Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Bài Viết Của
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
TẠI SAO THIÊN CHÚA CHỈ PHÁN XÉT RIÊNG CON NGƯỜI VỀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI TA LÀM TRONG CUỘC SỐNG NÀY?
PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA ĐỂ MƯU PHẦN RỖI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC?
ĐÂU LÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ HIỂM NGUY CHO NIỀM TIN CÓ THIÊN CHÚA NGÀY NAY?
TÌNH THƯƠNG Và THA THỨ CỦA CHÚA CÓ TỰ ĐỘNG ĐẾN VỚI CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN AI MUỐN ĐÓN NHẬN HAY KHÔNG?
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ Ý MUỐN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THƯỞNG PHẠT CỦA THIÊN CHÚA?
TRONG GIÁO HỌI CÔNG GIÁO, TRUYỀN THỐNG KẾ VỊ TÔNG ĐỒ LÀ GÌ?
TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?
LINH MỤC: ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY và ƠN CỨU ĐỘ
NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI SỐNG ĐỨC TIN CÁCH NÀO ĐỂ MƯU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC NHẬN BIẾT CHÚA NHỜ GƯƠNG SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA MÌNH?
TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
NGUY CƠ CỦA TIỀN BẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN và ƠN CƯU ĐỘ
CÔNG ĐỒNG ĐẠI KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY (RỬA TỘI) QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO HY VỌNG ĐƯỢC CỨU RỖI ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI MAI SAU?
TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TÔN KINH THÁNH GIÁ CÓ HÌNH CHÚA KITÔ BỊ ĐÓNG ĐANH (Crucifix) TRONG KHI CÁC PHÁI TIN LÀNH CHỈ TRƯNG THÁNH GIÁ KHÔNG CÓ HÌNH CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH?
CÔNG NGHIỆP CỨU CHUỘC CỦẢ CHÚA KITÔ ĐÃ ĐỦ CHO TA ĐƯỢC CỨU RỖI CHƯA?
GIÁO HỘI CÓ CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
TAI SAO ĐỨC TIN PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ TƯƠNG XỨNG ĐI KÈM THÌ MỚI CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI?
NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
ĐỨC TIN LÀ GÌ và PHẢI SỐNG ĐỨC TIN THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNG ĐƯỢC CỨU RỖI?
CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH LÀ NHỮNG AI?
GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC
SỐNG ĐỨC TIN và CHU TOÀN MỌI GIỚI RĂN CỦA CHÚA QUAN TRỌNG RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CHÚNG TA?
TẠI SAO PHẢI TRÁNH GƯƠNG XẤU, DỊP TỘI?
XIN NÓI LẠI NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH
TẠI SAO PHẢI CÓ VÀ THỰC THI ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH?
PHẢI SỐNG ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA VÀ MƯU ÍCH THỰC SỰ CHO NGƯỜI KHÁC?
CÁC BÍ TÍCH THÀNH SỰ HAY HỮU HIỆU VÌ YẾU TỐ NÀO?
CÁC BÍ TÍCH của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG?
LINH MỤC PHẢI SỐNG VÀ GIẢNG DẠY CÁCH NÀO CHO XỨNG ĐIA VỊ VÀ SỨ VỤ CỦA MÌNH?
PHẢI DÙNG TIỀN CỦA THẾ NÀO ĐỂ VỪA THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CHÁNH ĐÁNG CỦA THÂN XÁC MÀ VẪN KHÔNG QUYÊN MỤC ĐÍCH ĐI TÌM SỰ GIẦU SANG PHÚ QUÍ CỦA NƯỚC TRỜI?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
GIUĐA CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY PHẢI PHẠT ĐỜI ĐỜI?
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LÀ GÌ? VÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP THAM DỰ NGHI LỄ VÀ TIỆC CƯỚI CỦA CÁC CẶP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
THIÊN ĐÀNG, LUYỆN NGỤC và HỎA NGỤC LÀ GÌ, ở đâu và dành cho ai?
ĐỨC MẸ CÓ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH KHÔNG?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐỐT PHÁO VÀ MÚA LÂN TRONG NHÀ THỜ ĐỂ MỪNG TẾT VN KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC BIẾN LỄ TANG THÀNH LỄ CƯỚI HAY LỄ PHONG THÁNH KHÔNG ?

