Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
VUI LÊN VÀ ĐỪNG SỢ HÃI!

TRUYỀN GIÁO TRONG MÔI TRƯỜNG (Bài 3)

Tối hôm qua đi uống café với một vài cha ở Đà nẵng vào Sàigòn chơi, tôi hỏi các ngài: “Chúa Giêsu bảo các con hãy vui lên, Thánh Phaolô cũng nhắc đi nhắc lại anh em hãy vui lên, mà sao hình như các thành phần dân Chúa ở Việt nam không được vui lắm và không thoát khỏi nỗi sợ hãi vô hình nào đó, mà cha cụ còn sợ bóng gió hơn cả giáo dân?”. Để cho vui vẻ, tôi hỏi tiếp: “Xin đố các anh em, có một người bảo ta vui là ta vui liền, bảo ta cười là ta cười ngay, người đó là ai?”. Thông minh và hài hước như mấy cha bạn của tôi thì thừa sức trả lời cho anh giáo dân ấm ớ này: “Đó là nhiếp ảnh gia!” (Tôi thầm nghĩ các nhiếp ảnh gia cao thủ như cụ Mạnh Đan ngày trước hay cha Trần Cao Tường ngày nay thì dùng ống kính bảo đá, đá cũng cười nữa là!).  

Câu hỏi sau thì ai cũng trả lời được, nhưng câu hỏi trước dường như vẫn là vấn nạn cho Giáo Hội và cho nhiều người trên quê hương tôi. Nếu định nghĩa vui nghĩa là cười thì dân tôi vui lắm chứ, cười hoài, đến nỗi các cô xướng ngôn viên hay MC trên đài truyền hình VN khi đọc tin thiên tai bão lụt hay chiến sự Trung đông còn cố nhe răng cười vài cái. Nếu cho rằng vui nghĩa là ai bảo gì cũng sẵn sàng làm thì dân tôi càng vui dữ dội. Lúc còn bé, người ta sẵn lòng làm theo lời bố mẹ. Đi học ở trường, suốt thời tiểu học lên trung học, biết nghe lời thầy cô đến nỗi không dám hỏi lấy một câu trong suốt 12 năm mài đũng quần… jeans trên ghế lắc lư! Thậm chí cái câu hỏi đơn giản trong giờ học môn Văn lớp 12: “Đây là thơ hay vè, khẩu hiệu vậy cô?” nhiều năm sau đó cũng chưa thoát ra khỏi miệng tôi! Mà vô đại học, làm sinh viên (hay làm học sinh cấp 4 như tôi hay nói với sinh viên của tôi) cũng y như vậy thôi. Vô lớp thầy hỏi: “Em nào có câu hỏi gì không?” thì may lắm có vài cánh tay giơ lên rụt rè: “Dạ cho em hỏi sắp ra chơi chưa ạ?”(!). Phàm mấy câu hỏi vô thưởng vô phạt này chẳng ai thưởng mà cũng chả ai thèm phạt. Thế thì dân tôi vui lắm chứ. Ngay cả trong lớp giáo lý cũng vậy, mấy tay giáo lý viên lơ mơ như tôi thì các em còn hỏi vài câu, chứ gặp cha xứ vừa nhịp nhịp ngón tay vừa lừ mắt nhìn quanh thì chỉ có điều im lặng. Quen với lối giáo dục “trí tuệ” ở trường phổ thông rồi! Vậy là chúng ta lúc nào cũng vui vẻ và hài lòng. Còn nếu định nghĩa vui là ăn nhậu thì Việt nam đứng đầu thế giới về cái khoản lai rai, bất kể nơi đâu và bất cứ lúc nào. Nói nhại theo nhà văn Nguyễn văn Vĩnh thì: An nam ta có cái lạ là gì cũng…nhậu!           

Sống ở một đất nước mà ai cũng vui như trẩy hội… chợ hay trẩy hội… nghị như thế thì có cần phải cấp bách nghe lời Chúa Giêsu dạy và Thánh Phaolô  nhắc lại rằng “các con hãy vui lên”? Nhưng nếu chúng ta cần nhìn vấn đề ở một chiều kích khác để định nghĩa niềm vui là sự bình an nội tại và sự tin tưởng tuyệt đối vào một hiện tại đẹp, một tương lai xán lạn thì quả thực chúng ta cần phải lắng nghe Lời Chúa Giêsu một cách sốt sắng và chăm chú hơn. Nếu niềm vui là điều mà các thiên thần mang đến cho các trẻ mục đồng Bêlem, những người trẻ không có gia tài cao sang, nhưng lại có một tâm hồn thiện hảo, thì chúng ta phải tự hỏi mình đã vui thế nào, đã để niềm vui của đêm Giáng Sinh và của bình minh ngày Phục Sinh lan tỏa đến đâu. Truyền giáo là loan Tin Mừng. Loan Tin Mừng thì chính mình phải mừng vì Tin ấy trước rồi mới truyền Tin ấy đi được.           

