Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
RAO GIẢNG TIN VUI PHỤC SINH

Chúa nhật 3 Phục sinh B

Lc 24, 35-48

Tin mừng hôm nay bắt đầu bởi câu chuyện “hậu Emmau”. Hai môn đệ trên đường về Emmau được Chúa Phục Sinh hiện ra giảng giải Kinh thánh trong suốt hành trình khoảng 11 cây số để rồi cuối cùng, với những lời chúc tụng và cử chỉ của “ông khách” sao giống hôm thứ Năm tiệc ly quá, các ông nhận ra Chúa, vội vã trở về Giêrusalem để loan báo cho các môn đệ khác. Điều gì xảy ra cho các môn đệ trong lần Chúa Phục Sinh hiện đến tại kinh thành Giêrusalem?

Không kể ra, chúng ta cũng biết nổi vui mừng tột cùng của hai môn đệ Emmau khi thuật lại việc các ông nhận ra Chúa phục sinh như thế nào cho các môn đệ nghe. Sự kiện Thầy sống lại được nhiều người loan báo khiến tâm trạng các môn đệ vừa kinh ngạc, vui mừng và hoài nghi lẫn lộn. Thật thế, khi đang nghe hai môn đệ Emmau thuật chuyện Chúa sống lại, thì… “úm ba la” Chúa hiện đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em”, khiến các ông hoảng sợ thật sự, tâm trí các ông hoảng loạn vì cho rằng đó là… ma hiện hình!

Trước tình trạng yếu kém niềm tin này, Chúa Kytô Phục Sinh đã khắc phục lòng tin cho các ông. Đầu tiên là việc Chúa cho các ông xem tay chân- nơi có những dấu đinh. Đây là những dấu thẹo để lại trên tay chân và cạnh sườn của Thầy do hậu quả của việc bị đóng đinh. Người đang đứng trước mặt các ông rõ ràng là một người bằng xương bằng thịt. Trước những bằng chứng hiển nhiên như thế, các ông có vui đấy, có mừng đấy nhưng… vẫn chưa tin! Vì sao có sự kỳ lạ này? Nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ thấy đây chính là đặc tính thần học nổi bật của tin mừng Luca. Chúng ta biết, khác với Máccô, khi nói về các lầm lỗi của các môn đệ, ông chẳng che giấu, cứ nói “toạc móng heo”; Luca thì trái lại, ông luôn bênh vực các môn đệ. Những lỗi lầm của các môn đệ nếu có đều được Luca tìm cho một lý do để làm nhẹ tội. Ở đây cũng vậy. Luca “bao che” cho các môn đệ. Lý do các ông chưa tin Chúa Phục Sinh là vì các ông mừng quá đấy thôi chứ chẳng phải các ông yếu tin đâu! Thế mới biết, tâm tình quý trọng các môn đệ của thánh Luca thật đặc biệt.

Cứ cho rằng các ông mừng quá nên chưa tin đi, Chúa Kytô Phục Sinh càng củng cố thêm niềm tin cho các ông bằng cách ăn ngay một khúc cá nướng để chứng tỏ cho các môn đệ thấy dấu chứng đích thực bằng xương bằng thịt của Chúa chứ chẳng phải là ma không xương không thịt. Đến đây, không nói chắc chúng ta đều biết các môn đệ hạnh phúc biết chừng nào khi có Thầy hiện diện sau khi chỗi dậy từ cõi chết.

Công việc của Chúa Phục Sinh mỗi khi hiện diện với các môn đệ là gì? Chúng ta biết, từ trước đến nay, như bao người Do thái khác, các môn đệ cũng đọc Kinh thánh hằng ngày, hát Thánh vịnh không ngừng, thế nhưng các ông chả hiểu gì cả – có thể các ông và cả chúng ta nữa, đọc lấy rồi lấy có mà chẳng để ý đến ý nghĩa chăng. Thế nên, Chúa Phục Sinh đã mở trí và giảng giải Kinh thánh và Thánh vịnh cho các ông. Chúa cho các ông biết là những lời Kinh thánh chép về Đấng Mêsia đếu phải được thực hiện. Đặc biệt là việc Đấng Mêsia ấy phải chịu khổ hình, bị giết chết và ngày thứ ba sống lại đều được ghi tất tần tật trong Kinh thánh. Hiểu biết Kinh thánh là hiểu biết Chúa Kytô, vì thế điều Chúa muốn là các môn đệ cần phải thấm nhuần đạo lý về Kinh thánh để có thể giới thiệu Chúa cho mọi người.

Một khi hiểu Kinh thánh nói gì, các môn đệ cũng đồng thời được Chúa uỷ thác một sứ mệnh : “Chính anh em là chứng nhân những đều này”. Cũng chính từ những nhân vật yếu tin này, nhờ Chúa tác động, các ông đã mạnh mẽ ra đi loan báo Tin mừng Phục Sinh. Các Ngài đã dám hy sinh chính mạng sống mình để làm chứng cho một niềm tin : hãy tin vào Đấng Phục Sinh để được ơn hoà giải và thứ tha. Sứ mệnh đó vẫn đang và sẽ còn được Giáo hội rao truyền qua muôn thế hệ.

Cũng như các môn đệ, có lẽ chúng ta vẫn còn đang sống trong tâm trạng của những kẻ hoài nghi hoặc mất dần niềm tin vào Chúa Kytô, vào Giáo hội. Thế nên chúng ta cần biết bao đến sự trợ giúp của Chúa để củng cố niềm tin còn non yếu này. Tuy là những con người bất toàn, đầy khiếm khuyết, các môn đệ đã được Chúa tin tưởng trao phó sứ mệnh quan trọng là làm chứng cho Chúa giữa lòng trần thế. Mỗi người chúng ta cũng không ra ngoài quỹ đạo này. Xin Chúa Phục Sinh thêm niềm tin và sức mạnh để chúng ta biết làm chứng cho Chúa Kytô Phục Sinh trong môi trường của mình, làm chứng cho Chúa trong mọi công việc hầu giới thiệu tin vui Phục sinh cho hết mọi người.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!