 

Tôi phải viết bài này vì đã được chứng kiến một vài  việc xét thấy không phù hợp với giáo lý và niềm tin của Giáo Hội về việc cử hành  lễ tang ( funeral mass) cho ai  đã ly  trần . Tôi cần nói để giáo dân khỏi hoang mang khi có thể còn phải chứng kiến một việc tương tự  không phù hợp với văn hóa Việt Nam và  quan trọng hơn là giáo lý của Giáo Hội về việc cầu nguyện cho những người đã chết.

Thật vậy, như tôi đã có đôi lần viết rằng lễ tang  ( Funeral mass) cho bất cứ ai  ly trần- dù là giáo dân, hay linh mục, Giám mục và cả Đức Giáo Hoàng  nữa, thì cũng không bao giờ là lễ cưới  hay lễ phong thánh ( canonization) cho ai, dù cho  biết rằng người quá cố là người đã sống một đời sống đạo đức thánh thiện đáng được hưởng phúc Thiên đàng theo nhãn quan con người. Phải nói như vậy, vì không ai có thể biết được Chúa phán xét ra sao cho  một người đã ly trần, kể cả cho những người đã tự tử chết, hoặc chết mà không kịp được  sức dầu và lãnh phép lành Tòa Thánh.

Vì  Giáo Hội  không biết được  số phận đời đời của họ, nên chỉ dạy  các tín hữu  phải cầu nguyện  cho những linh hồn đã ly trần mà thôi, dù người đó đã sống tốt lành  hay bê bối  ra sao,   trước con mắt của người đời..Nghĩa là,  ta không thể phán đoán ai đã được lên Thiên đàng rồi nên khỏi cần  cầu nguyện cho họ nữa, hoặc ai đã  sa hỏa ngục rồi nên cũng  không cần cầu nguyện nữa.

Nhưng  thực tế  đã cho thấy là có một số linh mục đã biến lễ tang thành lễ phong thánh hay lễ cưới. Biến lễ tang thành lễ phong thánh,  khi giảng rằng người này đã sống quá tốt  lành nên chắc chắc  đã được vào thiên đàng hưởng Thánh nhan Chúa rồi ! Nếu biết chắc như vậy,  thì dâng lễ cầu nguyện cho họ làm gì nữa ?.Thật là điều không cần thiết ,  vì có giáo lý nào dạy dâng lễ cầu cho một ông thánh hay bà thánh nào trên Thiên Đàng đâu ???  hay chỉ có lễ kinh ( feast or memorial) một hay nhiều  vị thánh mà Giáo Hội đã tuyên phong lên hàng hiển thánh  mà thôi.

 Thử hỏi : có ai sống thánh thiện hơn các Đức Giáo Hoàng ? Nhưng khi một vị qua đời thì Giáo Hội để tang trong 9 ngày và dâng lễ cầu hồn  cho,  chứ chưa hề  tức khắc phong thánh cho ai bao giờ.

Có phong thánh cho ai thì cũng phải chờ một thời gian dài ngắn và đòi hỏi một số điều kiện như có 3 phép lạ  được  kiểm chứng nhờ cầu xin vị đã ly trần mà Chúa ban cho ai cầu xin,  cũng như có đủ bằng chứng về đời sống thánh thiện của vị đó. Như vậy, dứt khoát không ai được  tự  ý phong thánh cho người đã ly trần  trong một tang lễ, khi giảng rằng người  quá cố - mà xác còn đang nằm trong nhà thờ đây-  đã vào thiên Đàng rồi,  vì khi còn sống đã làm biết bao việc từ thiện, giúp xây nhà thờ, nhà Dòng .v.v. Giảng như vậy chỉ có tác dụng đề cao người chết để làm vui lòng cho thân nhân còn sống mà thôi, nhưng đã đi vượt khỏi quyền phong thánh của Giáo Hội.

Lại nữa, trong một tang lễ mà tôi tham dự  đồng tế, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nghe  linh mục chủ tế  là con  của người đã ly trần,  đã biến lễ tang của cha mình thành lễ cưới khi giảng rằng : hôm nay là ngày  vui mừng vì cha tôi được vào dự bàn tiệc với rượu ngon và thịt béo, theo lời ngôn sứ I-saia nói về Tiệc cánh chung như sau:

 “ Ngày ấy trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc

Tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon            

Thịt  béo ngậy, rượu ngon tinh chế

Trên núi này Người sẽ xé bỏ chiếc khăn tang che phủ mọi dân

Ngày ấy, người ta sẽ nói: Đây là Thiên Chúa chúng ta

Chúng ta trông đợi Người và đã được Người thương cứu độ

Chính Người là ĐỨC CHÚA chúng ta từng đợi trông

Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ . ( Is 25: 6- 9)

