giuse là Người Công Chính (Mt. 1, 19), người sống cho công lý, vì Ngài làm trọn lề luật Thiên Chúa và vâng phục Thiên Chúa trong mọi tình huống. Đức Kytô hy tế cũng được gọi là Người Công Chính cùng trong ý nghĩa ấy. Công lý trước tiên là việc làm cho Thánh Ý Thiên Chúa và luật Ngài được thành toàn ngay giữa trần gian này. Ngay cả những người chưa nhận biết Thiên Chúa vẫn có thể thực thi công lý khi họ hành xử phù hợp với luật tự nhiên và theo tiếng nói của lương tâm. Thiên Chúa khôn ngoan đã thiết lập những định chế mà trong đó con  người dù hoang sơ đến mấy cũng nhận ra đâu là cái đúng đâu là cái sai, cái thiện và cái ác. Và đó chính là bước khởi đầu để mở đường cho công lý đi vào cõi nhân sinh một cách trọn vẹn khi con người đón nhận ơn cứu độ. Giáo Hội khi loan báo Tin Mừng, dạy cho con người biết lề luật của Thiên Chúa thì cũng “dạy cho con người biết những đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (HTXH. 63, GLGHCG 2419). Hiến chế Mục Vụ Gaudium et Spes của Công Đồng Vatican II có một định nghĩa tuyệt vời về công lý khi dạy rằng “với sự trợ giúp cần thiết của ân huệ Chúa, một thế hệ mới gồm những con người mới sẽ được khai sinh, làm khuôn mẫu cho một nhân loại mới”. Giáo Hội muốn nói rằng "nhân loại mới ấy là nhân loại sống trong một trật tự xã hội, kinh tế và chính trị mới. Trật tự ấy phải được khai sinh trong hoà bình, công lý và liên đới". (HTXH. 19). Trật tự ấy là gì nếu không phải và việc thực thi thánh luật của Thiên Chúa? Luật pháp nói chung có những mục đích cụ thể, nhưng tất cả đều qui về mục đích chung là duy trì và củng cố trật tự xã hội. Luật Thiên Chúa làm cho trật tự này trở nên hoàn hảo trong triều đại của Ngài. Và từ đó, "sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở". Khi con người chối bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa và muốn đối kháng với Ngài thì công lý không thể hiện diện. (Cái mâu thuẫn làm con người khổ sở trong những xã hội từ chối Thiên Chúa là một mặt họ từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa, mặt khác họ lại nỗ lực chống báng và lên án Ngài, Đấng họ cố gắng cho là không có mặt. Không gì đau khổ và khắc khoải hơn là phải vừa la lên "ông không có ở đây" vừa phải lo lắng "có thể ông đã đến đây"!) Sẽ rất hài hước và vô lý khi nói về công lý khi không chấp nhận trật tự xã hội, điều kiện đầu tiên của công lý. Mà trật tự làm sao có được khi lề luật của Đấng Tạo Thành bị loại bỏ? Lời Chúa Giêsu dạy tưởng như đơn giản "của Caesar hãy trả cho Caesar, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa" lại là nan giải bởi vì trật tự ấy nếu thành hiện thực thì cái tưởng là của Caesar hóa ra là của Thiên Chúa. Trả cho Thiên Chúa thì trước cái nhìn hạn hẹp và thiển cận của lòng tham con người, dường như họ bị mất mát và thua thiệt. Phải có một cái tâm trong sáng và quảng đại và cái nhìn sâu thẳm, người ta mới hiểu được "trả cho Thiên Chúa" chính là thực thi công lý, và chính khi "trả cho Thiên Chúa" thì mọi thứ lại được Ngài "ban cho gấp trăm ngay ở đời này".

 

2.      Công lý và việc phán quyết đúng đắn theo pháp luật.

Thần công lý là biểu tượng của pháp luật. Nếu pháp luật được thực thi theo nguyên tắc vô tư, không thiên vị, công bằng và tuyệt đối, thì công lý xuất hiện. Vô tư là không ưu tiên cho ai, không nhượng bộ cho thế lực nào và không chèn ép ai. Công bằng là xét xử đúng theo hành động người ta đã làm, không thêm bớt, không vu cáo và không dồn ai vào đường cùng. Tinh thần thượng tôn pháp luật mà Giáo Hội nhấn mạnh là đường dẫn đến công lý. Nhưng khi nói đến việc thực thi pháp luật, người ta cũng phải đặt vấn đề pháp luật ấy phải như thế nào để việc thực thi trở nên dấu chỉ của công lý. Một pháp luật không bênh vực cho người nghèo, người cô thế, mà chỉ nhẳm bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân có quyền lực, thì luật ấy tự nó không phù hợp với ý định của Thiên Chúa, nguồn mạch của công lý. Trong Tổng Luận Thần Học, thánh Tôma Aquinô nhấn mạnh "Luật con người chỉ là luật bao lâu nó phù hợp với lý trí đúng đắn, và bởi đó, luật ấy được rút ra từ luật vĩnh cửu. Tuy nhiên, khi luật đi ngược lại lý trí, nó được xem là luật bất công; trong trường hợp đó, nó không còn là luật mà thay vào đó, nó trở thành một hành vi bạo lực" (cf. HTXH 398). Công bằng xã hội phải được đề cao trong luật pháp. Nếu luật pháp hoặc việc thực thi luật pháp không bảo đảm công ích và công bằng, thì chắc chắn luật ấy và hành xử ấy không đem lại công lý cho xã hội và cho con người. Trong những xã hội văn minh, khi thẩm phán đặt tay trên Kinh Thánh mà thề phải xét xử công minh, khi tinh thần thượng tôn pháp luật được đề cao, thì người ta có thể tin phán quyết của pháp luật. Còn trong những xã hội mà luật lệ không minh bạch, việc xét xử cũng theo quán tính hay theo những khuôn mẫu và những chỉ định vượt ra ngoài pháp luật, thì thần công lý cũng đành đau lòng đứng ngắm mà thôi. Tóm lại. luật hợp lý, minh bạch và việc phán xử phù hợp luật ấy mở đường cho công lý.

