Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
Những nét đặc thù của Phục Hưng Thánh Thể
Phục hưng Thánh Thể Cá nhân trong Hành trình Đức tin và Canh tân
TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN CHO VIỆC PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
Giới Thiệu Kế Hoạch Phục Hưng Thánh Thể Toàn Quốc của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Thông báo về Khóa Thánh Kinh 120 Tuần ONLINE do ông Phạm Xuân Khôi phụ trách
Dưới đây là nối kết của 3 Videos Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
Video Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH (tài liệu của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CÔNG GIÁO HOA KỲ)
Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác – Introduction to Theology of the Body
TÂN CHỈ NAN HUẤN GIÁO - CHƯƠNG IV Việc Đào Tạo Giáo Lý Viên
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 3
THÁCH ĐỐ ĐÀO LUYỆN LƯƠNG TÂM ĐỂ LÀM TÍN HỮU CÔNG DÂN
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - CHƯƠNG II Căn Tính của Việc Dạy Giáo Lý
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 1
TÂN CHỈ NAM HUẤN GIÁO Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Thăng Tiến việc Tân Phúc Âm Hóa
BÀI GIÁO LÝ 5 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 4 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 3 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 2 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 1 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ MỚI VI CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ XVI VỀ THÁNH PHAOLÔ: LUÔN LUÔN LÀM THEO CHÂN LÝ CỦA TIN MỪNG

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết ngày thứ tư mùng 1/10/2008 tại quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

****

Anh Chị em thân mến,

Lòng kính trọng và mến phục đối với Nhóm Mười Hai mà Thánh Phaolô đã luôn nuôi dưỡng, không bị giảm đi khi ngài thẳng thằn bảo vệ chân lý của Tin Mừng, và Tin Mừng không là gì khác hơn Đức Chúa Giêsu Kitô, là Chúa. Hôm nay chúng ta muốn ngừng lại ở hai biến cố chứng tỏ sự mến phục này, và đồng thời, cũng chứng tỏ sự tự do mà Thánh Tông Đồ nói với Thánh Phêrô (Kêpha) và các Tông Đồ khác: là biến cố gọi là Công Đồng Giêrusalem và biến cố xảy ra ở Antiôkia tại Syria, mà ngài nhắc đến trong thư gửi tín hữu Galatê (x. Gal 2:1-10; 2:11-14).

Mỗi công đồng và Thượng Hội Đồng Giám Mục của Hội Thánh là một “biến cố của Chúa Thánh Thần” và thu gồm mọi ước vọng của toàn thể Dân Thiên Chúa. Những ai được tham dự Công Đồng Vaticanô II đã cảm nghiệm được điều này cách riêng. Vì thế mà Thánh Luca trong khi cho chúng ta biết tin tức về công đồng đầu tiên của Hội Thánh, xảy ra tại Giêrusalem, đã giới thiệu bức thư các Tông Đồ gửi cho các cộng đồng Kitô Hữu ở nước ngoài trong hoàn cảnh ấy thế này: “Đây là quyết định của Chúa Thánh Thần và của chúng tôi (Cv 15:28). Chúa Thánh Thần, là Đấng hoạt động trong toàn thể Hội Thánh, nắm tay các Tông Đồ mà hướng dẫn các ngài trong giờ phút phải theo những đường hướng mới hay hoàn thành các đồ án của các ngài. Chúa Thánh Thần là người thợ chính trong việc xây dựng Hội Thánh.

Tuy nhiên, cuộc hội họp ở Giêrusalem đã xảy ra trong lúc có sự căng thẳng không nhỏ trong cộng đồng đầu tiên. Sự căng thẳng này liên quan đến việc trả lời vấn nạn là đây có phải là cơ hội để đòi hỏi các dân ngoại trở lại cùng Đức Chúa Giêsu Kitô, là Chúa, phải cắt bì hay để cho họ được tự do không phải giữ luật Môsê, nghĩa là, không phải giữ các điều luật cần thiết để thành một người công chính, tuân phục lề luật, và trên hết, không phải giữ các luật lệ liên quan đến các nghi thức thanh tẩy, các thức ăn trong sạch và không trong sạch, cùng ngày Sabat.

Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galatê 2:1-10 cũng đề cập đến cuộc họp ở Giêrusalem: Mười bốn năm sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đấng Phục Sinh trên đường đi Đamascô – chúng ta đang ở hậu bán thập niên 40 – Thánh Phaolô rời Antiôkia của Syria cùng với Thánh Barnaba, và có Titô, là cộng sự viên trung tín của ngài, có lẽ gốc Hy lạp, đã không bị bắt buộc phải cắt bì khi gia nhập Hội Thánh. Trong trường hợp này, Thánh Phaolô trình với Nhóm Mười Hai, được coi là những bậc vị vọng, Tin Mừng về sự tự do không lệ thuộc vào lề luật của ngài (x. Gal 2:6).

