Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
NGÔN NGỮ CỦA LỜI RAO GIẢNG

Mùa hè năm ấy tôi từ Đà nẵng vào Sài gòn. Tôi đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để viếng và cũng để tìm xem Toà Soạn báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và báo Tuổi Hoa (mà ngày còn bé tôi hay đọc) trông như thế nào, dù sau biến cố 75 thì hai tờ báo tuyệt vời của tuổi thơ tôi đã đình bản. Lang thang trong sân nhà sinh hoạt sau nhà thờ, tôi tò mò ghé mắt nhìn vào một lớp học, tôi đoán là lớp giáo lý tân tòng. Trên bục giảng là một vị, chắc là cha hay thầy, đeo kính trắng gọng đen, trông trí thức, đẹp và đạo mạo đang giảng bài. Vị ấy đọc hai câu Kiều: “Mai sau dù có bao giờ, thắp lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Và bài giảng tiếp theo mãi bây giờ đã hơn hai mươi năm qua tôi vẫn còn nhớ rõ: Ngọn cỏ lá cây, hiu hiu gió là dấu hiệu hữu hình diễn tả một thực tại vô hình ấy là có chị về trong cây cỏ. Đó là hình ảnh của bí tích! Tôi thấy thích thú trước cách giảng giáo lý đầy thi vị và hình tượng, đậm nét văn  hoá như thế này, và không khó khăn gì để tôi tìm hiều và biết ngay vị giảng bài hôm ấy là Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, là tác giả nhiều bài viết trên tờ báo của Mẹ mà tôi đang cố tìm dấu vết “hồn thu thảo” của toà soạn, và là người bố của nhóm sinh viên Công giáo chúng tôi sau này.

Tôi kể về bài giảng giáo lý buổi chiều ngày xưa ấy chỉ để nói lên một điều thôi: chân lý Đức Kytô là duy nhất và tuyệt đối, nhưng cách chân lý được gửi vào lòng người và vào lòng đời nằm ở chính ngôn ngữ của con người trong môi trường với khoảng không gian và thời gian được xác định rõ. Trong môn ngôn ngữ học, người ta vẫn cho rằng văn hoá nằm sâu trong ngôn ngữ. Đức Kytô là Lời của Chúa Cha, Người mang đậm nét văn hoá Thiên cung, nhưng cũng là Lời đi vào trần gian dưới hình dạng và bản tính con người, nên Người cũng là hiện thân trong văn hoá và ngôn ngữ thời đại.

Người Kytô hữu được gọi để mang Tin Vui đi vào thế giới, để reo vang lên Tin Vui ấy nơi đồng loại của mình bằng ngôn ngữ con người. Ở giáo xứ, các giáo lý viên cộng tác vào sứ vụ loan Tin Vui bằng ngôn ngữ của các em thanh niên, thiếu nhi. Vậy ngôn ngữ ấy phải được hiểu như thế nào? 

Trước hết, đó là ngôn ngữ của Đức Kytô, Đấng tự bản thể là Lời muôn thuở.         

Đi rao giảng về Lời muôn thuở, giáo lý viên vừa có nhiều thuận lợi vừa có những ưu tư. Thuận lợi là bởi vì Lời đã có sẵn, vừa hiện diện như đối tượng để rao truyền, vừa là sức mạnh thôi thúc người nói và đồng thời cũng là phương tiện rao giảng. Khi một người bồi bàn dọn tiệc mà thức ăn đã sẵn sàng trên bàn, thì anh ta chỉ làm một việc đơn giản là mời thực khách dùng những món ăn ấy mà không cần thêm bất cứ phụ gia nào. Thế nhưng, giáo lý viên lại phải thường xuyên ưu tư về công việc rao giảng của mình, bởi vì Lời là chân lý và cao siêu, trong khi khả năng của mình thì giới hạn, giới hạn về việc hiểu Lời, việc sống Lời trong đời sống thường nhật và giới hạn trong việc diễn đạt Lời bằng ngôn ngữ của mình. Dù gì đi nữa, ngôn ngữ sử dụng trong giáo lý nhất thiết phải là ngôn ngữ của Đức Kytô, đối tượng và cứu cánh của giáo lý. Vì Đức Kytô là chân lý tuyệt đối, nhập thể vào trong hữu hạn của trần gian, Người phải được giới thiệu cho trần gian bằng Lời của Người, nếu không, hình ảnh của Người có thể bị nhìn lệch lạc đi. Ít nhất, giáo lý viên phải ý thức được ba tính cách đầu tiên của Lời đang rao giảng: có tính linh thánh, luôn chân thật và đầy yêu thương. Nhiều giáo lý viên quên mất tính cách linh thánh của Lời rao giảng, cho nên có thể dùng những kiểu nói dung tục hoặc những ví dụ quá thô thiển để trình bày Lời, cho rằng như thế sẽ làm lớp giáo lý sinh động hơn. Thật ra, sự sinh động của lớp học Lời Chúa khác xa với lối đùa giỡn nhí nhố của các nhóm sinh hoạt ngoài đường. Đùa thì vui thật đấy, nhưng nếu quá lố thì sẽ là không đúng chỗ. Lời Chúa bao giờ cũng là chân lý, cho nên giáo lý viên không thể dùng những câu chuyện hoang tưởng hay lối nói ngoa ngữ, cợt nhã hay so sánh khập khiễng để giảng bài. Vì Lời Chúa là Lời của tình yêu, nên nội dung lời rao giảng phải qui về Tình Yêu tuyệt đối. Không thể dùng Lời để doạ dẫm các em về những hình phạt, khiến các em sợ hãi và rồi sẽ lớn lên trong sự khiếp hãi trước Đấng Yêu Thương.           

Ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ của thời đại và của cộng đồng.

Về điểm này, có hai thái cực cần tránh. Thứ nhất, giáo lý viên dùng nhiều từ cổ, xa lạ với các em hoặc diễn tả những điều không còn phổ biến nữa. Thái cực thứ hai là giáo lý viên dùng từ hiện đại đến nỗi sử dụng cả tiếng lóng, tiếng lái… vào trong bài giáo lý. Ở một xứ đạo nọ, giáo lý viên cười toe hỏi các em: “Có em nào chà đồ nhôm không?”. Các em ngớ ra chẳng hiểu gì. Anh giải thích: “Chà đồ nhôm là chôm đồ nhà, là ăn cắp ấy!”. Chắc chắn có em sẽ cười, nhưng hôm đó lại có một vị phụ huynh đứng nghe. Ông rất không hài lòng và đã phải lên tiếng sau đó. Ngôn ngữ thời đại không phải là ngôn ngữ dễ dãi hay bừa bãi. Ngôn ngữ thời đại là ngôn ngữ phổ dụng nhất, là ngôn ngữ các em hiểu dễ dàng, và cũng là ngôn ngữ diễn tả những thao thức, trăn trở cũng như những tiến bộ và phát triển của xã hội hôm nay, ở thời khắc này. Ngôn ngữ thời đại còn là cách nói sao cho các em thấy được Chúa Giêsu là Đấng đang hiện diện, cùng chia sẻ cuộc sống con người, cách riêng cuộc sống các em, một cách đầy thông cảm, nâng đỡ và yêu thương. Như vậy, ngôn ngữ không chỉ là lời nói, mà còn là tất cả những cách diễn đạt khác, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ và nhất là tấm lòng mà giáo lý viên dành cho các em nữa. Tấm lòng ấy phải mở ra để có thể hiểu các em, nắm bắt những khát khao, hoài bão, lo lắng và mọi vui buồn trong cuộc sống các em. Và giáo lý viên thành công khi đưa Chúa Giêsu đi vào từng ngóc ngách cuộc đời các em. Nhưng cần chú ý một điều là phải ý thức giúp các em những gian trá, lừa lọc và phù phiếm ở xã hội Việt nam ngày nay. Ở trường học, sự giả dối phô bày công khai như ở chợ trời, thì ngôn ngữ của giáo lý viên phải làm nổi bật thực trạng đó và giúp các em tránh xa nó. Dùng ngôn ngữ của thời đại nhưng không bị ảnh hưởng bởi cái ác của thời đại là một thách đố không nhỏ.           

Ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ thi vị và hình tượng.

