Nói đến ơn cứu độ là nói đến
tình thương,tha thứ vô hạn của Thiên Chúa ,” Đấng
cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người
được cứu độ và nhân biết chân lý “ ( 1 Tm 2:4) như Thánh Phaolô đã
quả quyết.
Lịch sử cứu độ và Kinh Thánh
cho ta biết có sự kiện nguyên tổ loài người là Adam và Eva đã ăn trái Thiên Chúa
cấm trong vườn Địa Đàng.Thiên Chúa đã nói với họ rằng :
“
hết mọi trái cây trong vườn ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều
thiện ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi
ăn , chắc chắn ngươi sẽ phải chết.” ( St 2: 16-17)
Cái chết mà Thiên Chúa nói
trên không phải là cái chết về phần xác, mà là cái chết của linh hồn vì sẽ phải
lìa xa Chúa đời đời trong nơi gọi là hỏa ngục. Chính vì hiểu theo nghĩa đen, và
muốn phỉnh gạt Eva, nên con rắn đã nói với bà như sau:
“ Không có chết chóc gì
đâu. Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra,
và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện ác,” ( St 3: 4-5)
Hậu quả túc khắc là sau khi
hai ông bà ăn trái cấm đó, thì mắt họ mở ra và thấy mình trần truồng, nên phải
lấy lá cây che thân và không dám ra gặp Thiên Chúa như mọi ngày khi ông bà
không biết xấu hổ vì mình trần truồng, nên cứ vui vẻ dạo chơi với Chúa trong
vườn đia đàng.
Sự xấu hổ của Adam và Eva sau
khi ăn trái cấm đã cho thấy là họ đã mất tình trạng ân phúc gọi là sự “ngây
thơ hay công chính ban đầu Origional innocence and Justice”, một
tình trạng ơn phúc đặc biệt đã giữ cho họ được đứng vững trước mọi sa ngã vì tội.
Nhưng họ đã phạm tội vì đã sử dụng ý muốn tự do ( free will) mà Thiên Chúa đã
ban tặng và tôn trọng cho họ được sử dụng.
Chúa Kitô xuống trần gian để
cứu chuộc cho con người khỏi chết vì tội, nhưng Chúa không trả lại cho con người
tình trạng ngây thơ công chính ban đầu đó, cho nên con người vẫn hoàn toàn yếu
đuối và dễ sa ngã sau khi được tái sinh qua Phép Rửa.
Về điểm này, Giáo lý của Giáo
Hội cũng dạy rằng: “ Tuy nhiên,nơi mọi người đã được
rửa tội, một số những hậu quả của tội lỗi
vẫn còn tồn tại , như những đau khổ , bệnh tật, sự chết, hoặc những yếu đuối gắn
liền với sự sống như những yếu đuối về tình tình…nhất là sự hướng chiều về tội
lỗi mà Truyền thống gọi là tình dục, và theo ẩn dụ, được gọi là “ lò phát sinh
ra tội ( fomes percati) được để đó cho chúng ta phải chiến đấu với nó…”
( x SGLGHCG số 1264)
Chính vì những yếu đuối còn
để lại trong bản chất con người cộng với ý muốn tự do ( free will) mà Thiên Chúa
đã ban tặng và hoàn toàn tôn trọng cho con người sử dụng, nên con người xưa và
nay dễ sa phạm rất nhiều tội, dù đã được một lần tha thứ hết mọi tội cá nhân và
tội Nguyên tổ qua Phép rửa.
Như thế Phép Rửa cũng không
bảo đảm cho con người khỏi sa ngã vì tội.
Kinh nghiệm bản thân của mỗi
người chúng ta cho thấy là chúng ta luôn sống trong sự giằng co giữa sự thiện và
sự dữ, giữa xấu và tốt, giữa mời gọi bước đi theo Chúa để được sống vĩnh cửu
hay,ngược lại, khước từ Chúa để sống theo ma quỷ và thế gian khiến mất hy vọng
được cứu rỗi và phải chết đời đời vì tội.
Chính vì hậu quả nói trên của
Tội Nguyên tổ mà con người xa xưa trong thời cựu ước đã phạm nhiều tội nghiêm
trọng khiến Thiên Chúa đã hai lần phải đánh phạt con người cách nhãn tiền.
Lần thứ nhất xẩy ra trong
thời ông Nô-E, một tôi tớ sống đẹp lòng Chúa , nên Chúa đã sai ông đóng một con
tầu để chở gia đình ông và mọi sinh vật được ông mang lên con tầu này.Thiên Chúa
đã phán bảo ông như sau:
“
Ta đã quyết đinh giờ tận số của xác phàm, vì tại chúng
mà mặt đất đầy bạo lực : này Ta sắp tiêu diệt chúng cùng với đất.” (
St 5: 13).
