Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
Những nét đặc thù của Phục Hưng Thánh Thể
Phục hưng Thánh Thể Cá nhân trong Hành trình Đức tin và Canh tân
TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN CHO VIỆC PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
Giới Thiệu Kế Hoạch Phục Hưng Thánh Thể Toàn Quốc của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Thông báo về Khóa Thánh Kinh 120 Tuần ONLINE do ông Phạm Xuân Khôi phụ trách
Dưới đây là nối kết của 3 Videos Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
Video Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH (tài liệu của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CÔNG GIÁO HOA KỲ)
Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác – Introduction to Theology of the Body
TÂN CHỈ NAN HUẤN GIÁO - CHƯƠNG IV Việc Đào Tạo Giáo Lý Viên
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 3
THÁCH ĐỐ ĐÀO LUYỆN LƯƠNG TÂM ĐỂ LÀM TÍN HỮU CÔNG DÂN
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - CHƯƠNG II Căn Tính của Việc Dạy Giáo Lý
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 1
TÂN CHỈ NAM HUẤN GIÁO Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Thăng Tiến việc Tân Phúc Âm Hóa
BÀI GIÁO LÝ 5 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 4 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 3 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 2 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 1 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
ANH EM KHÔNG SỐNG THEO XÁC THỊT, NHƯNG SỐNG THEO TINH THẦN

Suy Niệm Roma 8:9, 11-13 – Chúa Nhật XIV – Năm A

Cách đây hai tuần, Thánh Phaolô đã so sánh Ađam với Đức Kitô. Vì tội bất phục tùng của Ađam mà tội lỗi đã nhập vào thế gian (Rom ). Con người bị tội lỗi làm tổn thương và trở nên nặng nề vì khuynh hướng phạm tôi của mình nên nghiêng về xác thịt nhiều hơn về tinh thần. Nhưng Đức Kitô, một Ađam mới, đã dùng chính cái chết trong vâng phục của Người mà cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi (x. 1 Cor ). Nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta có đức tin. Qua bí tích Thánh Tẩy, chúng ta cùng chết và sống lại với Đức Kitô và bây giời chúng ta có một đời sống mới trong Người (x. Rom 6:4).

Là những người đã được Đức Kitô giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết, chúng ta không còn làm nô lệ cho thân xác và tội lỗi nữa (Rom 6:6). Hôm nay Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta cách mà chúng ta phải sống nếu chúng ta thật sự tin vào Đức Kitô.

9. Anh em không sống theo xác thịt mà sống theo tinh thần (có bản dịch là Thánh Thần hay Thần Khí vì chữ πνευμα của Hy Lạp có thể dịch theo cả hai nghĩa), nếu thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em.

Nếu chúng ta thật sự có Chúa Thánh Thần, vì thân xác chúng ta là Đền Thờ Chúa Thánh Thần (1 Cor ), nên Chúa Thánh Thần thật sự ở trong chúng ta nếu chúng ta sống theo Ngài. Sống theo xác thịt đây không chỉ có nghĩa là tim thú vui xác thịt mà có nghĩa là tất cả những gì quy về mình, là sống ích kỷ, như đuổi theo tiền tài, danh vọng, đam mê…. Đối với những người tin vào Đức Kitô thì Chúa Thánh Thần trở nên sức sống mới của họ. Ngài là động lực thúc đẩy mọi việc họ làm.

Nếu ai không có Thánh Thần của Đức Kitô, thì kẻ ấy không thuộc về Người.

Chúng ta chỉ có thể liên hệ với Đức Kitô nhờ có Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta. Mà một khi Chúa Thánh Thần thật sự ở trong chúng ta thì Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta làm tất cả mọi sự theo Ý Thiên Chúa. Và khi Ngài đã hướng dẫn thì chúng ta phải tuân theo. Ngày nay có nhiều người tự xưng là Công Giáo hay Kitô hữu mà thật sự không thuộc về Đức Kitô vì không có Chúa Thánh Thần ngự trong họ, hay không làm theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Kitô hữu không phải chỉ là một nhãn hiệu được dán vào chúng ta, mà phải là căn tính của chúng ta. Một người thuộc về Đức Kitô là người được trang bị để sống cho Thiên Chúa nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Người đó sẽ không những chỉ sống đời Công Giáo ở nhà thờ, mà sống đời sống ấy mọi nơi mọi lúc. Người ấy phải thể hiện tinh thần của Đức Kitô trong mọi việc mình làm, kể cả lá phiếu của mình. Thí dụ tôi không thể nói rằng tôi là Công Giáo mà tôi lại ủng hộ phá thai là điều dữ tự bản chất, hoàn toàn trái ngược với giới răn của Chúa. Cho nên khi tôi ủng hộ phá thai thì tôi không còn thật sự là người Công Giáo nữa, và như thế chắc chắn là tôi không thuộc vể Đức Kitô.

11. Nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em,

Việc làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết là công trình của Chúa Ba Ngôi (x. GLCG 648-650). Ở đây Thánh Phaolô nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc biểu lộ quyền năng của Thiên Chúa qua sự sống lại của Đức Kitô. Chúa Thánh Thần vừa là Thần Khí của Chúa Cha mà cũng là Thần Khí của Đức Kitô. Nếu Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta thì cả Ba Ngôi cũng ngự trong chúng ta.

thì Đấng đã làm cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại, cũng [sẽ] cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.

Bản dịch trong Phụng Vụ này thiếu chữ [sẽ]. Câu này nói lên vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc cho thân xác các Kitô hữu được sống lại vinh quang trong ngày sau hết. Khi sống lại, Đức Kitô đã chiến thắng sự chết và trở nên nguồn mạch sự sống lại của chúng ta trong sự hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đương nhiên là thân xác của tất cả mọi người sẽ được sống lại trong ngày tận thế, nhưng có những người sẽ sống lại “để hưởng phúc trường sinh,” và có những người sẽ sống lại “để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” (Daniel 12:2). Chúng ta chỉ được hưởng phúc trường sinh nếu Thánh Thần của Đức Kitô ngự trong chúng ta, nghĩa là khi chết chúng ta đang ở trong tình trạng ân sủng.

12. Anh em thân mến, chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ xác thịt, để chúng ta sống theo xác thịt.

Trước kia chúng ta là nô lệ của tội lỗi, nhưng Đức Kitô đã chuộc chúng ta bằng một giá rất đắt (x. 1 Cor 6:20; 7:23). Người đã chết để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và chiến thắng sự chết. Giờ đây, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta đã tin vào Đức Kitô và đã tùng phục Người. Người đã chuộc chúng ta ra khỏi ách nô lệ xác thịt và làm cho chúng ta nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Người cứu chuộc chúng ta bằng cách vâng phục Thánh Ý Chúa Cha và vâng phục cho đến chết và chết trên Thập Giá (Phil 2:8). Vì Chúa đã chuộc chúng ta nên “chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ xác thịt, để chúng ta sống theo xác thịt” (Rom 8:12). Vậy sống theo xác thịt là gì?

Trong những đoạn trước của Thư Rôma, Thánh Phaolô đã nói rằng sống theo xác thịt là sống theo bản tính con người, là bản tính đã bị tội Ađam làm tổn thương. Tội Ađam đã để lại cho tôi một bản tính con người có khuynh hướng dễ làm điều ác hơn điều lành. Khi tôi sống chiều theo những khuynh hướng này là tôi đang sống theo xác thịt. Ở đây tôi xin đan cử một số ví dụ cụ thể:

  • Tôi làm mọi sự để thỏa mãn những đòi hỏi của thân xác tôi, kể cả những việc vô luân là sống theo xác thịt,

  • Tôi chỉ nghĩ đến vật chất và những gì có lợi cho tôi là sống theo xác thịt,

  • Tôi làm việc, dù cả những việc lành, vì hư danh là sống theo xác thịt,

  • Tôi coi mình quan trọng hơn người khác là sống theo xác thịt,

  • Tôi đưa mình lên trên người khác hoặc muốn hơn người khác là sống theo xác thịt,

  • Tôi muốn người khác phải làm theo ý tôi là sống theo xác thịt,

  • Tôi làm để thỏa mãn “cái tôi ” là sống theo xác thịt,

  • Tôi cảm thấy ghen tức vì người khác hơn mình là sống theo xác thịt,

  • Tôi ích kỷ chỉ nghĩ đến mình và tích trữ cho mình là sống theo xác thịt.

Nếu muốn liệt kê thêm thì tôi sẽ phải ngồi đây viết hết trang này sang trang khác. Nhưng có lẽ những điều tôi đan cử trên đây cũng đủ rồi. Chỉ cần dùng một câu hỏi thôi là đủ để tôi biết rằng tôi có sống theo xác thịt hay không. Đó là “Tôi làm việc này vì tôi hay vì Chúa?” Nếu câu trả lời là “Vì Tôi” là tôi đang sống theo xác thịt.

