Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
MỘT ĐÒI BUỘC VÀ MỘT LỜI HỨA

Chúa nhật 13 thường niên A

Mt 10, 37-42

           
Chúa Giêsu kết thúc bài giảng thừa sai của mình kèm theo một sự đòi buộc được xem là một đòi hỏi “cứng rắn” nhất cho những ai lựa chọn bước theo con đường mà Người đang đi; nhưng đồng thời, Người cũng hứa một lời hứa vốn được xem là “khác thường” cho các vị thừa sai trong tương lai. Một đòi buộc “cứng rắn” và một lời hứa “khác thường” đó là gì?

           
Từ một đòi buộc “cứng rắn”…

           
Độc giả xem qua đoạn Tin mừng hôm nay, chắc hẳn không ít người sẽ “dị ứng” nếu không muốn nói là bất bình và khó chịu thật sự trước lời lẽ mà Chúa Giêsu đưa ra. Theo đó, Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ từ bỏ hết các mối dây liên hệ họ hàng bà con thân thuộc để theo mình. Chưa hết, Người còn yêu cầu các ông vác thập giá mà theo nữa chứ, vì nếu không như thế sẽ chẳng “xứng đáng” với mình! Thật là một đòi buộc “chướng không chịu được”, bởi đi ngược lại hoàn toàn với tâm tư tình cảm mà con người quan niệm! Tuy nhiên, cái “chướng”, cái “nghịch lý” trước mặt con người lại là điều mà Thiên Chúa ưu thích và Người đã dùng để cứu độ thế giới.


Thật ra không chỉ có lần này độc giả mới cảm thấy “nghịch lý” trong lời giáo huấn của Chúa Giêsu mà bàng bạc trong suốt quá trình rao giảng, rất nhiều lần lời giảng dạy của Chúa Giêsu làm cho không ít người khó chịu, chán nản và rút lui không theo Người nữa. Lần này cũng vậy. Thế nhưng, những đòi buộc mà Chúa Giêsu đưa ra hoàn toàn không đi ngược lại giới răn thảo kính cha mẹ- điều đã được ghi trong thập điều có từ thời xa xưa. Theo cách nói và hiểu theo truyền thống Sêmít, lời giáo huấn của Chúa Giêsu chỉ nhằm mục đích là tạo lập một thứ tự ưu tiên trong những chọn lựa mà thôi. Theo đó, tình cảm gia đình, bà con ruột thịt, tuy chính đáng và thiêng liêng thật đấy, nhưng không vì thế mà cản lối đường đến với Thiên Chúa. Mối dây gia đình bà con ruột thịt xét cho cùng cũng chỉ là sự liên hệ thiêng liêng cách tương đối so với mối liên hệ tuyệt đối giữa con người với Thiên Chúa. Và chính vì mối liên hệ tuyệt đối này đòi buộc người môn đệ muốn bước theo Thầy cần phải gắn bó với Thầy cách vô điều kiện vượt quan mọi mối liên hệ thông thường.


…Đến lời hứa “khác thường”


Bài giảng thừa sai được kết thúc với lời hứa dành cho các nhà thừa sai. Tuy nhiên, như đã nói, đây là lời hứa “khác thường”. Bởi chính Đấng sai đi lại đồng hoá với kẻ được sai. Không dừng lại ở đó, Chúa Giêsu còn hứa cho hết những ai tiếp đãi những nhà thừa sai này dù chỉ một ly nước lã thôi, phần thưởng sẽ không bao giờ mất. Một ly nước lã, xét cho cùng, giá trị có đáng là gì hay việc “đón tiếp một em nhỏ” (Mt 18, 5) mà Chúa Giêsu đã từng nhắc đến đâu có làm cho chủ nhân rạng rỡ gì, nhưng trước mặt Chúa, đó lại là điều vô cùng lớn lao, nó mang đến giá trị vô cùng. Đó không phải là sự “khác thường” trong lời hứa của Chúa Giêsu sao?


Không những thế, Chúa Giêsu còn sánh ví các môn đệ của Người –những nhà truyền giáo, như “những kẻ bé nhỏ”. Không phải Người khinh thường, hạ thấp nhân phẩm các ông, nhưng, như chúng ta biết trong Kinh thánh, nói đến kẻ bé nhỏ, nói đến trẻ em không phải vì chúng ngây thơ vô tội hay vì một lý do dựa theo tiêu chuẩn luân thường đạo lý được định sẵn, mà vì đây là thành phần sống lệ thuộc vào người lớn, cụ thể là vào bố mẹ. Thế nên, hơn ai hết, các môn đệ khi đã lựa chọn cho mình con đường đi theo Chúa Giêsu với những đòi hỏi từ bỏ cách triệt để, giờ đây các ông hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, để Chúa hướng dẫn các ông trong mọi sự. Có thể nói, giá trị cao quý nhất của người môn đệ chính là việc các ông từ bỏ chính mình, sống hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, trở nên như trẻ thơ nép mình trong lòng mẹ. Đến đây chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của lời hứa “khác thường” mà Chúa Giêsu đã hứa cho các môn đệ là gì: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy”.

Kytô hữu là những người bước theo Chúa Giêsu và không ngừng cố gắng dõi theo mẫu gương mà Chúa Giêsu đã đi qua. Chấp nhận bước theo Chúa Giêsu, là chúng ta chấp nhận những mất mát, thiệt thòi, chấp nhận sự bách hại, sự gièm pha ghen ghét, nói khác đi là chấp nhận vác thập giá- tức là án tử, như Chúa Giêsu. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta được kiên trung, dù sống trong bất cứ nghịch cảnh nào, cũng hãy cất cao bài ca tình yêu Thiên Chúa, loan truyền hồng ân cứu độ cho nhân trần.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!