Thiên Chúa muốn tiêu diệt
mọi người trên mặt đất- trừ gia đình ông No-E và các sinh vật ,mỗi loại 2 con mà
ông Noe đã mang lên tầu để thoát nạn đại hông thủy (deluge). Sở dĩ Thiên Chúa
đã bất đắc dĩ phải làm như vậy, vi “ trên mặt đất sự
gian ác của con người quả là nhiều , và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính những ý
định xấu.” ( St 5: 5)
Vì thể, để trừng phạt con
người, Thiên Chúa đã cho mưa từ trời cao tuôn đổ xuống trên khắp địa cầu
trong suốt 40 đêm ngày, và đã cuốn vào lòng đại dương tất cả người và mọi sinh
vật , trừ gia đình ông No E và các sinh vật được ông đem lên tầu trước khi mưa
đổ xuống.( x St 6-7)
Đây là lần đánh phạt nặng nề
nhất của Thiên Chúa đối với những người đã phạm nhiều tội mà không hề biết ăn
năn từ bỏ. Sau lần đánh phạt cả thể này, Thiên Chúa lại phải đánh phạt dân ở hai
thánh Sô-dôm và Gômora trong thời ông Abraham, một người công chính sống đẹp
lòng Chúa vì đã dám hy sinh con mình là Isaac để chứng mình lòng tin yêu phi
thường của ông đối với Thiên Chúa.
Dân hai thành Sôdôm và Gômora
bị đánh phạt vì ĐỨC CHÚA phán: “ tiếng kêu trách
Sôdôm và Gômora quá lớn ! tội lỗi của chúng quá nặng nề. Ta phải xuống xem thật
sự chúng có làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta không..” ( St 18:
20-21)
Thiên Chúa đã cho Ông Abraham
biết ý đinh của Người, nên ông đã nài van Chúa tha chết cho họ, nếu ông tìm
được 50 người lành, hay chỉ được 45 người , rồi 30 người hoặc chỉ được 20 và
cuối cùng là 10 người thôi, thì Chúa có vì mấy người lành này mà tha chết cho
cả dân các thành tội lỗi đó không. Chúa đồng ý tha, nhưng ông Abraham cuối cùng
đã không tìm được người công chính nào hết, nên đã phải ngậm ngùi rời khỏi
thành Sôdôm cùng với gia đình trước khi lửa từ trời xuống thiêu rụi các thành
tội lỗi đó.( x St 19)
Hai sự kiện đánh phạt nói
trên xảy ra trong thời cựu ước đã cho thấy là dù Thiên Chúa là tình yêu, khoan
dung và hay tha thứ, nhưng nếu con người cứ làm sự dữ, cứ phạm tội mà không biết
ăn năn sám hối chừa bỏ, thì Thiên Chúa sẽ đánh phạt cách nhãn tiền như ta thấy
đã sảy ra trong thời các ông No-E và Abraham nói trên.
Chúa đánh phạt vì Người chê
ghét mọi tội lỗi và sự dữ , vì nó xúc phạm nặng nề đến bản chất tốt lành và
thánh thiện của Người.
Nhưng vì đâu có sự tội và sự dữ ?
Thánh Phaolô đã trả lời là :
“ vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần
gian, và tội đã gây nên sự chết; như thế , sự chết đã
lan tràn tới hết mọi người , bởi vì mọi người đã phạm tội.” ( Rm 5:
12)
Người duy nhất đã phạm tội đó
là Adam, người đã cùng vợ là Eva ăn trái cấm ,trái lệnh Thiên Chúa nên đã đem
sự tội vào thế gian và gây nên sự chết cho cả loài người. Sự sa ngã của Adam và
Eva đã đưa đến hậu quả trước tiên là họ đã đánh mất tình trạng ơn phúc ,gọi là
sự ngây thơ, công chính ban đầu= Origional Innocence and justice
mà họ đã được hưởng trước khi phạm tội, như đã nói ở trên.
Hậu quả của sự mất ơn phúc
đặc biệt này khiến Adam và Eva trở nên yếu đuối hoàn toàn trong bản tính, -và
do đó- dễ sa phạm tội hơn trước ngày họ ăn trái cấm. Sự yếu đuối này cũng di
truyền đến hết mọi người, giống hệt như hậu quả của tội Nguyên Tổ khiến tội
và sự chết xâm nhập trần gian và lan ra đến hết mọi người trong nhân loại như
Thánh Phaolô đã dạy.
Nghĩa là, con người ,từ sau
ngày Nguyên Tổ phạm tội, đã phạm thêm những tội cá nhân như gian dối, gian manh,
mê tín dị đoan, hận thù, nghen ghét, dâm ô, hiếp dâm, ngoại tình,trộm cướp, giết
người, giết thai nhi, bất công, bóc lột , bỏ vạ cáo gian, chiến tranh, khủng bố,
thay chồng đổi vợ, buôn bán phụ nữ ,bắt cóc trẻ nữ để bán cho bọn bất lương hành
nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn và tội lỗi như thực trạng thế giới vô luân
vô đạo hiện nay.
Tội Nguyên Tổ và tội cá nhân
đã khiến con người hoàn toàn xa cách Thiên Chúa là tình yêu, nhân hậu , công
chính và thánh thiện. Do đó, các tội của loài người là điều nghê tởm, không thể
chấp nhận được đối với Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành.
