Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
VĂN HOÁ HAY NGHỆ THUẬT?

TRUYỀN GIÁO TRONG MÔI TRƯỜNG (Bài 2)

Câu hỏi này được đặt ra có vẻ như dư thừa. Văn hoá là cái tinh tuý nhất của một cộng đồng người, là cái còn lại sau khi nhiều giá trị phụ thuộc đã qua đi, là cái làm nên bản chất của một cộng đồng. Nhưng hiểu như thế thì e rằng lại không giải thích được từ “văn hoá” trong bối cảnh Việt nam. Chuyện kể có một Việt kiều về thăm quê, đến một làng có tấm bảng rất ư là to lớn ở đầu làng: “KHU PHỐ VĂN HOÁ”. Chàng Việt kiều hỏi đường đến thăm trưởng khu phố. Gặp một đám trẻ đang nô đùa, chàng hỏi: “Này em, vui lòng chỉ giùm anh đường đến nhà trưởng khu phố được không ạ”. Câu hỏi rất lịch sự ấy được đáp lại: “Đ. biết”! Chàng lại hỏi một nhóm thanh niên đang uống café gần đó, và câu trả lời là “Biết nhưng đ. có chỉ”! Quá nản lòng, chàng tự đi tìm và khi gặp trưởng khu phố, chàng phàn nàn về thái độ của lớp trẻ, vị trưởng lão khả kính phán ngay: “Thế đấy, đây bảo hoài mà chúng nó đ. nghe theo!”. Cô con gái trưởng khu vốn là cô giáo, nghe chuyện bèn góp lời: “Thì bộ giáo dục cũng có ý kiến mà đ. đứa nào để ý”. Chuyện “nghe không cười nổi” này có thể định một nghĩa cho từ văn hoá ở Việt nam, nơi mà “khu phố văn hoá”, làng xã “văn hoá” nổi lên khắp nơi. Từ “văn hoá” còn được hiểu theo nghĩa “học vấn”, chẳng hạn khi đọc lý lịch một số người, ta thấy ghi: “Trình độ văn hoá: lớp 6 bổ túc văn hoá”! Đến nghĩa thứ ba như trong “văn hoá phẩm độc hại” thì hết hiểu nổi. (Văn hoá là cái đẹp mà cũng có văn hoá độc hại thì quả là không tài nào lý giải được).

Do đó, khi nói “văn hoá và truyền giáo”, chúng ta sợ rằng giới trẻ Việt nam, lớn lên giữa thời đại mà từ ngữ và các khái niệm được áp đặt các nội hàm xa lạ với chính từ ngữ và khái niệm sẽ hiểu khác và thậm chí dị ứng với ngôn từ. Người viết xin giới hạn “Nghệ thuật và truyền giáo” một phần cũng vì ý nghĩa đó. Vậy nghệ thuật là gì? Wikipedia viết: "Nghệ thuật, đấy là ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng. Đây là quan điểm đương đại về nghệ thuật và được đa số học giả chấp nhận.” Cũng theo Wikipedia, “Theo phân loại của Hegel, 7 nghệ thuật là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, thi ca và điện ảnh”. Vậy thì truyền giáo bằng nghệ thuật, trong dòng văn hoá đương đại là như thế nào?

Trong giờ dạy ngôn ngữ ở đại học dân lập Lạc Hồng (Biên hoà), chúng tôi muốn sinh viên hiểu sâu về động từ To Be, nên lấy ví dụ và cắt nghĩa câu Chúa mạc khải cho Maisen về chính Ngài “I am Who I Am”. Sau đó một số sinh viên phàn nàn “thầy này giảng đạo trong lớp”! Dĩ nhiên các vị “giáo sư khả kính” lãnh đạo nhà trường đã phản đối cách dạy học này! .Cái nhìn thiển cận và hẹp hòi của một số sinh viên và cả những người phụ trách giáo dục cho thấy cách giáo dục rất khô cứng và một chiều của những người đã giáo dục họ từ lâu trước khi và trong khi họ vào đại học. Trong khi đó, ở đại học Mở (Sài gòn) có một cô giáo theo đạo Tin Lành, luôn đem theo tài liệu Thánh Kinh để phát cho sinh viên và một số giảng viên khác. Ở trường này không ai có ý kiến gì vì vị trưởng khoa, lúc bấy giờ là TS Đinh Quang Kim, đã đưa Kinh Thánh vào làm một phần của môn Reading.

