Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Trần Hiếu, San Jose
Bài Viết Của
Trần Hiếu, San Jose
Thương nhớ Cha Giuse Phạm Kim Hùng
Chúc Mừng Xuân Mậu Tuất 2018
CÔNG NGHỊ LÃNH ÐẠO CÔNG GIÁO HOA KỲ - SỰ HIỆN DIỆN SỐNG ÐỘNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng ưu ái dân tộc Việt Nam
ĐÊM GIÁNG SINH CỦA NGƯỜI BẢO DƯỠNG
“PHẢI CHẤP NHẬN TRẢ GÍA” KHI RAO GIẢNG GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI
Biển Đông Dậy Sóng—“Viên Đạn Cần Bắn Là Sự Đoàn Kết Dân Tộc”
Đức Kitô đã sống lại
Chú bé vẽ mèo
Câu Chuyện Giáng Sinh: GIA PHẢ CHÚA GIÊSU
DÂNG LỜI CẢM TẠ
THĂNG TIẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI
Điểm sách “Thiên Chúa và Trần Thế” Trao đổi giữa ký giả Peter Seewald và hồng y Joseph Ratzinger do Phạm Hồng Lam dịch
Thăng tiến các mối quan hệ con người qua lắng nghe
Lá thư gửi Chúa
Sống đạo qua thăng tiến các mối quan hệ gia đình
Giải quyết bất đồng gia đình trong tinh thần Phúc Âm hóa
Thương Nhớ Bác Bùi Đình Đạm
Nhớ Bố Ngày Hiền Phụ
Đối phó với nóng giận trong các mối quan hệ gia đình
ĐI TÌM MÔ THỨC GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT ĐỒNG
Hải Linh — Danh Tài Thánh Nhạc Việt Nam
NĂM MỚI, THĂNG TIẾN NIỀM TỰ QUÝ TRONG HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Làm gì khi người thân của bạn ghiền bài bạc?
NÓNG GIẬN TRONG HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Giải quyết các xung khắc gia đình
AN TÂM TRONG VIỆC DẠY CON
Ba vị ẩn tu: Một truyền thuyết được lưu hành ở thị trấn Volga
THĂNG TIẾN CÁC MỐI QUAN HỆ CON NGƯỜI QUA LẮNG NGHE

 

Trần Hiếu

Lắng nghe là điều rất căn bản trong các giao tiếp con người mà nhiều khi chúng ta tưởng rằng mình đang thực hành.  Thế nhưng, trước các xung đột gia đình, những người trong cuộc thường hay phàn nàn họ không được lắng nghe. 

Bạn hãy nghĩ coi khi bạn đang bộc lộ nỗi buồn phiền vì mắc chuyện ngặt nghèo, người đối diện liền nói, “Ừ, tôi cũng bị như vậy”, bạn có bực mình không?  Harold S. Kushner, tác giả cuốn When Bad Things Happen to Good People (Khi Điều Xấu Xảy Ra Cho Người Tốt), nói rằng những lúc như thế, tốt nhất là lắng nghe và đừng nói gì cả.

Thực vậy, không phải lúc nào bạn cũng cần câu trả lời hoặc cần điều khuyên bảo.  Nhiều khi chúng ta chỉ cần có người để cảm thông.  Có lúc chỉ cần họ lắng nghe là ta đủ vơi đi nỗi buồn, chứ không nhất thiết phải nghe lời an ủi. 

Nếu bạn nghĩ rằng đàm thoại chỉ là lời nói, bạn đã chưa thực hành lắng nghe.  Không phải ngẫu nhiên mà Thượng Đế tạo dựng con người với hai lỗ tai nhưng chỉ một cái miệng: Ngài muốn chúng ta nghe nhiều hơn nói.

Thực ra lắng nghe có nhiều lợi điểm mà chúng ta cần nên thực hành.  Những nhà tâm lý và cố vấn gia đình có những nhận xét về việc lắng nghe như sau:

  • Thái độ lắng nghe tự nó diễn tả tình yêu thương, sự tôn trọng và quan tâm.  Khi lắng nghe người khác là chúng ta cho họ biết rằng họ là người quan trọng và đáng được sự chú tâm của mình.

  • Khi lắng nghe, chúng ta hiểu quan điểm người khác một cách rõ ràng hơn.  Nhiều khi vì chính thái độ lắng nghe của mình mà người đối diện muốn chia sẻ cả những tâm tư thầm kín, nhờ vậy chúng ta càng hiểu biết để có cách hành xử thích hợp hơn.

  • Khi được lắng nghe, người nói có cơ hội làm sáng tỏ suy nghĩ của họ, và nhờ thế họ dễ nhận ra các vấn đề đang gặp phải, cũng như biết tìm chọn phương thức đối phó thỏa đáng.

  • Khi lắng nghe người khác, bạn không những chinh phục được cảm tình của họ mà còn  làm gương cho họ noi theo, đó là, bạn cũng đáng được người ta lưu ý điều mình phát biểu. 

Mặc dầu chúng ta biết lắng nghe quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế người ta ít chú tâm tập luyện kỹ năng nầy.  Họ nghĩ rằng nghe cũng như hít thở, là điều ai cũng có thể làm một cách tự nhiên từ khi còn rất nhỏ.  Thực ra, nghe cũng như nói, nếu người tinh tế trong ngôn từ trò chuyện cần nhiều thời gian tập luyện, thì người biết nghe cũng cần thao dợt trong cách thực hành.

Vậy làm sao để lắng nghe?

Nói ít.  Điều nầy không có nghĩa là không nói, nhưng là biết lúc nào thì cần nói.  Khi chú ý lắng nghe người khác, bạn cần lắng đọng tâm tư, giảm sự chi phối do ngoại cảnh như xeo-phôn, máy móc điện tử, tránh chủ quan phán đoán khi chưa có đủ dữ kiện, và cố tìm hiểu ý tưởng của người phát biểu qua việc hỏi lại, hoặc cho người ta phản ảnh điều mình đã nghe để hiểu cho rõ ràng.

Người biết lắng nghe đòi hỏi tự ý thức về mình ở một tầm mức cao, cũng như biết thực hành cách lắng nghe một cách tích cực.  Đó là khi bạn không chỉ nghe người ta qua lời nói, nhưng còn cả giọng điệu, cử chỉ và toàn bộ cách diễn đạt của họ.  Để bày tỏ sự chú ý của mình, bạn cần dùng các cử điệu câm như gật gù, nháy mắt hoặc dùng ngôn từ phản ảnh ngắn gọn như “ừ hử”, “thế à”… để cho người đối diện biết là bạn đang tích cực lắng nghe.

Cũng có khi bạn cảm thấy mình khó khăn trong lắng nghe, lúc đó cố gắng lặp lại trong tư tưởng những điều họ nói, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy mình chủ động trở lại, tránh cho tâm trí khỏi lãng đi nơi khác.

Tóm lại, lắng nghe đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và quyết tâm trong thực hành.  Kỹ năng nầy cũng đòi hỏi sự khiêm tốn và kềm chế ý riêng của bạn.  Nhưng hiệu qủa của nó sẽ mang lại cho bạn lợi ích lớn lao, đó là thăng tiến mối quan hệ với những người thân yêu.  Một khi bạn thấy người ta hay tìm đến bạn để tâm tình, khả năng lắng nghe của bạn đã đến mức đáng khen ngợi.-

Tác giả: Trần Hiếu, San Jose

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!