Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Bài Viết Của
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
TẠI SAO THIÊN CHÚA CHỈ PHÁN XÉT RIÊNG CON NGƯỜI VỀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI TA LÀM TRONG CUỘC SỐNG NÀY?
PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA ĐỂ MƯU PHẦN RỖI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC?
ĐÂU LÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ HIỂM NGUY CHO NIỀM TIN CÓ THIÊN CHÚA NGÀY NAY?
TÌNH THƯƠNG Và THA THỨ CỦA CHÚA CÓ TỰ ĐỘNG ĐẾN VỚI CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN AI MUỐN ĐÓN NHẬN HAY KHÔNG?
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ Ý MUỐN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THƯỞNG PHẠT CỦA THIÊN CHÚA?
TRONG GIÁO HỌI CÔNG GIÁO, TRUYỀN THỐNG KẾ VỊ TÔNG ĐỒ LÀ GÌ?
TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?
LINH MỤC: ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY và ƠN CỨU ĐỘ
NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI SỐNG ĐỨC TIN CÁCH NÀO ĐỂ MƯU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC NHẬN BIẾT CHÚA NHỜ GƯƠNG SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA MÌNH?
TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
NGUY CƠ CỦA TIỀN BẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN và ƠN CƯU ĐỘ
CÔNG ĐỒNG ĐẠI KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY (RỬA TỘI) QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO HY VỌNG ĐƯỢC CỨU RỖI ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI MAI SAU?
TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TÔN KINH THÁNH GIÁ CÓ HÌNH CHÚA KITÔ BỊ ĐÓNG ĐANH (Crucifix) TRONG KHI CÁC PHÁI TIN LÀNH CHỈ TRƯNG THÁNH GIÁ KHÔNG CÓ HÌNH CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH?
CÔNG NGHIỆP CỨU CHUỘC CỦẢ CHÚA KITÔ ĐÃ ĐỦ CHO TA ĐƯỢC CỨU RỖI CHƯA?
GIÁO HỘI CÓ CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
TAI SAO ĐỨC TIN PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ TƯƠNG XỨNG ĐI KÈM THÌ MỚI CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI?
NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
ĐỨC TIN LÀ GÌ và PHẢI SỐNG ĐỨC TIN THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNG ĐƯỢC CỨU RỖI?
CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH LÀ NHỮNG AI?
GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC
SỐNG ĐỨC TIN và CHU TOÀN MỌI GIỚI RĂN CỦA CHÚA QUAN TRỌNG RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CHÚNG TA?
TẠI SAO PHẢI TRÁNH GƯƠNG XẤU, DỊP TỘI?
XIN NÓI LẠI NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH
TẠI SAO PHẢI CÓ VÀ THỰC THI ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH?
PHẢI SỐNG ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA VÀ MƯU ÍCH THỰC SỰ CHO NGƯỜI KHÁC?
CÁC BÍ TÍCH THÀNH SỰ HAY HỮU HIỆU VÌ YẾU TỐ NÀO?
CÁC BÍ TÍCH của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG?
LINH MỤC PHẢI SỐNG VÀ GIẢNG DẠY CÁCH NÀO CHO XỨNG ĐIA VỊ VÀ SỨ VỤ CỦA MÌNH?
PHẢI DÙNG TIỀN CỦA THẾ NÀO ĐỂ VỪA THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CHÁNH ĐÁNG CỦA THÂN XÁC MÀ VẪN KHÔNG QUYÊN MỤC ĐÍCH ĐI TÌM SỰ GIẦU SANG PHÚ QUÍ CỦA NƯỚC TRỜI?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
GIUĐA CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY PHẢI PHẠT ĐỜI ĐỜI?
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LÀ GÌ? VÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP THAM DỰ NGHI LỄ VÀ TIỆC CƯỚI CỦA CÁC CẶP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
THIÊN ĐÀNG, LUYỆN NGỤC và HỎA NGỤC LÀ GÌ, ở đâu và dành cho ai?
ĐỨC MẸ CÓ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH KHÔNG?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐỐT PHÁO VÀ MÚA LÂN TRONG NHÀ THỜ ĐỂ MỪNG TẾT VN KHÔNG?
MỘT VÀI SUY TƯ NHÂN VỤ “MẦU CỜ SẮC ÁO”

Trong mấy ngày qua, tin tức trên Internet đã tràn ngập những phản ứng của nhiều giới khác nhau ở Mỹ, ÚC, Tân Tây Lan v v... về lời phát biểu của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn liên quan đến vấn đề “mầu cờ sắc áo”.

Trước  sự kiện trên, tôi  muốn đóng góp một vài suy tư  sau đây:

Thế nào  là  “mầu cờ sắc áo” của người Công Giáo Việt Nam ?.