 Lời ngôn sứ trên đây  chỉ  có ý nói về ngày sau hết khi Thiên Chúa mở tiệc khoản đãi những ai được cứu độ để vào dự bàn tiệc Nước  Trời đã dọn sẵn cho họ.. Nhưng có biết bao người đã từ chối không tham dự viện lý do này , lý do   khác để  khước từ  lời  mời   như ta đọc thấy trong dụ ngôn “ Tiệc cưới” của Tin Mừng Thánh Matthêu( Mt 22: 1-14;  Lc 14: 15- 24)

Nghĩa là không phải tất cả mọi người,  sau khi chết , đều  đương nhiên được vào dự Tiệc “với rượu và thịt ngon” như ngôn sứ I-saia nói trên. Đó chỉ là điều mong muốn của Thiên Chúa “ Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người  được cứu độ và nhận biêt chân lý.” ( 1 Tm 2 : 4)

Chúa mong muốn như vậy vì  Chúa là tình thương và khoan dung tha thứ. Nhưng con người vẫn có tự do để đáp lời mời gọi của Chúa vào dự tiệc cưới đã dọn sẵn hay khước từ lời mời đó vì còn quá quyến luyến những lợi lại và vui thú tội lỗi chóng qua ở đời này. Vì thế, bàn tiệc Nước Trời không đương nhiên dọn sẵn cho hết mọi người sau khi chết trong thân xác, mà chỉ dọn sẵn cho những ai có  thiện chí muốn vào tham dự qua quyết tâm từ bỏ những quyến rũ của thế gian và  cám dỗ của ma quỉ  khi sống trên trần thế này.

 Nghĩa là nếu người ta không quyết tâm tìm và yêu mến Chúa, trên hết mọi sự   để xa tránh tội lỗi và sống theo đường lối của Chúa, thì  họ đã từ chối lời mời của Chúa vào dự “bàn tiệc Nước Trời   như những khách được mời  đã viện đủ lý do  để không đến  dự tiệc cưới của con  vua  trong dụ ngôn  tiệc cưới mà Chúa Giêsu đã kể trong Tin Mừng Thánh Matthêu 22  và tương tự trong Luca chương 14.

Nhưng ai là người có thiện chí muốn sống theo đường lối của Chúa để cuối cùng được vào dự “Tiệc Nước Trời” thì chỉ có Chúa biết và phán đoán đúng mà thôi. Chúng ta hoàn toàn  không biết được  nên chỉ biết cầu nguyện cho những người đã ly trần như Giáo Hội dạy mà thôi.

Lại nữa, trong mọi nền văn hóa nhân loại, cái chết là điều đau khổ nhất cho thân nhân còn sống, nên thương khóc người thân  đã  ra đi là điều tự nhiên phù hợp với nhân tính và đức tin. Chính Chúa Giêsu,  khi  mang thân phận con người, cũng đã cảm thông sự đau khổ này,  nên khi nghe tin người bạn của Chúa là Laza rô chết, Chúa đã đến trước mồ của anh và đã thổn thức trong lòng” khi thấy  Maria, chị của Lazarô  khóc và những người do thái đi với cô cũng khóc.

Nhưng Chúa không nói với họ là “ hãy vui mừng lên vì La za rô đã vào dự bàn tiệc “Nước Trời với rượu và thịt ngon” rồi. Ngược laị  Chúa đã  khóc hay  thổn thức  trong lòng và nói với Mac-ta  rằng: “  Thầy là sự sống  lại và là sự sống . Ai tin vào Thầy thì dù đã  chết cũng sẽ được sống.” ( Ga 11: 25)

Sau đó Chúa đã truyền cho La za rô chỗi dậy, ra khỏi mồ, dù đã nằm chết được bốn ngày để an ủi chị em Maria và cũng để chứng mình lời Người vừa nói là “Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống.

Như thế  khóc thương người đã ly trần là điều tự nhiên, phù hợp với nhân tính, và văn hóa của mọi dân tộc,( người da đen và Mễ Tây Cơ còn khóc to hơn người Viêt mỗi khi có thân nhân chết). Và Giáo Hội cũng không dạy phải biến lễ tang thành đám cưới, để thân nhân đừng khóc thương và để tang ai  nữa.