 

3. Công lý là công bằng xã hội.

Giới răn các tôn giáo luôn đề cao công bằng. Giới răn Thiên Chúa càng đề cao công bằng vì Thiên Chúa là Đấng chí công, không chấp nhận những gian tà bất chính. Khi công bằng vượt trên khuôn khổ cá nhân để điều chỉnh toàn bộ xã hội  thì trở thành công lý. Công bằng xã hội là tích trữ và sử dụng của cải chính đáng của mỗi cá nhân, đồng thời không xâm phạm đến tài sản của người khác. Bóc lột hay tham nhũng là những hình thức xâm phạm tài sản công một cách tồi tệ nhất. Nhưng tránh việc xâm phạm tài sản của người khác như thế chưa đủ. Giáo Hội dạy rằng "của cải là một điều tốt xuất phát từ Thiên Chúa và phải được người sở hữu nó sử dụng và lưu thông thế nào cho cả người túng thiếu cũng được hưởng. (HTXH 329). Rõ ràng việc chia sẻ của cải là nghĩa vụ công bằng trước khi nó là hành vi bác ái. Đối với những người có trách nhiệm trong cộng đồng chính trị, thì việc bảo vệ tài sản chính đáng và quyền tư hữu của người dân là đòi buộc cấp bách của công bằng xã hội, là một trong những phương thế thiết lập trật tự xã hội và duy trì công lý. Nhà chính trị lỗi lạc Machiavelli đã viết: “Quan trọng hơn hết, quân vương cần tránh xâm phạm tài sản của người khác. Thường thì con cái sẽ quên đi cái chết của cha mình nhanh hơn việc quên đi số tài sản thừa kế bị cướp mất” (Machiavelli, Quân Vương, chương 17). Và do đó, khi không thực thi công lý thì không thể duy trì trật tự xã hội. Mà dù cho trật tự xã hội có vẻ như ổn định, thì hòa bình vẫn không được tạo lập vì lòng người vẫn cứ khắc khoải bồn chồn, lo lắng bất an. Khi nói về của cải, Giáo Hội cũng dạy rằng công ích phải được ưu tiên và đây là một trong những nguyên tắc chính yếu làm nền tảng của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Từ thời Cựu Ước, khi con người chưa văn minh, những mối quan hệ giữa dân giao ước đã khác với các dân tộc lân cận. "Những mối quan hệ của này được qui định bởi điều được gọi là quyền của người nghèo: "Nếu người nào trong các ngươi nghèo, một người trong anh chị em các ngươi..., các ngươi không được đóng lòng hay khóa tay lại, mà phải mở rộng tay với người ấy và cho người ấy vay đủ cái người ấy cần" (Đnl 15,7-8; HTXH 23). Một lần nữa chúng ta thấy rõ đối với lề luật Thiên Chúa và quan điểm của Giáo Hội, việc chia sẻ là nghĩa vụ của đức công bằng. Và do đó, khi xã hội không đứng về phía người nghèo, hay chỉ nói rằng mình đứng về phía người nghèo nhưng vẫn không quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của họ, thì xã hội ấy vẫn tồn tại những bất công, và không thể được coi là có công lý.

Trình bày vài khái niệm như trên dĩ nhiên là chưa đầy đủ để phác họa toàn cảnh một bức tranh công lý, nhưng ít ra cũng xin được gợi lên một định nghĩa căn bản về công lý. Đây là quan điểm của Giáo Hội Công giáo, nhưng xin chú ý rằng những quan điểm ấy rất nhân bản và rất phổ quát, đơn giản là vì Giáo Hội tự bản chất là "công giáo", là phổ quát, điều mà người tín hữu tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Giáo Hội cũng xác định đối tượng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội là xã hội loài người, do đó Giáo Hội tồn tại nơi những con người và vì những con người. Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln xác định "chính quyền là cho dân và vì dân", thì Giáo Hội ngay từ khởi thủy đã là  cho con người và vì con người một cách trọn vẹn và sâu xa hơn. Mà khi Giáo Hội đã vì con người mà lên tiếng, thì các định chế xã hội cũng hãy đồng thanh và hợp lực mà tiếp sức cho sứ mạng này. Những xã hội muốn loại Giáo Hội ra bên lề thì cũng không đón nhận sứ điệp công lý mà Giáo Hội thừa lệnh Chúa gieo vào cuộc đời này.

Xin Thánh Cả Giuse, Đấng đã âm thầm thực thi công lý để nước Chúa mau đến, Đấng bảo trợ Giáo Hội, chúc lành cho hành trình đi tìm công lý của Giáo Hội, một hành trình cao quí nhưng cũng có quá nhiều thử thách, đặc biệt trên quê hương chúng con. 

Gioan Lê Quang Vinh                

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!