13. Vì chưng, nếu anh em [đã] sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết;

Sống theo xác thịt là sống trong tội lỗi, mà “tiền công tội lỗi là sự chết” (Rom 6:23). (Thêm chữ [đã] vào đây là không chỉnh lắm). Ngày nay có nhiều người nghĩ rằng sống theo Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh là bị mất tự do. Họ không hiểu rằng con người chẳng bao giờ thật sự có tự do trừ khi sống theo chân lý. Muốn làm gì thì làm đâu phải là tự do mà là nô lệ cho thân xác, tiền tài, danh vọng và ma quỷ. Đó là lý do tại sao tự do giả tạo này dẫn con người đến nghiện ngập đủ thứ mà không thể thoát ra được, giống như tình trạng nhân loại khi chưa có Đức Kitô. Người thì nghiện quyền lực, tiền bạc, và danh vọng. Người thì nghiện ma tuý, sách báo và phim ảnh khiêu dâm. Người thị nghiện TV, video games, cờ bạc, trai gái, rượu chè. Tự do đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy những xiềng xích này càng ngày càng thêm nặng. Vì thế Thánh Phaolô cảnh cáo chúng ta là nếu muốn chết cả hồn lẫn xác thì hãy tiếp tục sống theo xác thịt.

nhưng nếu nhờ Thần Trí mà anh em đã giết [tiêu diệt] được các hành động (xấu xa của) thân xác, thì anh em sẽ được sống.

Chúng ta không thể tự mình tiêu diệt được các hành động xấu xa của thân xác mình. Tất cả những ai cậy vào sức mình mà chiến đấu với xác thịt đều thảm bại, vì chúng có một đồng minh mạnh mẽ hơn ta nhiều là ma quỷ. Chúng ta chỉ chiến thắng được nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà thôi. Nhưng Chúa Thánh Thần không bao giờ ép buộc chúng ta mà chỉ soi sáng, mời gọi và ban sức mạnh cho chúng ta thôi. Thánh Augustinô đã nói: “"Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta không cần có chúng ta cộng tác; nhưng Ngài đã không muốn cứu độ chúng ta nếu chúng ta không cộng tác" (Bài giảng169, 11,13).  Vậy nếu tôi muốn sống theo Thần Khí của Đức Kitô thì tôi phải sống thế nào?

  • Sống hiền lành và khiêm nhường như Chính Chúa Giêsu dạy tôi trong bài Tin Mừng hôm nay “hãy học cùng Thầy, vì Thầy dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng” (Mt. 11:29).

  • Sống tín thác vào Chúa nhất là trong những lúc chán chường, thất vọng vì Chúa đang tha thiết mời tôi, đặc biệt là trong Thánh Kinh và Bí Tích Thánh Thể: "Tất cả hãy đến với Thầy, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Thầy sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con” (Mt 11:28).

  • Sống theo Thánh Ý Thiên Chúa.  Ý Cha thể hiện (Mt 6:10) “Không phải mọi người thưa với Thầy, ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ mà sẽ được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ người làm theo Thánh Ý của Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời (Mt 7:21).

  • Cùng làm mọi sự vì vinh danh Chúa như Thánh Phaolô “Dù anh em ăn, uống, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh danh Thiên Chúa” (1 Cor 10:31).

Tôi có thể dùng cùng một câu hỏi ở trên để biết tôi có sống theo Thần Khí của Đức Kitô hay không: “Tôi làm việc này vì tôi hay vì Chúa?” Nếu câu trả lời của tôi là “Vì Chúa” thì tôi đang làm theo Thần Khí.

Muốn làm được những điều trên tôi cần có Chúa Thánh Thần, tức là Thần Khí của Đức Kitô, ngự trong tôi. Chỉ có  Chúa Thánh Thần mới có thể soi sáng cho tôi để tôi biết điều gì đẹp lòng Chúa. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể ban sức mạnh cho tôi để làm theo sự hướng dẫn của Ngài. Muốn được như thế tôi lại cần phải khiêm nhường, nhận biết sự yếu đuối của mình và sự lệ thuộc của mình vào ân sủng. Tôi phải luôn chạy đến cùng Thánh Tâm Chúa trong Thánh Thể để Người bổ sức cho tôi.

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!