Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Trần Hiếu, San Jose
Bài Viết Của
Trần Hiếu, San Jose
Thương nhớ Cha Giuse Phạm Kim Hùng
Chúc Mừng Xuân Mậu Tuất 2018
CÔNG NGHỊ LÃNH ÐẠO CÔNG GIÁO HOA KỲ - SỰ HIỆN DIỆN SỐNG ÐỘNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng ưu ái dân tộc Việt Nam
ĐÊM GIÁNG SINH CỦA NGƯỜI BẢO DƯỠNG
“PHẢI CHẤP NHẬN TRẢ GÍA” KHI RAO GIẢNG GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI
Biển Đông Dậy Sóng—“Viên Đạn Cần Bắn Là Sự Đoàn Kết Dân Tộc”
Đức Kitô đã sống lại
Chú bé vẽ mèo
Câu Chuyện Giáng Sinh: GIA PHẢ CHÚA GIÊSU
DÂNG LỜI CẢM TẠ
THĂNG TIẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI
Điểm sách “Thiên Chúa và Trần Thế” Trao đổi giữa ký giả Peter Seewald và hồng y Joseph Ratzinger do Phạm Hồng Lam dịch
Thăng tiến các mối quan hệ con người qua lắng nghe
Lá thư gửi Chúa
Sống đạo qua thăng tiến các mối quan hệ gia đình
Giải quyết bất đồng gia đình trong tinh thần Phúc Âm hóa
Thương Nhớ Bác Bùi Đình Đạm
Nhớ Bố Ngày Hiền Phụ
Đối phó với nóng giận trong các mối quan hệ gia đình
ĐI TÌM MÔ THỨC GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT ĐỒNG
Hải Linh — Danh Tài Thánh Nhạc Việt Nam
NĂM MỚI, THĂNG TIẾN NIỀM TỰ QUÝ TRONG HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Làm gì khi người thân của bạn ghiền bài bạc?
NÓNG GIẬN TRONG HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Giải quyết các xung khắc gia đình
AN TÂM TRONG VIỆC DẠY CON
Ba vị ẩn tu: Một truyền thuyết được lưu hành ở thị trấn Volga
ĐÊM GIÁNG SINH CỦA NGƯỜI BẢO DƯỠNG

 

Truyện ngắn của Trần Hiếu

 

“Một đêm Giáng Sinh tôi không thể quên được!” Bà Helen, với một giọng hớn hở, nói với tôi. Đã lâu tôi không gặp bà, một người bảo dưỡng nhận nuôi một số em Việt Nam trong chương trình An Sinh Trẻ Em. 

Tôi hỏi bà:

“Chuyện gì vậy?”

“Anh còn nhớ bé Thúy không?”

“Nhớ chứ. Tôi giữ hồ sơ của nó. Nó bây giờ chắc cũng ngoài 20 tuổi rồi!”

“Anh muốn nghe chuyện của nó không?  Tôi bây giờ đã làm bà ngoại, cũng vì nó!”

“Bà kể tôi nghe đi”, tôi giục bà.

*

*      *

Bà Helen kể:

“Vào đêm Giáng Sinh đầu thiên niên kỷ, tôi đang buồn rầu vì cô em gái ở Illinois điện thoại cho hay, nó phải hủy chuyến qua thăm vì bão tuyết, thì tôi nhận được cú điện thoại của bé Thúy.”

Thúy là một cô gái mồ côi mẹ, bị bố ngược đãi, nên toà Thiếu Nhi phán quyết trở thành “Đứa con trực thuộc toà án” và được tôi sắp xếp vào ở trong nhà bảo dưỡng của bà Helen. Lúc tiếp xúc lần đầu, bà đã hỏi tôi rất nhiều về nó.  Là một phụ nữ Mỹ da trắng độc thân, làm kỹ sư cho hãng Lockheed, bà thỉnh thoảng phải tham dự các cuộc huấn luyện quân sự vì bà là một trung tá trong Lực Lượng Phòng Vệ.  Nhưng bà cũng muốn làm phúc, nuôi dưỡng các em gặp hoàn cảnh bất hạnh.

Tôi thắc mắc:

“Ủa, nó vẫn ở với bà chứ? Tại sao nó lại gọi?”

Bà tiếp tục kể:

“Không, lúc đó nó đã bỏ nhà đi hoang.  Tôi nhớ nó da diết, và khi tôi cảm thấy cô đơn như trong đêm Noel đó, thì nó gọi. 

“Nó nói: ‘Má có thể cho con ghé thăm nhà không?’

“Tôi mừng hết lớn, nói ngay: ‘Con về đi. Con ở đâu để má đi đón?’

“Thế rồi điện thoại đột ngột cúp.  Tôi hụt hững, tâm trí hoang mang lo lắng vô cùng.  Mở cửa nhìn ra đường, tôi thấy bầu trời trong, nhưng một luồng gío lạnh chợt thổi vào, tôi cảm thấy rùng mình.  Đóng cửa lại, tôi bắt đầu cầu nguyện.  Tôi cầu xin làm sao cho nó được an toàn.

“Anh biết không, tôi chưa bao giờ cầu nguyện sốt sắng đến thế.  Có lẽ vì đó là đêm Chúa Giáng Sinh, nhưng tôi biết tâm trí lúc đó tôi đều nghĩ về bé Thúy.  Tự nhiên, tôi bật khóc ngon lành.