Tuổi các em đi học giáo lý là tuổi học trò, tuổi thơ, cho nên các em cũng thích những gì nên thơ, những gì đầy màu sắc và hình ảnh. Lối dẫn nhập bài giáo lý với những chuyện kể thi vị, những ví dụ sinh động bao giờ cũng lôi cuốn các em. Phương pháp suy diễn thường không phù hợp trong việc dạy giáo lý vì nó khô khan và nhiều lý thuyết. Thơ, nhạc và những lời nói nhiều hình ảnh cùng lối qui nạp trong giáo lý giúp các em hứng thú và nhớ nhiều hơn. Muốn cho ngôn ngữ mang tính thi vị và hình tượng thì giáo lý viên phải suy ngắm, phải cảm và phải sống Lời Chúa trong cuộc đời mình trước đã. Muốn giảng về Thiên Chúa quyền năng, giáo lý viên cần cảm được quyền năng của Ngài qua các tạo vật tuyệt vời chung quanh mình. Thái độ mở lòng để hiểu và để đón nhận những tuyệt tác của Thiên Chúa, giúp giáo lý viên thấy cuộc sống thi vị, và do đó lời giảng cũng thi vị và gây hứng thú. Hãy nhìn vào cách Thầy Giêsu của chúng ta rao giảng. Người dùnng rất nhiều hình ảnh, từ thiên nhiên, hoa cỏ, bánh mì, cho đến hình ảnh những con người trong mọi hoành cảnh cuộc đời. Khi đưa những hình ảnh thật và những hình ảnh đẹp vào bài giảng, giáo lý viên không chỉ làm cho các em có hứng thú nghe giảng, mà còn giúp các em cảm được những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa ban cho con người. 

Đó là ngôn ngữ của trái tim. 

Chúng ta nói về Đức Giêsu yêu thương dân chúng, mà chúng ta không sống trong bầu khí yêu thương dành cho những người nghèo chung quanh thì e rằng lời giảng của chúng ta sẽ khô khan và sáo rỗng. Trái lại, khi trầm mình trong tình yêu của Chúa Giêsu và chiếu toả tình yêu ấy đến các mảnh đời, thì sự rung cảm và những cung bậc của tình yêu sẽ tự nó toả sức mạnh trong lời giảng dạy của chúng ta. Lớp giáo lý trước hết phải là khoảng sân tuổi nhỏ có Đức Giêsu hiện diện làm trung tâm cho mọi hoạt động yêu thương. Nơi lớp học của Thầy Giêsu này, không còn những trẻ em hư hỏng, bị bỏ rơi, bị tách biệt hay bị lên án, mà tất cả là những tâm hồn thơ ấu được Chúa Giêsu mời đến, bảo mọi người “đừng ngăn cản chúng”. Giáo lý viên phải làm sao cho các em thấy hứng thú và tự do khi đến lớp học chứ không phải bị ép buộc vì bất cứ lý do gì. Một giáo lý viên thành công khi làm cho các em gặp được Chúa Giêsu nơi lớp giáo lý và hăng hái đi cùng Người mọi lúc trong đời các em. Như vậy, giáo lý viên phải “uốn nắn lòng mình nên giống như Trái Tim Chúa”, Trái Tim nhân hậu yêu thương và sẵn sàng đổ đến giọt Máu cuối cùng cho con người. Tâm lý những người đi dạy học là thích những em học giỏi, chăm ngoan và dễ bực bội với những em lười biếng, ngỗ nghịch và phá phách. Nhưng Chúa Giêsu không bảo là hãy để trẻ ngoan đến với Người. Chúa bảo hãy để trẻ nhỏ đến với Chúa, nghĩa là tất cả trẻ nhỏ. Khi giáo lý viên thật lòng yêu mến các em, làm cho các em nhận ra gương mặt nhân hậu của Đức Kytô qua lối cư xử của mình là giáo lý viên đã thành công trong sứ mạng của mình.

Một cách tóm tắt, ngôn ngữ dùng trong giáo lý phải là ngôn ngữ học từ nơi Chúa Giêsu. Giáo lý viên là người nói cho người khác về Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kytô, Lời nhập thể, thì ngôn ngữ ấy chính là sự phản ánh của Lời muôn thuở. Chúng ta không thể học được từ nơi Chúa Giêsu nếu chúng ta không chiêm ngắm và sống những điều Người dạy. Gắn chặt đời mình, lối sống của mình và công việc rao giảng của mình vào Đức Kytô, là bước đầu của sứ mạng rao giảng Lời Chúa. Tận tâm làm việc để tìm phương pháp thích hợp nhất cho các em trong từng tình huống cụ thể là bước tiếp theo trong việc thực thi sứ mạng ấy. Xin Mẹ La Vang là Thầy dạy chúng con, cho chúng con biết dùng ngôn ngữ thích hợp nhất trong việc kể cho muôn người về Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ.

Gioan Lê Quang Vinh

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!