Niềm vui thì không sợ hãi. Niềm vui thì không nghi ngờ. Khi chàng trai bắt cóc cô gái, tay cầm búa tay cầm dao dí vào cổ nàng và hét toáng lên: “Đây nói cho đấy biết, đây yêu đấy vô cùng. Đấy mà không vui lên và không yêu đây thì đấy biết rồi đấy!”, thì nàng sẽ cảm thấy gì, sẽ làm gì và sẽ phản ứng ra sao? Nàng nghi ngờ, sợ hãi, và thậm chí phải dối lòng mà nói rằng đây yêu đấy (!). Lúc ấy, niềm vui chắc chắn sẽ chẳng tồn tại nơi cả hai trái tim, một trái có con dao, cái búa và một trái run lẩy bẩy. Mà khi ta có niềm vui chân chính phát xuất từ Tin Mừng, thì tại sao ta lại sợ. Chúa Giêsu hỏi chẳng lẽ ta sợ kẻ giết được thân xác sao? Chẳng lẽ những kẻ chỉ có dao búa dí vào cổ thôi cũng làm ta phải đổi màu như tắc kè sao? Vậy người mang Đức Kytô đi rao giảng có cần phải trang điểm thêm chút “sợ hãi” để cho giống với hội chợ trần gian. Mới đây trong bài viết về Lễ Chúa Cứu Thế, Cha Nguyễn Quang Duy, Bề trên DCCT Sàigòn viết: “Nghe Danh Chúa Cứu Thế là loài người chúng ta như sống trong tình yêu, cảm nhận Thiên Chúa qúa gần gũi với con Người. ‘Đừng sợ! Có Thầy đây’.  ‘Đừng sợ’, lời hằng vang dội trong Kinh Thánh và ngày nay được các vị Giáo Hoàng, đại diện Chúa hằng nhắc đi nhắc lại. Người Ki-tô cứ vững tin và niềm tin của họ dần dà tỏa sáng và lây lan tận cùng bờ cõi trái đất.”  Điều ngài nói nghĩa là gì nếu không phải là theo Lời Thầy Chí Thánh, chúng ta phải tin, tin rồi phải vui, và vui vì chẳng hề sợ hãi.           

Niềm vui thì không tâng bốc, không nịnh bợ. Niềm vui thì không nói khác lòng mình nghĩ, không gian dối. Khi ta muốn đạt được một điều gì đó mà ta biết mình không thể, thì ta không vui. Nhưng nếu để làm vừa lòng một ai, mà ta phải cố cười gượng, phải cố nói theo ý họ thì ta không vui. Nếu để tìm một chỗ đứng mà ta phải chối bỏ chính mình thì ta không vui. Khi Phêrô chối Chúa Giêsu, ngài thấy bất an, dù ngài cố cười với người ta đi nữa. Sau đó ngài khóc cho đến cuối đời. Khi người có đạo, nhất là hàng giáo sĩ chối chính mình, chưa nói đến chối Chúa, mà các ngài thấy an lòng thì cũng lạ. Mà lúc đó dù các ngài có vui thì giáo dân hẳn cũng không vui. Tôi nghĩ rằng chối Chúa không phải chỉ là nói: “Tôi không biết Ngài”, mà còn là chấp nhận qui phục các quyền lực đối nghịch với Tin Mừng Nước Trời. Chối Chúa không chỉ là nhổ phăng cây cải Nước Trời mà còn là gieo cỏ dại vào trong vườn cải. Có mấy lần tôi nghe cha làm lễ giảng xong còn có những lời nói thêm đầy tính tâng bốc các thế lực khác hoặc xúi giáo dân làm theo những mệnh lệnh trần thế trái ngược lương tâm Kytô hữu, tôi xin gặp các vị ấy sau lễ và góp ý, thì y như rằng các vị la toáng lên. Có ông lm như lm C. còn cao giọng: “Anh thuộc phe nhóm nào?”. “Con theo nhóm bác thợ mộc Giêsu chứ nhóm nào”. Nghĩ vậy nhưng tôi chỉ cười, không đáp. Tôi thầm nghĩ thôi rồi, các vị này làm sao có niềm vui sâu thẳm bên trong được, thảo nào giáo dân nghe giảng, nhất là giới trí thức, thấy cũng buồn lây. Mà lạ lắm, cái buồn cũng y như cơn buồn ngủ, dễ lây y như bệnh gà cúm. Hoặc khi hàng giáo phẩm và giáo sĩ viết hay nói lung tung rồi bị dân Chúa phản ứng, các ngài lại mất vui. Mất vui vì đã sợ hãi mà viết nên những điều tưởng là vui!!!   