“Tôi nhớ khi anh dẫn nó đến nhà tôi, nó vui vẻ hồn nhiên. Con bé thật dễ thương, người trắng trẻo, khuôn mặt đẹp hiền từ. Tôi thương nó ngay khi mới gặp.  Rồi như anh biết đó, tôi coi nó như con, sau ba năm thì tôi trở thành người giám hộ cho nó, rồi anh đóng hồ sơ.

“Nó thật là một đứa thông minh, điểm học lúc nào cũng A. Tôi thật hãnh diện vì nó.  Mỗi lần đến trường gặp thầy giáo, hoặc nói chuyện với bạn bè, tôi luôn tự hào mình đã góp công nuôi dưỡng nó.

“Thế nhưng, từ khi lên 15 tuổi nó bắt đầu học kém đi. Tôi thấy nó thường hỏi tôi về tin tức hằng ngày trên báo, lúc đầu tôi không để ý nhưng sau đó thì tôi biết, là nó theo dõi phiên toà người ta xử bố nó.

“Bố nó bị bắt trong một vụ trộm có đánh người. Trong mấy năm trời chẳng bao giờ ông đi thăm con. Tôi hỏi nó có muốn thăm bố không thì nó gạt đi. Lâu ngày nó cũng chẳng buồn nhắc đến ông nữa.

“Tôi cũng hiểu, ông đã đối xử tệ với nó. Nhưng mà thôi, chuyện đó anh biết rồi.

“Bố nó bị kết án chung thân, giam tù lớn ở nơi xa.

“Cũng khoảng thời gian đó, bé Thúy hay giở chứng, cãi lại tôi gần như bất cứ điều gì. Tôi tôn trọng sự tư riêng của nó nên cũng không nói chuyện nhiều với nó.

“Thế rồi một hôm nó bỏ nhà đi.

“Tôi đi tìm. Gọi cảnh sát. Tôi cũng gọi cả anh nữa đó. Nhưng mấy hôm sau nó về. Anh có nhắc tôi nên cho nó đi gặp người cố vấn tâm lý để nhờ họ khuyên giải.

“Nó ở nhà được vài tháng, rồi lại bỏ nhà đi. Mỗi lần vài ba ngày. Sau đó thì đi hẳn. Lúc đó nó mới ngoài 16 tuổi.

“Tôi nghe vài đứa bạn của nó nói, nó đã đi xa, ở đâu dưới Los Angeles. Nhưng làm sao mà tìm đây?

“Thế rồi tự nhiên nó gọi tôi vào đêm Noel, đêm Noel…

“Một cú gọi, nói được vài câu thì cúp.

“Tôi chờ nó gọi lại.  Nhưng nó không gọi lại.

“Đáng lẽ tôi đi dự lễ nửa đêm, rồi ghé nhà người bạn ăn tối, nhưng tôi hủy tất cả. Tôi đi làm đồ ăn tối, đủ cho hai người ăn, bật đèn sáng tất cả các phòng, rồi ở nhà chờ, lỡ nó có gọi lại...

“Gần đến nửa đêm, có tiếng bấm chuông gọi cửa…

“Ối trời ơi, nó về, nó về.

“Nó mang một áo khoác rộng, trùm kín cả đầu.  Tôi sung sướng bước đến định ôm choàng nó mà hôn thì nó đẩy tôi ra.  Nó không cho tôi ôm. Tôi tôn trọng ý nó, miệng lắp bắp mời nó ngồi vào bàn ăn.

“Tôi nói: ‘Con ăn đi, đi nghỉ rồi mình nói chuyện sau.’

“Nó ăn ngấu nghiến, uống một ly sữa lớn, nhưng chẳng nói gì.

“Một lúc sau, khuôn mặt nó tái nhợt, rồi ôm bụng la, ‘Đau, đau quá…’

“Tôi hỏi, có sao không? Đi bác sĩ nha? Rồi tôi ôm lấy nó.

“Đặt bàn tay tôi lên tay nó đang để ở trên bụng, thì tôi biết là nó có thai. Có thể nó đang đau đẻ. Tôi bắt đầu hoảng. Nó tiếp tục rên la.

“Tôi gọi 911, xin cấp cứu.

“Khi xe cứu thương đến thì bọng nước nó đã vỡ ra, loang lổ cả sàn nhà. Người ta phải đỡ đẻ ngay nơi phòng ăn của nhà tôi.

“Trời ơi, một bé trai, kháu khỉnh vô cùng.  Rồi họ đem cả hai mẹ con vào nhà thương.”

*

*      *

Bà Helen chỉ tay về đứa bé trước mặt tôi và nói:

“Đó, cậu bé đó là con của nó.”

Tôi nhìn đứa bé, thật kháu khỉnh, dễ thương. Tôi nói:

“Thế bà trở thành bà ngoại rồi.  Còn Thúy bây giờ nó làm gì?”

Bà nói:

“Anh không tin được. Từ khi có con, nó thay đổi hoàn toàn. Nó ghi danh vào college rồi chuyển lên university.  Năm vừa rồi nó tốt nghiệp cử nhân tại San Jose State, và đang tiếp tục học chương trình cao học.”

Tôi hỏi:

“Nó học về ngành gì?”

Bà đáp:

“Anh thử đoán coi… Nó học về Social Work, Công Tác Xã Hội. Nó muốn trở thành một chuyên viên tâm lý xã hội.-”

Tác giả: Trần Hiếu, San Jose

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!