Ngược lại Giáo Hội chỉ qui định nghi thức tang lễ ( Order  of  Christian Funerals ( Ordo Exsequiarum) cử hành từ trong nhà quàn, đến nhà thờ  và tiễn đưa ra ngoài nghĩa trang. Cũng như  dạy  phải cầu nguyện cho người đã ly  trần bất kể  người đó đã sống ra sao  trước khi chết. Như vậy, mượn  lời ngôn sứ I-saia nói  về  bữa tiệc cánh chung khi những người  đã được cứu độ vào dự bàn tiệc Nước Trời, để biến lễ tang thành lễ cưới là điều sai lầm xét về cả hai mặt văn hóa và giáo lý của Giáo Hội.

Vẫn biết ai cũng có quyền hy vọng cho thân nhân mình được phần rỗi để vào dự bàn tiệc Nước Trời đã dọn sẵn, nhưng làm sao chúng  ta biết ngay được chắc chắn ai đã được vào để mừng vui với họ và không cần cầu nguyện  và  khóc thương nữa ? Và  khóc thương thì có sao đâu, vì niềm tin và Giáo Lý của Giáo Hội đâu có ngăn cấm việc này ?

Giáo Hội chỉ dạy các tin hữu tin có sự sống lại của những ai đã ly trần, và đây là niềm an ủi cho chúng ta mỗi khi phải tiễn biệt ai trong trần thế này qua cái chết.

Chính vì không biết được phần rỗi của ai, nên Giáo Hội chỉ dạy phải cầu xin cho người đã ly trần mà thôi. Cụ thể, khi nghe tin một hồng y hay giám mục nào chết, Đức Thánh Cha luôn  gửi lời phân ưu chia buồn ( condolences) tới thân nhân hay giáo phận của vị đã qua đời. Chưa hề có   Giáo Hoàng nào đã  gửi lời chúc  mừng đến thân nhân của ai  qua đời , vì cho rằng người quá cố đã vào “Bàn Tiệc Nước Trời” rồi nên phải mừng vui., thay vì khóc thương và để tang !

Như  vậy, biến lễ tang thành đám cưới hay lễ phong thánh là sai hoàn toàn mục đích của việc cầu xin cho người đã chết  như giáo lý và giáo luật của Giáo Hội qui định. ( x.giáo luật số 1177, )

Tuy nhiên, trước cái chết của ai, Giáo lý Giáo Hội dạy rằng: Trong sự chết, Thiên Chúa gọi con người đến với Ngài. Bởi vậy người Ki tô hữu có thể  có một ước mơ như Thánh Phaolô đã nói : ước ao của tôi là ra đi để  được  ở vói Chúa Kitô,  điều này tốt hơn bội  phần ( Pl 1: 23). Và người Kitô hữu cũng có thể biến sự chết của mình thành một hành vi vâng phục với Chúa Cha, theo gương Chúa Kitô. ( Lc 23: 46.) . ( x SGLGHCG số 1011).

Nói rõ hơn, trước sự chết, thái độ và tâm tình thích hợp của người tín hữu là hy vọng hay trông  cậy  Chúa sẽ cho người thân mà mình đang khóc thương bây  giờ, được sống  lại  để vào Nước Trời  vui hưởng hạnh phúc Thiên Đàng , như Chúa Kitô đã hứa cho những ai tin Người thì đã chết cũng sẽ được  sống lại.  

Tóm lại, lễ cưới, lễ tang, lễ phong thánh đều có ý nghĩa và mục đích riêng khác nhau theo giáo lý và phụng vụ của Giáo Hội . nên không thể lẫn lộn làm theo ý riêng của mình được. Vả lại, làm như vậy là không am hiểu mục đích và ý nghĩa của phụng vụ thánh dành cho mỗi cử hành khác nhau.

Chúng ta đều được khuyến khích cậy trông và  mong ước cho người thân đã ly trần của mình được vào hưởng Thánh Nhan Chúa. Và  cầu nguyện cho họ chính là để nói lên ước muốn đó. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn không biết Chúa phán xét ra sao cho người thân  của mình  đã ly trần,  nên chỉ biết trông cậy vào lòng khoan dung thương xót  của Chúa mà thôi; chứ không nên đi quá giới hạn đó để  tỏ ra vui mừng  như  thể  đã thấy được người thân của mình đang dự “ Bàn Tiệc Nước Trời” khiến không cần phải khóc thương hay để tang nữa.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

 

            

Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!