Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
BÀI CA NGƯỜI TÔI TỚ THỨ HAI (49:1-6)
BÀI CA NGƯỜI TÔI TỚ THỨ NHẤT (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
Những nét đặc thù của Phục Hưng Thánh Thể
Phục hưng Thánh Thể Cá nhân trong Hành trình Đức tin và Canh tân
TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN CHO VIỆC PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
Giới Thiệu Kế Hoạch Phục Hưng Thánh Thể Toàn Quốc của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Thông báo về Khóa Thánh Kinh 120 Tuần ONLINE do ông Phạm Xuân Khôi phụ trách
Dưới đây là nối kết của 3 Videos Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
Video Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH (tài liệu của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CÔNG GIÁO HOA KỲ)
Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác – Introduction to Theology of the Body
TÂN CHỈ NAN HUẤN GIÁO - CHƯƠNG IV Việc Đào Tạo Giáo Lý Viên
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 3
THÁCH ĐỐ ĐÀO LUYỆN LƯƠNG TÂM ĐỂ LÀM TÍN HỮU CÔNG DÂN
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - CHƯƠNG II Căn Tính của Việc Dạy Giáo Lý
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 1
TÂN CHỈ NAM HUẤN GIÁO Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Thăng Tiến việc Tân Phúc Âm Hóa
BÀI GIÁO LÝ 5 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 4 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 3 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 2 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 1 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
CHRISTUS VIVIT! - Đức Kitô đang sống! - Tông Huấn cho Giới Trẻ và toàn thể Dân Thiên Chúa
GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI - THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI THƯỜNG KỲ THỨ XV - TÀI LIỆU KẾT THÚC
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ THỨ XV: GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI Tài liệu kết thúc (phần 2)
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ THỨ XV: GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI Tài liệu kết thúc (phần 1)
Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Thêm Sức: Ấn Tín của Chúa Thánh Thần
Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Thêm Sức: Làm Chứng cho Đức Kitô.
Bài Giáo Lý 6 của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Rửa Tội: Mặc lấy Đức Kitô
Bài Giáo Lý 5 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội: Việc Tái Sinh
Bài Giáo Lý 4 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội: Nguồn mạch sự sống
Bài Giáo Lý 3 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội: Quyền năng chiến thắng sự dữ
DIỄN TỪ CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ XVI TRONG THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC

Cần phải khắc phục chủ thuyết Nhị Nguyên giữa khoa Chú Giải Thánh Kinh và khoa Thần Học 

Vatican, ngày 19/10/2008 - Hôm thứ ba, ĐTC đã công bố một bài diễn từ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, là Thượng Hội Đồng đang nhóm họp tại Vatican cho đến ngày 26/10 để thảo luận về đề tài: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh.”

***

Anh Chị Em thân mến, việc sửa soạn cho cuốn sách của tôi về Chúa Giêsu cho tôi nhiều dịp để nhìn thấy tất cả những điều tốt có thể đến từ khoa chú giải Thánh Kinh hiện đại, nhưng cũng cho tôi nhận ra những trở ngại và những nguy hiểm trong đó. Dei Verbum 12 đưa ra cho chúng ta những chỉ dẫn về phương pháp thích hợp trong việc chú giải Thánh Kinh. Trước hết, văn kiện này xác nhận sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp phân tích [phê bình] lịch sử (historical-critical method), qua việc diễn tả ngắn gọn những yếu tố thiết yếu. Nhu cầu này là kết quả của nguyên tắc Kitô giáo được hình thành trong Gioan 1:14: “Verbum caro factum est (Ngôi lời trở thành nhục thể)”. Sự kiện lịch sử là bình diện chủ yếu của Đức Tin Kitô giáo. Lịch sử cứu độ không phải là một huyền thoại, nhưng là một câu truyện có thật và vì thế phải được nghiên cứu bằng cùng những phương pháp như một cuộc nghiên cứu lịch sử quan trọng.

Tuy nhiên, lịch sử này lại có một bình diện khác, đó là tác động của Thiên Chúa. Vì điều này, “Dei Verbum” nhắc đến một mức độ phương pháp học cần thiết để giải thích đúng đắn các lời, là những lời vừa là lời loài người lại vừa là Lời Thiên Chúa.