Trong ánh sáng của cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh của ngài, ngài đã hiểu rằng qua việc chuyển sang Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô, Dân Ngoại không còn cần phải chịu cắt bì, giữ luật về thực phẩm và ngày Sabat, như dấu chỉ của sự công chính: Đức Kitô là sự công chính của chúng ta, và “công chính” là tất cả những gì làm theo Người. Các dấu hiệu khác không còn cần thiết nữa để trở nên công chính. Trong Thư gửi tín hữu Galatê, với một ít lời, ngài đã nói về sự phát triển trong hội nghị: Ngài nhắc lại cách hăng say rằng Tin Mừng tự do khỏi lề luật được các Thánh Giacôbê, Kêpha và Gioan, “là những cột trụ”, chấp thuận, là những vị đã đưa tay phải ra cho ngài và Thánh Barnaba như dấu hiệu hiệp thông trong hội thánh trong Đức Kitô (Gal 2:9).

Như chúng ta đã lưu ý, nếu đối với Thánh Luca, Công Đồng Giêrusalem diễn tả hành động của Chúa Thánh Thần, thì đối với Thánh Phaolô, Công Đồng này nhìn nhận cách dứt khoát sự tự do, được chia sẻ bởi tất cả những ai được tham gia: sự tự do khỏi những bó buộc phát xuất từ việc cắt bì và Lề Luật.  Đó là sự tự do mà "Đức Kitô đã giải thoát cho chúng ta cho chúng ta được tự do", và chúng ta đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa (x. Gal 5:1). Hai hình thức mà Thánh Phaolô và Thánh Luca diễn tả Hội Nghị tại Giêrusalem kết hợp với nhau trong hành động giải phóng của Chúa Thánh Thần, bởi vì “nơi nào có Thánh Thần của Chúa thì nơi ấy có tự do”, như ngài nói trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 3:17).

Vì tất cả những điều ấy, như chúng ta thấy rõ trong các Thư của Thánh Phaolô, sự tự do của Kitô hữu không bao giờ đồng hóa với quyền hay ý muốn tự do muốn làm gì thì làm. Nó được thực hành theo Đức Kitô, và như thế, trong việc thật sự phục vụ con người, trước hết, là những người nghèo túng nhất. Vì lý do đó, Thánh Phaolô tường trình về việc kết thúc hội nghị bằng việc nhắc lại điều mà các Tông Đồ đề nghị với ngài: “Chỉ một điều này là chúng ta phải nhớ đến những người nghèo khó, là điều mà tôi vẫn tha thiết thực hiện” (Gal 2:10).

Mỗi Công Đồng đều được phát sinh từ Hội Thánh và trở về với Hội Thánh: Trong trường hợp này Công Đồng trở về với việc lưu tâm đến người nghèo, là điều mà Thánh Phaolô ghi chú trong các Thư của ngài, trước hết là những người trong Hội Thánh tại Giêrusalem. Trong việc lưu tâm đến người nghèo, được minh chứng cách đặc biệt trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 8-9) và trong kết luận của Thư gửi tín hữu Rôma (x. 15), Thánh Phaolô chứng tỏ lòng trung thành của ngài đối với quyết định đã được trưởng thành trong hội nghị.

Đương nhiên là chúng ta chưa hoàn toàn hiểu được ý nghĩa mà Thánh Phaolô và các cộng đoàn của ngài gán cho việc quyên góp giúp đỡ người nghèo ở Giêrusalem. Đó là một sáng kiến hoàn toàn mới trong toàn cảnh của các sinh hoạt tôn giáo. Đó không phải là điều bắt buộc, nhưng tự do và bộc phát. Tất cả các giáo đoàn được Thánh Phaolô thành lập ở Tây Phương đều tham gia vào việc quyên góp này. Số tiền thu góp được diễn tả là món nợ mà các cộng đoàn này thiếu đối với Hội Thánh mẹ ở Palestine, mà từ đó họ đã nhận được ân sủng của Tin Mừng mà không gì có thể diễn tả nổi. Giá trị mà Thánh Phaolô quy cho cử chỉ tham gia này thật quá cao quý đến nỗi ngài ít khi gọi đó là “quyên góp”: Nhưng cử chỉ đó đúng hơn là “phục vụ”, “phúc lành”, “yêu thương”, “ân sủng”, và ngay cả “phụng vụ” (2 Cor 9).

Đặc biệt đáng ngạc nhiên là từ cuối cùng; từ này tặng cho việc quyên góp tiền ngay cả một giá trị đáng kính: Một đằng, đó là một cử chỉ phụng vụ hay “phục vụ”, mà mỗi cộng đồng dâng lên Thiên Chúa, và đằng khác, đó là một cử chỉ yêu thương được thực thi vì lợi ích của dân chúng. Yêu thương người nghèo và phụng vụ dành cho Thiên Chúa đi chung với nhau; yêu thương người nghèo là phụng vụ. Hai bình diện này được trình bày trong mỗi cuộc cử hành phụng vụ và trong Hội Thánh, mà tự bản tính chống lại việc phân tách việc phụng tự ra khỏi đời sống, đức tin ra khỏi việc làm, cầu nguyện ra khỏi đức ái đối với anh em. Như thế Công Đồng Giêrusalem được lập ra để giải quyết thắc mắc là phải đối xử thế nào với các lương dân đến đón nhận Đức Tin, bằng cách chọn lựa sự tụ do không phải chịu cắt bì và tuân theo những điều bị áp đặt bởi lề luật, và Công Đồng kết luận với ưu tư mục vụ được đặt ở trọng tâm của Đức Tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô và yêu thương người nghèo ở Giêrusalem và toàn thể Hội Thánh.

