Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Bài Viết Của
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
TẠI SAO THIÊN CHÚA CHỈ PHÁN XÉT RIÊNG CON NGƯỜI VỀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI TA LÀM TRONG CUỘC SỐNG NÀY?
PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA ĐỂ MƯU PHẦN RỖI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC?
ĐÂU LÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ HIỂM NGUY CHO NIỀM TIN CÓ THIÊN CHÚA NGÀY NAY?
TÌNH THƯƠNG Và THA THỨ CỦA CHÚA CÓ TỰ ĐỘNG ĐẾN VỚI CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN AI MUỐN ĐÓN NHẬN HAY KHÔNG?
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ Ý MUỐN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THƯỞNG PHẠT CỦA THIÊN CHÚA?
TRONG GIÁO HỌI CÔNG GIÁO, TRUYỀN THỐNG KẾ VỊ TÔNG ĐỒ LÀ GÌ?
TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?
LINH MỤC: ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY và ƠN CỨU ĐỘ
NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI SỐNG ĐỨC TIN CÁCH NÀO ĐỂ MƯU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC NHẬN BIẾT CHÚA NHỜ GƯƠNG SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA MÌNH?
TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
NGUY CƠ CỦA TIỀN BẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN và ƠN CƯU ĐỘ
CÔNG ĐỒNG ĐẠI KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY (RỬA TỘI) QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO HY VỌNG ĐƯỢC CỨU RỖI ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI MAI SAU?
TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TÔN KINH THÁNH GIÁ CÓ HÌNH CHÚA KITÔ BỊ ĐÓNG ĐANH (Crucifix) TRONG KHI CÁC PHÁI TIN LÀNH CHỈ TRƯNG THÁNH GIÁ KHÔNG CÓ HÌNH CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH?
CÔNG NGHIỆP CỨU CHUỘC CỦẢ CHÚA KITÔ ĐÃ ĐỦ CHO TA ĐƯỢC CỨU RỖI CHƯA?
GIÁO HỘI CÓ CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
TAI SAO ĐỨC TIN PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ TƯƠNG XỨNG ĐI KÈM THÌ MỚI CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI?
NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
ĐỨC TIN LÀ GÌ và PHẢI SỐNG ĐỨC TIN THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNG ĐƯỢC CỨU RỖI?
CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH LÀ NHỮNG AI?
GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC
SỐNG ĐỨC TIN và CHU TOÀN MỌI GIỚI RĂN CỦA CHÚA QUAN TRỌNG RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CHÚNG TA?
TẠI SAO PHẢI TRÁNH GƯƠNG XẤU, DỊP TỘI?
XIN NÓI LẠI NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH
TẠI SAO PHẢI CÓ VÀ THỰC THI ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH?
PHẢI SỐNG ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA VÀ MƯU ÍCH THỰC SỰ CHO NGƯỜI KHÁC?
CÁC BÍ TÍCH THÀNH SỰ HAY HỮU HIỆU VÌ YẾU TỐ NÀO?
CÁC BÍ TÍCH của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG?
LINH MỤC PHẢI SỐNG VÀ GIẢNG DẠY CÁCH NÀO CHO XỨNG ĐIA VỊ VÀ SỨ VỤ CỦA MÌNH?
PHẢI DÙNG TIỀN CỦA THẾ NÀO ĐỂ VỪA THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CHÁNH ĐÁNG CỦA THÂN XÁC MÀ VẪN KHÔNG QUYÊN MỤC ĐÍCH ĐI TÌM SỰ GIẦU SANG PHÚ QUÍ CỦA NƯỚC TRỜI?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
GIUĐA CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY PHẢI PHẠT ĐỜI ĐỜI?
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LÀ GÌ? VÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP THAM DỰ NGHI LỄ VÀ TIỆC CƯỚI CỦA CÁC CẶP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
THIÊN ĐÀNG, LUYỆN NGỤC và HỎA NGỤC LÀ GÌ, ở đâu và dành cho ai?
ĐỨC MẸ CÓ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH KHÔNG?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐỐT PHÁO VÀ MÚA LÂN TRONG NHÀ THỜ ĐỂ MỪNG TẾT VN KHÔNG?
CÓ BUỘC DỰ LỄ NGÀY CHÚA NHẬT VÀ KIÊNG VIÊC XÁC KHÔNG ?

 

Hỏi: xin cha giải thích rõ luật buộc xem lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng và luật kiêng việc xác các ngày này.

Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi cần nói qua về ý nghĩa và mục đích cử hành Lễ ngày Chúa Nhật  và các ngày lễ buộc trong phụng vụ của Giáo Hội.