Một chuyện khác cũng liên quan tới văn hóa – nghệ thuật. Khoảng cuối học kỳ 1 năm học 2007 – 2008 vừa qua, trường Đại Học Sư Phạm Sài gòn xôn xao về tin một cô giáo khoa Nga của trường này tuyệt thực. Tưởng có chuyện gì nghiêm trọng lắm, không ngờ khi hỏi ra chúng tôi mới biết: thầy trưởng khoa Nga đã quyết định đưa vào giảng dạy bộ giáo trình ngôn ngữ mới của Nga, trong đó có một số bài viết về Giáo Hội Chính Thống Nga, mà cô giáo Châu này thì lại ghét nước Nga, ghét những giáo trình nói về tôn giáo. Cô chỉ thích sách giáo khoa của Liên Xô cũ. Cô phản đối thầy trưởng khoa không được, thế là cô tuyệt thực. Không bàn chuyện quan điểm đúng sai, chúng tôi nhận thấy rằng cô giáo này hiểu được ảnh hưởng của việc giảng dạy những gì liên quan đến văn hóa sẽ có tác động lớn lao.

Những câu chuyện rời rạc vừa được kể trên đây có thể chứng minh rằng văn hóa -nghệ thuật có tầm ảnh hưởng sâu rộng và hữu hiệu trong việc quảng bá một ý tưởng, một lý tưởng hay một đường hướng. Không phải ngẫu nhiên mà khoa học quảng cáo hiện đại nhắm đến văn hóa như một môi trường để trình bày ý tưởng quảng cáo. Người ta dễ dàng nhận ra một mẩu quảng cáo “vô duyên” không phải ví ý tưởng hay thiết kế tồi, mà chỉ vì nó được trình chiếu trong một nền văn hóa khác biệt. Các nhà tư tưởng, những người muốn chiếm hữu và những nhà kinh doanh đang nhắm đến việc nắm lấy các nét văn hóa đặc trưng của xã hội Việt nam ngày nay để “nhúng” tư tưởng họ vào xã hội đó. Thành ra nếu đứng ngoài nền văn hóa thì Giáo Hội sẽ không thực hiện được sứ mạng truyền giáo của mình.

Tuy nhiên, một quan ngại lớn lao như chúng tôi đã đề cập ở bài trước, là liệu khi dấn quá sâu vào trong  một nền văn hóa, Giáo Hội có đánh mất chính mình không. Một câu hỏi khác: những nét diễn tả một nền văn hóa lắm khi không phải là chính nền văn hóa. Khi chọn một nét văn hóa cá biệt, có thể Giáo Hội sẽ xa rời các nét văn hóa thật sự. Chẳng hạn khi xây nhà thờ giống y như ngôi chùa, thì liệu có đánh mất việc quảng bá văn hóa kiến trúc của Giáo Hội, đồng thời lại làm cho người bản địa có cảm giác mị dân. Trong lãnh vực nghệ thuật cũng vậy. Những bản thánh ca thấm đẫm chất dân ca nhiều khi cũng lay động nhiều tâm hồn. Nhưng nếu thánh ca chỉ lo chăm chú làm sao cho cổ nhạc chiếm phần lớn âm điệu, thì e rằng giới trẻ, những người lớn lên trong một nền văn hóa mà pop rock có ảnh hưởng mạnh mẽ, thì những bản thánh ca “rên rỉ” liệu có lôi kéo họ.

Phần này cũng xin được kết lại bằng câu hỏi mở: văn hóa nghệ thuật là con đường duy nhất đưa đức tin Ky tô giáo vào trong một cộng đồng người và quyết định sự thành công của công cuộc truyền giáo, hay nó chỉ là một yếu tố mà chỉ khi biết cách vận dụng cụ thể thì nó mới hữu ích? Vấn đề của các nhà truyền giáo cũng như các giáo lý viên là áp dụng văn hóa như thế nào, ở mức độ nào và đâu là thước đo thành công của công việc truyền giáo trên nền tảng văn hóa.

                                                                                                (còn tiếp)

                                                                                                  G.L.Q.V.

 

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!