Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
XIN LÀM TIẾNG GÀ GÁY ĐỂ ỦI AN

Chúa nhật Lễ Lá

Mc 14, 1-15,47

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

Với Chúa nhật lễ lá, toàn thể Giáo hội bước vào tuần lễ Thánh- kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem, khai mở mầu nhiệm Vượt Qua, mang ơn cứu độ đến cho muôn người.

“Hôsanna, chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Giavê Thiên Chúa”- tiếng tung hô vang dội, những chiếc áo được trải ra để lót đường, những cành ôliu rung rinh trên tay của dân chúng trong ngày Chúa tiến vào thành thánh Giêrusalem,… tất cả trông giống như mừng cuộc chiến thắng khải hoàn của vị tướng và đoàn quân thắng trận. Nhưng không! Mỉa mai thay, đó lại là một khởi đầu cho cuộc khổ nạn đầy máu và nước mắt, một cuộc khổ nạn bi hùng nhất trong lịch sử nhân loại.

Xuyên suốt cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta thấy bao trùm lên đó là sự thinh lặng và cô đơn gần như tuyệt vọng của Chúa Giêsu. Nó hoàn toàn đối nghịch với những lời cáo tội “ngậm máu phun người” của hàng lãnh đạo Dothái giáo; tiếng hò la đả đảo của dân chúng; lời nhạo báng đầy mỉa mai của binh lính cùng với tiếng va chạm của gươm giáo trong vụ án kinh thiên động địa này. Thật thế, nổi cô đơn cùng tận của kiếp người, cô đơn đến tê tái cõi lòng trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, dường như dưới gầm trời này, không gì sánh nổi.

Nổi cô đơn ấy được đánh dấu trước tiên bằng sự trống vắng đến tột cùng trong lúc chỉ có một mình Chúa Giêsu cầu nguyện, còn xung quanh là đêm tối dày đặc bao trùm bởi những âm thanh nỉ non của loài côn trùng cộng với tiếng gáy ngủ say mê của các môn đệ! Chúng ta thấy, Chúa Giêsu – hơn bao giờ hết, cần các môn đệ bên cạnh, canh thức và sẻ chia nổi đớn đau xé lòng mà Người sắp chịu, thì các ông lại lăn đùng ra ngủ dù có đến ba lần thầy các ông nhắc nhở! Trước sự vô tư của các môn đệ, nổi đau ấy, vì thế, càng khủng khiếp hơn.

Đó còn là nổi cô đơn phát xuất từ sự chạy trốn cách phủ phàng từ phía người thân cận của Chúa Giêsu, cách đặc biệt là các môn đệ thân yêu của Người. Thật phủ phàng làm sao, những người mà chỉ mới đây thôi, họ cùng với thầy mình ngẩng cao đầu tiến vào Giêrusalem trước sự tung hô của dân chúng, thì giờ đây, trong vườn Ghệtsêmani, họ đã bỏ thầy để chạy thoát thân. Họ hốt hoảng bỏ chạy đến độ một trong số các ông thoát thân trong cảnh trần truồng (x. Mc 14, 52).

Cô đơn nối tiếp cô đơn. Chúa Giêsu dù phải chứng kiến lời kết án dối trá cách trắng trợn của thượng tế và thượng hội đồng Dothái; lời nhạo báng, phỉ nhổ và đánh đập của binh lính;… cũng không xót xa và đớn đau khi chứng kiến người học trò ưu tú của mình lên tiếng chối Thầy! Chúng ta biết Phêrô là môn đệ được Chúa Giêsu hết sức tín nhiệm, được tham dự hầu hết các biến cố quan trọng trong cuộc đời của Thầy. Trước khi Thầy bị bắt không lâu, ông còn hùng hổ trước mặt Thầy và anh em : “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy”. Vậy mà trước lời nói vô thưởng vô phạt của tên tớ gái, ông đã quên mất lời hứa với Thầy, chối đây đẩy rằng : “Tôi thề là không biết người đó”! Thế mới biết, cậy vào sức riêng mình thật nguy hiểm. Bởi đôi khi gặp phải một “cú hích” nhẹ dù chẳng đáng là gì cũng đủ đánh gục kẻ dựa vào sức riêng mình.

Thế rồi trên thập giá, đó là đỉnh điểm của sự thinh lặng và cô đơn mà Chúa Giêsu phải gánh chịu. Chúa Giêsu có cảm giác rằng dường như Chúa Cha cũng bỏ rơi Người, để Người một mình với nổi khổ đau tột cùng. “Êlôi, Êlôi, lama xabacthani – Lạy Thiên Chúa, sao Ngài bỏ rơi con?”. Trong sự thinh lặng và cô đơn ấy, thánh sử Máccô muốn cho chúng ta thấy, sự thinh lặng tuyệt đối minh chứng rằng Chúa Giêsu tuy có đớn đau và cô đơn thật đấy, nhưng Người vẫn luôn tín thác vào tình yêu của Chúa Cha, trung tín với sứ mệnh mà Chúa Cha đã trao ban, đồng thời Người hiểu rất rõ con đường mà Người đang đi: đường thập giá dẫn đến vinh quang.

Bước vào Tuần Thánh, mỗi người chúng ta hãy tự soi mình dưới đường khổ giá mà Chúa chúng ta đã đi để thấy rằng, đó đây trên mỗi chặng Thánh Giá, có sự hiện diện của con người tội lỗi chúng ta: bất công, phản bội, vu khống, a dua xu nịnh, kéo bè kéo phái, hèn nhát, … Xin Chúa thứ tha, đồng thời xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết trở nên nguồn an ủi cho hết những ai đang đau khổ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết trở nên tiếng gáy của chú gà trống trong đêm vắng cô độc để đem lại niềm an ủi- dù nhỏ nhoi- cho Chúa trong suốt Tuần Thánh này cũng như cho anh em đồng loại đang gánh chịu những khổ đau trong cuộc sống lữ hành.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!