Công Đồng nói rằng, theo một quy luật căn bản cho bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, Thánh Kinh phải được giải thích trong cùng một tinh thần mà trong đó Thánh Kinh được viết [chính ra phải dịch là trong cùng một Thánh Thần là Đấng đã viết Thánh Kinh]. Và do đó đưa ra ba yếu tố căn bản về phương pháp để không quên bình diện Thiên Chúa, là khoa thần khí học của Thánh Kinh: nghĩ là một người phải 1) giải thích bản văn mà không quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay phương pháp này được gọi là Chú Giải Thánh Kinh theo Quy Điển (Canonical Exegesis). Vào thời điểm của Công Đồng chưa có từ này, nhưng Công Đồng đã nói cùng một điều: người ta không được quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) một người cũng không được quên truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, và sau cùng 3) phải tôn trọng tính loại suy Đức Tin. Chỉ khi nào cả hai mức độ về phương pháp học này, là phân tích lịch sử và thần học, được tôn trọng, thì một người có thể nói về khoa chú giải Thánh Kinh theo thần học -- một loại chú giải Thánh Kinh thích hợp cho Sách này [Thánh Kinh]. Trong khi việc chú giải Thánh Kinh ở đại học theo mức độ thứ nhất hoạt động ở một tầm mức rất cao và thật sự có ích cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể nói như thế về mức độ kia. Thường mức độ thứ nhì này, là mức độ gồm có ba yếu tố thần học được ám chỉ bởi Dei Verbum hầu như vắng mặt. Và điều ấy đưa đến những hậu quả khá trầm trọng.

Hậu quả thứ nhất của việc vắng bóng của mức độ phương pháp học thứ nhì này là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách chỉ nói về quá khứ. Các hậu quả về luân lý có thể được rút ra từ đó, một người có thể học về lịch sử, nhưng Sách chỉ nói về quá khứ và việc chú giải nó không còn có tính cách thần học thật sự nữa, mà trở thành thuật chép sử, là lịch sử của văn chương. Đây là hậu quả đầu tiên: Thánh Kinh tiếp tục ở trong quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Còn có một hậu quả thứ nhì trầm trông hơn nhiều: ở đó những cách giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin như được Dei Verbum ám chỉ bị mất dạng, mà tất yếu xuất hiện một loại giải thích Thánh Kinh khác, giải thích Thánh Kinh theo thế tục, theo chủ nghĩa thực chứng, mà nguyên tắc chính của nó là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đã không xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo loại chú giải Thánh Kinh này, khi nào xem ra có những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, người ta phải giải thích nó từ đâu đến và biến nó thành yếu tố hoàn toàn nhân loại.

Vì điều này mà nổi lên những cắt nghĩa chối bỏ lịch sử tính của những yếu tố thuộc về Thiên Chúa. Thí dụ, ngày nay cái gọi là trường phái chính của khoa giải thích Thánh Kinh ở nước Đức chối từ rằng Chúa thiết lập Bí Tích Thánh Thể và nói rằng thân xác của Chúa Giêsu vẫn còn nằm trong mồ. Biến cố Phục Sinh không phải là một biến cố lịch sử, nhưng là một thị kiến thần học. Việc đó xảy ra vì không giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin: cho nên người ta đã đưa ra một giải thích Thánh Kinh theo triết lý thế tục, là loại triết lý chối từ việc Thiên Chúa đi vào và hiện diện thật trong lịch sử là chuyện có thể xảy ra. Hậu quả của việc thiếu mức độ chú giải thứ nhì này là tạo ra một vực thẳm thật sâu giữa khoa chú giải Thánh Kinh theo khoa học và Lectio Divina. Điều này đôi khi đưa đến một hình thức lúng túng ngay cả trong việc soạn bài giảng. Khi mà việc chú giải Thánh Kinh không còn là thần học nữa, thì Thánh Kinh không còn là linh hồn của thần học, và ngược lại, khi thần học không thiết yếu là việc giải thích Thánh Kinh trong Hội Thánh, thì thần học không còn nền tảng nữa.

Cho nên đối với đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, đối với tương lai của Đức Tin, chúng ta phải thắng vượt chủ nghĩa lưỡng phân giữa khoa chú giải Thánh Kinh và khoa thần học. Thần học theo Thánh Kinh và thần học hệ thống là hai bình diện của một thực thể duy nhất, là điều mà chúng ta gọi là Thần Học. Vì lý do này, tôi hy vọng rằng một trong những đề nghị sẽ đề cập đến nhu cầu cần phải nhớ đến hai mức độ theo phương pháp học được Dei Verbum 12 ám chỉ, cần phải khai triển một khoa chú giải Thánh Kinh không chỉ ở mức độ lịch sử, nhưng cũng phải ở mức độ thần học. Vì thế, mở rộng việc đào luyện các nhà chú giải Thánh Kinh tương lai theo nghĩa này là điều cần thiết, để thật sự mở những kho tàng của Thánh Kinh ra cho thế giới hôm nay và cho tất cả chúng ta.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!