Thái độ vui tươi hoà nhã của hàng giáo sĩ là cánh cửa mở mời các tâm hồn thiện chí. Trong Thánh lễ Hôn phối, một linh mục giảng lễ thích hợp với thái độ hiền hoà thường gây được cảm tình với những anh em lương dân tham dự Thánh Lễ hôm đó. Trong một Thánh lễ Hôn phối tại nhà thờ Mai khôi, Sàigòn mấy năm trước, một cha DCCT được mời sang cử hành Thánh lễ, đã làm nhiều người cảm mến. Nhưng tất cả gần như đổ vỡ khi sau lễ, một linh mục khác với gương mặt hùng hổ tiến ra và xua đuổi mọi người ra về cho nhanh, với lý do là để chuẩn bị cho Thánh lễ dành cho người ngoại quốc sau đó. Những người theo đạo lâu năm thấy bất bình, những người mới theo đạo thấy hụt hẫng, những người chưa theo đạo thì lắc đầu. Ngay cả các ông Tâv bà đầm đến nhà thờ sớm cũng ngạc nhiên. Có lẽ giáo dân Tây quí hơn giáo dân ta chăng! Tôi chắc rằng khuôn mặt cau có và không lấy gì làm hiền từ của linh mục ấy (tôi thấy lại khuôn mặt nầy trên báo chí VN ít lâu sau đó lúc ông lm này sắp… “rớt” sau một cuộc bầu cử) có tác dụng truyền giáo rất ít!            

Niềm vui thì luôn muốn la vang lên. “Điều các con nghe được trong bóng tối hãy rao giảng trên mái nhà”. Chỉ có một niềm vui mà người ta muốn giấu, đó là chưa lớn đã biết yêu, hay đi tu làm cụ rồi mà vẫn để lòng rung như chuông gió. Nhưng ngay cả lúc đó người ta cũng muốn la lên, chỉ có điều la không được. Khi ta tin rằng Đức Kytô là lẽ sống của ta thì lẽ nào ta muốn giấu? Khi ta bị áp bức mà ta tin rằng Đấng giải thoát ta sẽ ra tay đúng lúc, thì hà cớ gì ta cứ rụt rè, lấm la lấm lét. Khi ta yêu thương quang minh chánh đại, thì hà cớ gì ta lại ủ ê? Một liên tưởng theo ngôn từ: người ta đi viếng Mẹ La vang ai cũng vui tươi thật trong lòng, và ai cũng muốn la vang tâm tình vui mừng của con cái Mẹ.            

Như thế, ta chưa vui là ta còn sợ hãi, còn nghi ngờ, còn giấu giấu giếm giếm và còn theo tinh thần thế tục, tinh thần của những người của xã hội Việt nam hôm nay, muốn công khai tuyên án tử cho Đấng hằng sống, nghĩa là muốn thổi bóng tối vào ánh mặt trời giữa ban trưa. Mà cũng lạ,  để tìm bóng tối, thay vì đào hầm chui xuống và đậy lại, nhiều người cứ gom bóng tối vào mồm mà phun vào tia nắng! Người Kytô hữu sợ hãi là người đang đứng trong ánh mặt trời mà vẫn sợ “tia tối tăm” chiếu đến. Và khi chúng ta chưa vui mừng thì chắc hẳn việc loan Tin Vui còn nhiều trở ngại. Tin Mừng những Chúa Nhật gần đây thường nhắc đến niềm vui của người được cứu độ. Mà không cứ những Chúa Nhật gần đây, Tin được công bố hàng ngày trong Thánh Lễ là Tin Vui, Tin Mừng. Niềm vui sẽ làm chúng ta can đảm. Và sự can đảm lại thúc đẩy niềm vui.            

Lạy Mẹ là Đấng đã được nghe lời chào Thiên quốc “Mừng vui lên”, xin Mẹ ban cho chúng con niềm vui nhờ sự tin tưởng tuyệt đối vào Con Mẹ, Đấng đã phục sinh để chế ngự nỗi sợ hãi và đem niềm vui vĩ đại đến cho chúng con. Và nhờ đó, chúng con hăng say làm chứng cho Con của Mẹ.

GIOAN LÊ QUANG VINH

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!