Như chúng ta biết, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái phải giữ ngày Sabat, thức ngày thứ bảy trong tuần như sau:

“ ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát và coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày Sabát kính ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó ngươi không được làm công việc gì, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi..” (Xh 20:8-10).

Đây là nguồn gốc của luật giữ ngày Chúa Nhật, các ngày lễ trọng  và luật kiêng làm việc xác những ngày này trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay.

Thật vậy, Thiên Chúa muốn cho dân Do Thái dành riêng một ngày để thờ kính Ngài và suy niệm về công trình sáng tạo vũ trụ và tạo dựng loài người cách riêng của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, Ngài cũng không có ý bắt buộc họ phải giữ ngày Sabat một cách máy móc, nghiêm ngặt đến nỗi không cho ai làm bất cứ điều gì trong ngày này kể cả chữa bệnh cho người đau ốm hoặc cho người đói khát ăn uống. Đây chính là sự mù quáng của nhóm Biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu khi bọn này bắt bẻ Chúa chữa bệnh trong ngày Sabat, khiến Người đã phải nghiêm khắc nói với họ như sau: “ Ai trong các ông có con chiên độc nhất bị sa xuống hố ngày Sa bát lại không nắm lấy nó mà kéo lên sao ? Mà người thì quí hơn chiên biết mấy. Vì thế, ngày Sabat được phép làm điều lành.” (Mt 12:11-12)

Như thế cho thấy rõ là Chúa Giêsu không hài lòng về cách giữ ngày Sabat của nhóm Biệt phái và luật sĩ Do Thái vì họ hoàn toàn hiểu sai mục đích Thiên Chúa mong muốn cho dân tuân giữa ngày này. Họ giữ theo luật để bắt bẻ người khác không giữ luật cách máy móc như họ chứ không phải giữ vì lòng mến Chúa thực sự.

I- Luật buộc giữ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Trọng trong Giáo Hội ngày nay.

Người tín hữu ngày nay không buộc giữ ngày Sabat  nhưng phải giữ ngày Chúa Nhật. Trước hết, theo giáo lý của Giáo Hội thì ngày Chúa Nhật được gọi là Ngày của Chúa (Dies dominica) theo tinh thần Thánh Vịnh 118: 24:

    “ Đây là ngày CHÚA đã làm ra

      Nào ta hãy vui mừng hoan hỉ”

Mặt khác, ngày Chúa nhật cũng là ngày kỷ niêm Chúa Kitô sống lại từ cõi chết. Vì thế, Giáo Hội dạy rằng : “ việc cử hành Ngày của Chúa và Hy tế Tạ Ơn của Chúa (The Eucharist) mỗi ngày Chúa Nhật là trung tâm điểm của đời sống Giáo Hội. Ngày Chúa Nhật cũng là ngày cử hành Mầu Nhiệm vượt qua theo truyền thống Tông Đồ, và phải được tuân giữ trong toàn thể Giáo Hội như ngày lễ buộc chính yếu.” (x. SGLGHCG, số 2177; giáo luật số 1246).

Như thế, ngày Chúa Nhật vữa hoàn tất tinh thần ngày Sabat ca tụng Thiên Chúa về công trình sáng tạo của Ngài  vừa làm sống lại Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô qua phụng vụ thánh để nhắc nhở mọi tín hữu về sự viên mãn của công trình cứu chuộc và hy vọng vào ơn cứu độ nhờ Chúa Kitô.

Nói khác đi, tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật trước hết là để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa về công trình sáng tạo và cứu chuộc của Ngài qua Chúa Kitô, đồng thời cũng nói lên hy vọng vào ơn cứu độ, vào  sự sống chung cuộc trong  Nước Thiên Chúa sau khi đã sống và làm chứng tá đích thực cho Tin Mừng Cứu Độ nơi trần thế này. Như vậy, các tín hữu phải sốt sắng và vui sướng được tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật thay vì ngần ngại hay miễn cuỡng phải giữ  vì luật buộc.Nghĩa là phải coi luật buộc này như sự nhắc nhở đặc biệt của Giáo Hội về ý nghĩa và mục đích của phụng vụ thánh ngày Chúa Nhật chứ không phải sự gò bó làm mất tự do của ai.