Nhưng vi Thiên Chúa là tình
yêu, “ Người có giận, giận trong giây lát,
nhưng yêu thương, thương suốt cả đời, ( Tv
29: 30(29): 6) nên Người đã sai Con một là Chúa Giêsu Kitô đến trần gian cách
nay trên 2000 năm để “hy sinh mạng
sống mình làm giá chuộc cho muôn người.”( Mt
20:28)
Chúa Kitô đã hy sinh mạng
sống mình qua khổ hình thập giá, chết đau thương và nhục nhã trên thập giá để
đền tội thay cho loài người. Tội đó là tội Nguyên Tổ và mọi tội cá nhân con
người đã phạm từ xưa đến nay và còn mãi mãi cho đến ngày hết thời gian.Tội
Nguyên Tổ đã làm phát sinh mọi tội khác mà con người đã và đang phạm ở khắp nơi
trên trần gian này.Các tội đó đủ làm cho con người hoàn toàn xa cách hay chống
lại Thiên Chúa là Đấng cực tốt cực lành. Các tội đó đã đóng đanh Chúa Kitô vào
thập giá, là vòng gai nhọn quấn quanh đầu Chúa và là lưỡi gươm nhọn đâm vào
cạnh sườn Chúa khi Người đang bị treo trên thập giá.,
Như thế, Chúa Kitô chết vì
tội lỗi nhân loại.Các tội này bắt nguồn từ tội mà Nguyên Tổ loài người đã phạm
khi ăn trái cấm trong vườn địa đàng như Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội dạy.
Mặc dù Chúa Kitô đã chịu
mọi đau khổ và chết trên thập giá để đền tội thay cho con người, nhưng Chúa
không tiêu diệt hết mọi mầm mống của tội trong mỗi con người và trong trần gian
để cho con người phải chiến đấu chống lại mọi cám dỗ của tội đến từ thế gian
với đầy rẫy gương xấu, và nhất là từ ma quỷ, mà Thánh Phêrô đã vì như “
sư tử đói , gầm
thét rảo quanh tìm mồi cắn xé. ( 1 Pr5:8) để mong cướp lấy linh hồn
của con người bao lâu còn sống trong thân xác có ngày phải chết đi này.
Là những người có niềm tin
Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi tích cực cộng tác với ơn cứu độ của Chúa để
chiến đấu chống lại mọi kẻ thù đến từ bản chất yếu đuối luôn nghiêng chiều về
đường tội, từ thế gian với bao gương xấu và dịp tội, và đặc biệt, đến từ ma quỷ,
kẻ tử thù không bao giờ muốn cho chúng ta được cứu rỗi để hưởng Thanh Nhan Chúa
trên Thiên Đàng, là nơi hạnh phúc mà quỷ Sa tăng và đồng bọn đã bị đánh bật ra
ngoài vì tội kiêu căng,dám chống lại Thiên Chúa.
Công nghiệp cứu chuộc của
Chúa Kitô là vô giá (invaluable) và đủ cho con người được cứu độ để vào Nước
Trời vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa.Nhưng nếu ta không cộng tác với ơn
Chúa để quyêt tâm xa tránh tội lỗi thì Chúa không thể cứu ai được , và công
nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô sẽ ra vô ích cho những ai cứ sống trong tội, cứ
làm sự dữ mà không có quyết tâm từ bỏ và ăn năn sám hối để xin Chúa tha thứ.
Đó là lý do tại sao Chúa
Giêsu đã nói với mấy người biệt phái đến hỏi Chúa xem có phải mấy người Galilêa
bị Tổng Trấn Philatô giết và 18 người khác bị thác Si –lô-a đổ xuống đè chết, có
phải vì họ là những người tội lỗi hơn những người khác không, Chúa đã trả lời
họ như sau:
“
Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu. Nhưng nếu các ông không chịu sám
hối thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.” ( Lc 13: 5)
Phải sám hội để nhìn nhận tội
mình đã phạm mà xin Chúa tha thứ, nếu không sẽ phải chết trong linh hồn và phải
xa cách Chúa đời đời trong nơi gọi là hỏa ngục.
Tóm lại, vị tội Nguyên tổ làm
phát sinh ra muôn vàn tội khác khiến con người phải xa cách Thiên Chúa là Đấng
cực tốt cực lành, nên Chúa Giêsu Kitô đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian làm Con
Người để hy sinh chịu chết trên thập giá để đền thay cho nhận loại khỏi phải
chết đời đời vì tội.
Nhưng muốn được hưởng công
nghiệp cứu chuộc vô giá này của Chúa Kitô, thì mọi người phải quyết tâm xa tránh
mọi tội lỗi để bước đi theo Chúa Kitô là “ con
Đường, là sự Thật và là sự Sống” ( Ga
14:6). Nếu không thì Chúa không thể cứu ai được. Chúa nói : “ai
có tai nghe, thì nghe.”(Mt 13: 43; Mc 4 23; Lc 8: 8)
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn
Huấn