Khi sống trong một quốc gia có chủ quyền (sovereign country) và lãnh thổ, người Công Giáo nào ở khắp nơi trên thế giới cũng đều có hai căn cước chính : một là căn cước công dân ( Identity of citizenship) và hai là căn cước Kitô hữu (Christian Identity).

Với căn cước công dân, người Công Giáo có thể  hoà đồng hay bất đồng về lập trường chính trị với các công dân khác về mầu cờ, sắc áo tượng trưng cho chế độ cầm quyền đương thời. Cụ thể, người Công Giáo Việt Nam tại quốc nội thì dù muốn dù không , họ vẫn phải tôn trọng lá cờ của chế độ đang cai trị. Họ không thể trưng lá cờ nào khác mà không gặp khó khăn, rắc rối với nhà cầm quyền đang cai trị họ. Chúng ta ở bên ngoài phải  thông cảm với anh  chị em tín hữu bên nhà về vấn đề rất tế nhị này.

Ngược lại, người Công Giáo Việt Nam ờ  hải ngoại thì khác. Trước hết , họ cũng là người tỵ nạn chính trị (Political refugees) như tất cả những ai đã  bỏ nước ra đi vì lý do tôn giáo và chính trị. Do đó, họ không thể cùng chung “mầu cờ sắc áo” với đồng hương của mình ở quốc nội, mặc dù họ vẫn yêu tổ quốc và thương đồng bào ở quê nhà. Nghĩa  là họ vẫn gắn bó với quê hương và đồng bào ruột thịt vì tình dân tộc không hề đổi thay.  Nhưng họ có quyền tự do chính trị  và không ai có thể  bắt họ phải hành động khác đi được, vì đây là quyền tự do căn bản của con người (human right) mà Hiến Chương Liên Hợp Quốc tôn trọng và buộc các quốc gia thành viên áp dụng, thi hành.

Ngược lại, với căn cước Kitô hữu, người Công Giáo chỉ có một lập trường kiên định và một lá cờ duy nhất để sống và hiệp thông trọn vẹn (full communion) với nhau trong mọi hoàn cảnh và ở bất cứ nơi nào : đó là niềm tin Kitôgiáo với  Cây Thập Giá của Chúa Kitô. Đây là Cờ vinh thắng, Cờ  cứu độ, Cờ yêu thương,  Cờ hiệp nhất, tha thứ  và hoà giải. Do đó, chỉ dưới lá Cờ này người Công Giáo mới hiệp nhất trọn vẹn được với nhau trong đức tin, không phân biệt mầu da, ngôn ngữ, văn hóa và chủng tộc mà thôi.

Nhưng khi sinh hoạt chung với các công dân khác, chúng ta  cần phân biệt hai điều quan trọng sau đây :

1- Trước hết,  trong mọi sinh hoạt thuần túy công  giáo, như sinh hoạt của các hội đoàn  ở các Giáo Xứ, tham dự những buổi tĩnh tâm, học hỏi Kinh Thánh và giáo lý, những cuộc cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ hoặc các thánh tử đạo ViệtNam, nhất là những dịp lễ lớn qui tụ đông người tham dự,như Đại Lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, hay khánh thành nhà thờ mới, giáo xứ mới , thì người Công Giáo nói chung và người Công Giáo ViệtNam nói riêng,  chỉ phải dương cao ngọn cờ Thánh giá khi khai mạc hay cử hành các nghi thức phụng vụ  để cùng nhau hiệp thông trong mục đích học hỏi hay  thờ phượng Thiên Chúa và tuyên xưng đức tin Kitôgiáo của mình.  Nghĩa là , ngoài Cờ Thập giá ra, Giáo Hội không đòi hỏi người tín hữu phải trưng thêm lá cờ nào khác, kể cả cờ của quốc gia Vatican, tức cờ Toà Thánh trong những nơi và hoàn cảnh nói trên đây.

Nếu có nơi nào trưng cờ gì, thì đó là sở thích riêng của họ chứ không phải là điều bắt buộc theo giáo luật.  Người Công giáo thuộc nhiều sắc tộc khác  nhau  ở Mỹ  đều ý thức rõ điều này, nên  không có vấn đề gì phải tranh cãi vì mầu cờ sắc áo khi họ cùng tham dự những lễ hội thuần túy công giáo. Một điểm son ở Mỹ là “ Nhà Thờ và Nhà Nước “ tách biệt nhau ( Separation of Church and State) nên trong các nhà thờ ở Mỹ, người ta không treo Cờ quốc gia Hoa Kỳ.( cũng có một số nơi treo nhưng đó là sáng kiến hay sở thích cá nhân chứ không có  luật lệ nào đòi buộc)