Đoạn thứ nhì là biến cố mà ai cũng biết xảy ra tại Antiokia ở Syria, là điều giúp chúng ta hiểu sự tự do nội tại mà Thánh Phaolô vui hưởng. Một người phải có hành vi thế nào trong những dịp rước lễ (hiệp thông) ở bàn tiệc Thánh giữa các tín hữu gốc Do Thái và những tín hữu gốc Dân Ngoại? Ở đây Thánh Phaolô cho chúng ta thấy trung điểm khác của việc giữ luật Môsê: việc phân biệt giữa những thực phẩm trong sạch và không trong sạch, là điều gây ra sự chia rẽ trầm trọng giữa những người giữ luật Do Thái và Dân Ngoại. Thoạt đầu ông Kêpha, tức là Thánh Phêrô, ngồi cùng bàn với cà hai, nhưng khi có một số Kitô hữu liên quan đến Thánh Giacôbê, “người Anh Em của Chúa”, đến (Gal 1:19), Thánh Phêrô đã bắt đầu tránh tiếp xúc với Dân Ngoại ở bàn, để không làm cớ phạm tội cho những người tiếp tục giữ luật về sự trong sạch của thức ăn. Và Thánh Baranaba cũng đồng ý với sự chọn lựa này. Việc chọn lựa ấy đã chia rẽ cách trầm trọng các Kitô hữu xuất thân từ giới được cắt bì và các Kitô hữu xuất thân từ Dân Ngoại.

Hành vi này, thực sự đe dọa sự hợp nhất và tự do của Hội Thánh, làm cho Thánh Phaolô phản ứng mạnh mẽ, đến độ ngài kết án Thánh Phêrô và những người khác là giả hình. “Nếu ông, một người Do Thái, mà sống như một người Dân Ngoại, và không như một người Do Thái, thì làm sao ông lại buộc Dân Ngoại phải sống như người Do Thái được?” (Gal 2:14). Trên thực tế, một đàng thì ưu tư của Thánh Phaolô khác với ưu tư của Thánh Phêrô và Branabas: Đối với những vị sau, việc tách biệt ra khỏi dân ngoại là một cách để dạy về việc tránh làm cớ cho những tín hữu gốc Do Thái bị vấp phạm. Còn đối với Thánh Phaolô, nó tạo nên nguy cơ hiểu lầm ơn cứu độ phổ quát trong Đức Kitô được ban cho Dân Ngoại cũng như cho người Do Thái. Nếu người ta được nên công chính chỉ nhờ Đức Tin vào Đức Kitô, nhờ việc làm theo Người, chứ không cần làm theo Lề Luật, thì tại sao lại còn phải giữ luật về thức ăn trong sạch trong khi tham dự bàn tiệc? Chắc chắn rằng quan niệm của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khác nhau: đối với vị trước, không muốn mất những người Do Thái đã đi theo Tin Mừng, đối với vị sau, không muốn làm giảm giá trị cứu độ của việc Đức Kitô chết cho tất cả các tín hữu.

Điều thích thú đáng chú ý là vài năm sau đó khi viết cho các Kitô hữu Rôma, (khoảng giữa thập niên 50), Thánh Phaolô tự  thấy mình phải đương đầu với một trường hợp tương tự, và ngài đã yêu cầu những ngưởi có đức tin hơn rằng họ đừng ăn thực phẩm không trong sạch để khỏi làm mất những người yếu [đức tin] hay làm cớ cho họ vấp phạm. “Tốt nhất là đừng ăn thịt, uống rượu, và tránh những gì có thể gây cớ cho anh em mình vấp ngã” (Rom 14:21). Sự việc xảy ra tại Antiokia chứng tỏ rằng đó là bài học cho cả Thánh Phêrô lẫn Thánh Phaolô. Chỉ có việc đối thoại cách chân thành, mở lòng ra cho chân lý của Tin Mừng, có thể hướng dẫn đường đi của Hội Thánh: “Vì Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rom 14:17).

Đó là một bài học mà chúng ta cũng cần phải học: Với những đặc sủng khác biệt được Thiên Chúa trao phó cho Thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn tất cả chúng ta, cố gắng sống trong tự do được quy hướng trong Đức Tin vào Đức Kitô và được thể hiện bằng việc phục vụ anh em. Điều cần thiết là càng ngày càng nên giống Đức Kitô. Chính nhờ cách này mà một người thật sự được tự do, bằng cách này mà trung tâm sâu thẳm nhất của lề luật được diễn tả nơi chúng ta: đó là kính mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Chúng ta hãy cầu xin Chúa dạy chúng ta chia sẻ những tình cảm của Người, học cùng Người sự tự do chân chính và tình yêu Phúc Âm bao bọc tất cả mọi người.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ 

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!