Nói về luật buộc, thì ngoài ngày Chúa Nhật quanh năm,  giáo luật cũng liệt kê thêm các ngày lễ trọng khác như lễ Giáng Sinh, Lễ Hiển Linh , lễ Phục Sinh, lễ Chúa Lên Trời, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, lễ Đức Me là Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm , lễ Đức Mẹ lên Trời, lễ Thánh Giuse, lễ Thánh Phaolô và Phaolô Tông Đồ, lễ các Thánh nam nữ . (x. giáo luật số 1246,triệt 1)

Tuy là luật buộc, nhưng không có nghĩa là bó buộc trong mọi hoàn cảnh, không chút nhân nhượng nào như thái độ giữ ngày Sabat của nhóm Biệt phái và luật sĩ Do Thái xưa.

Nói rõ hơn, trong điều kiện bình thường, thì mọi tín hữu (giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân) buộc phải tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng khác. “ Những ai lỗi phạm nghĩa vụ này cách có suy nghĩ thì phạm một  tội trọng” (x.SGLGHCG số 2181). Nhưng trong những truờng hợp bất khả kháng như đau yếu, phụ nữ sinh con, người săn sóc bệnh nhân trong nhà thương hay tư gia, sinh sống ở nơi không có nhà thờ Công Giáo, bị bắt buộc phải đi làm theo lệnh hay đòi hỏi của chủ nhân trong ngày Chúa nhật, nhân viên công lực phải làm nhiệm vụ, hoặc  binh sĩ tác chiến ngoài trận địa….. thì đó là những lý do chính đáng  không buộc phải giữ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng , tức là không có tội nếu không tham dự được thánh lễ các ngày đó.

Điều quan trọng cần lưu ý là phải giữ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Trong vì lòng yêu mến Thiên Chúa, tôn kính Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh ..chứ không phải vì sợ lỗi luật buộc hay sợ người ta phê bình là “khô đạo”.

II- Luật kiêng làm việc ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trong.

Kinh Thánh cho biết :  “..Khi làm xong mọi công việc của Người , ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.” ( St 2,2).

Đây là lý do khiến Giáo Hội mong muốn cho các tín hữu tạm ngưng nghỉ các công việc làm ăn bận rộn hàng ngày để dành thì giờ và tâm trí cho việc thờ phượng và cảm tạ Thiên Chúa cách đặc biệt trong Ngày của Chúa, đồng thời cũng có chút thì giờ để thư giãn thể xác và tâm hồn hầu lấy lại sức cho những sinh hoạt tiếp tục sau đó. Như vậy luật kiêng việc xác ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng cũng nhằm giúp chu toàn bổn phận thiêng liêng trong các ngày đó một cách tốt đẹp, hài hoà giữa thể xác và tâm trí. (giáo luật số 1247; SGLGHCG số 2184)

Tuy nhiên, cũng như luật giữ ngày Chúa Nhật, luật kiêng làm việc cũng không nhất thiết áp dụng khắt khe trong mọi trường hợp. Thông thường khi không có lý do chính đáng thì các tín hữu phải chú tâm chu toàn việc thờ phượng Chúa và kiêng việc xác ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, để kính nhớ sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa trong ngày thứ bảy sau khi Ngài đã hoàn tất mọi việc sáng tạo trong sáu ngày. Tuy nhiên trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, nhất là ở những nơi người ta chủ yếu hoạt động thương mạiï và dịch vụ  vào những ngày cuối tuần khiến rất nhiều người phải đi làm hay mở của hàng buôn bán, lo dịch vụ  trong  ngày thứ bảy và chúa nhật. Do đó vì lý do sinh sống thực sự  cho gia đình hay vì lợi ích của xã hội thì đây là “ những lý do chính đáng để chuẩn miễn việc buộc nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật” (x. Sđd, số 2185).

Điều quan trọng là phải chu toàn việc thờ phượng Chúa trong ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, nghĩa là không được tự ý gây trở ngại cho việc đi dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.

Nói khác đi, khi có điều kiện cho phép thì phải giữ các ngày lễ buộc và kiêng việc xác trong những ngày này. Nhưng nếu vì lý do kinh tế, phải đi làm những ngày đó mới đủ sống cho bản thân và gia đình, hoặc phải đi làm theo đòi hỏi của người thuê mướn;  bác sĩ , y tá làm việc ở các bệnh viện, nhân viên cấp cưú, nhân viên an ninh công cộng phải làm theo nhu cầu của lợi ích chung thì không thể giữ luật buộc để nghỉ việc được. Đó là lý do chính đáng để được miễn trừ theo lương tâm và theo giáo lý của Giáo Hội.

Tóm lại, luật chỉ áp dụng trong những trường hợp bình thường để tránh thói lười biếng hay cố ý lơ là những bổn phận thiêng liêng mà thôi.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!