Tuy nhiên , trong vài dịp trọng đại có sự tham dự của nhiều thành phần quốc gia như Đại Hội Thánh Thể thế giới,  Đại Hội Giới Trẻ thế giới như đang diễn ra năm nay ở Sydney, ÚC Châu, hoặc những buổi gặp gỡ ( public audiences) Đức Thánh Cha hàng tuần ( Ngày thứ tư) tại Công Trường Thánh Phêrô bên Roma, thì đại biểu và đoàn hành hương của các quốc gia tham dự phải mang theo quốc kỳ của nước mình vì thể diện quốc gia. Nhưng mọi người vẫn hiệp nhất và hiệp thông trọn vẹn với nhau( full unity and communion)   dưới Cờ Thập giá của Chúa Kitô. Nghiã là Cờ quốc gia của các thành viên tham dự đem theo, không hề và không thể cản trở hay làm tắc nghẽn sự hiệp thông này bao giờ.

 Nếu để xảy ra sự “tắc nghẽn” nào thì  người ta đã lẫn lộn đạo với đời, lẫn lộn phạm vi thuần túy tôn giáo với những sinh hoạt thuần mầu sắc chính trị.

Do đó, nếu trong Đại Hội Giới Trẻ năm nay ở Sydney mà người trẻ ViệtNam từ trong nước đi ra  và ở các nước ngoài đến,  có khác nhau về “mầu cờ sắc áo” thì đó chỉ là “sự cố” ngoài ý muốn do hoàn cảnh chính trị tạo ra, chứ không phải là chủ ý  của ai muốn làm “tắc nghẽn sự hiệp thông” giữa giới trẻ trong và ngoài ViệtNam. Họ đến Đại Hội vì chung niềm tin và cùng hiệp thông trọn vẹn dưới ngọn Cờ Thâp giá của Chúa Kitô chứ không phải đến để biểu dương cho riêng “mầu cờ sắc áo “ nào. Vì thế, vấn đề “ mầu cớ sắc áo” ở đây không  thể làm mất sự hiệp thông này vì đó- tức mầu cờ- không phải là lý do  hay động cơ thúc đẩy họ đến tham dự Đại Hội.

 2- Ngược lại, ngoài phạm vi thánh đường và  các sinh hoạt thuần túy công giáo nói trên, khi tham dự các sinh hoạt mang sắc thái  chính trị, văn hoá, xã hội,  khoa học nghệ thuật, thì với tư cách công dân, và với căn cước dân sự  (Civic Identity), người Công giáo có quyền trưng lá cờ nào mình ưa thích vì phù hợp với lập trường chính trị của mình. Lập trường này có thể thay đổi theo thời gian và biến động của hoàn cảnh. Nó không nhất thiết cố định, bất biến như mầu cờ và sắc áo của niềm tin Kitôgiáo.

Thật vậy,  căn cước Kitô hữu,  được cấp phát nhờ phép rửa (baptism) và tượng trưng với  Cờ Thập giá Chúa Kitô,  thì không bao giờ có thể thay đổi, nhượng bộ , hay thương lượng gì được (non-negociable) trong bất cứ hoàn cảnh và điều kiện nào. Nếu nhượng bộ thì căn tính Kitôhữu sẽ không còn nguyên chất nữa mà đã bị biến dạng cách nghiêm trọng, không thể chấp nhận được.

Do đó, để bảo tồn căn tính ấy, điều quan trọng phải nhấn mạnh ở đây là người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo hội Công Giáo không bao giờ được phép làm tay sai hay công cụ cho một chế độ chính trị nào. Cũng như không được tự đồng hoá mình (identify themselves) với  bầt cứ “mầu cờ sắc áo chính trị” nào.

Họ có thể chấp nhận một “ mầu cờ sắc áo” nào đó vơi tư cách và căn cước công dân trong một thời gian dài, ngắn,  nếu điều này không mâu thuẫn với lập trường chính trị và những giá trị tinh thần mà họ theo đuổi và muốn bảo vệ. Ngược lại, nếu những giá trị và lập trường này bị  thương tổn thì họ có quyền chọn “mầu cờ sắc áo” thích hợp hơn. Như thế có nghĩa là người công giáo, với tư cách công dân,  không phải luôn luôn trung thành với một “mầu cờ sắc áo chính trị” nào ngoài Cờ Thập giá Chúa Kitô, là Cờ gắn liền,  bất biến  với căn tính của người tín hữu Chúa Kitô sống trên trần thế này.  

Ước  mong không ai vì cảm tính mà hiểu lầm chủ đích của tôi qua bài suy tư ngắn này.

Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!