Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Bài Viết Của
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
TẠI SAO THIÊN CHÚA CHỈ PHÁN XÉT RIÊNG CON NGƯỜI VỀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI TA LÀM TRONG CUỘC SỐNG NÀY?
PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA ĐỂ MƯU PHẦN RỖI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC?
ĐÂU LÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ HIỂM NGUY CHO NIỀM TIN CÓ THIÊN CHÚA NGÀY NAY?
TÌNH THƯƠNG Và THA THỨ CỦA CHÚA CÓ TỰ ĐỘNG ĐẾN VỚI CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN AI MUỐN ĐÓN NHẬN HAY KHÔNG?
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ Ý MUỐN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THƯỞNG PHẠT CỦA THIÊN CHÚA?
TRONG GIÁO HỌI CÔNG GIÁO, TRUYỀN THỐNG KẾ VỊ TÔNG ĐỒ LÀ GÌ?
TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?
LINH MỤC: ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY và ƠN CỨU ĐỘ
NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI SỐNG ĐỨC TIN CÁCH NÀO ĐỂ MƯU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC NHẬN BIẾT CHÚA NHỜ GƯƠNG SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA MÌNH?
TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
NGUY CƠ CỦA TIỀN BẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN và ƠN CƯU ĐỘ
CÔNG ĐỒNG ĐẠI KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY (RỬA TỘI) QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO HY VỌNG ĐƯỢC CỨU RỖI ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI MAI SAU?
TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TÔN KINH THÁNH GIÁ CÓ HÌNH CHÚA KITÔ BỊ ĐÓNG ĐANH (Crucifix) TRONG KHI CÁC PHÁI TIN LÀNH CHỈ TRƯNG THÁNH GIÁ KHÔNG CÓ HÌNH CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH?
CÔNG NGHIỆP CỨU CHUỘC CỦẢ CHÚA KITÔ ĐÃ ĐỦ CHO TA ĐƯỢC CỨU RỖI CHƯA?
GIÁO HỘI CÓ CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
TAI SAO ĐỨC TIN PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ TƯƠNG XỨNG ĐI KÈM THÌ MỚI CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI?
NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
ĐỨC TIN LÀ GÌ và PHẢI SỐNG ĐỨC TIN THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNG ĐƯỢC CỨU RỖI?
CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH LÀ NHỮNG AI?
GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC
SỐNG ĐỨC TIN và CHU TOÀN MỌI GIỚI RĂN CỦA CHÚA QUAN TRỌNG RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CHÚNG TA?
TẠI SAO PHẢI TRÁNH GƯƠNG XẤU, DỊP TỘI?
XIN NÓI LẠI NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH
TẠI SAO PHẢI CÓ VÀ THỰC THI ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH?
PHẢI SỐNG ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA VÀ MƯU ÍCH THỰC SỰ CHO NGƯỜI KHÁC?
CÁC BÍ TÍCH THÀNH SỰ HAY HỮU HIỆU VÌ YẾU TỐ NÀO?
CÁC BÍ TÍCH của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG?
LINH MỤC PHẢI SỐNG VÀ GIẢNG DẠY CÁCH NÀO CHO XỨNG ĐIA VỊ VÀ SỨ VỤ CỦA MÌNH?
PHẢI DÙNG TIỀN CỦA THẾ NÀO ĐỂ VỪA THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CHÁNH ĐÁNG CỦA THÂN XÁC MÀ VẪN KHÔNG QUYÊN MỤC ĐÍCH ĐI TÌM SỰ GIẦU SANG PHÚ QUÍ CỦA NƯỚC TRỜI?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
GIUĐA CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY PHẢI PHẠT ĐỜI ĐỜI?
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LÀ GÌ? VÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP THAM DỰ NGHI LỄ VÀ TIỆC CƯỚI CỦA CÁC CẶP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
THIÊN ĐÀNG, LUYỆN NGỤC và HỎA NGỤC LÀ GÌ, ở đâu và dành cho ai?
ĐỨC MẸ CÓ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH KHÔNG?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐỐT PHÁO VÀ MÚA LÂN TRONG NHÀ THỜ ĐỂ MỪNG TẾT VN KHÔNG?
SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ

Với  Chúa Nhật Lễ Chúa  Kitô Vua vũ trụ hôm nay, năm phụng  vụ chu kỳ năm C của Giáo Hội  chấm dứt  để bắt đầu  chu kỳ phụng vụ mới  năm A  với Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng  tuần sau.

Mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ là dịp thuận lợi cho chúng ta suy niềm về Vương quyền và Vương đế   của Chúa Kitô.

Thật  vậy, trong mọi nền văn hóa nhân loại từ xưa đến nay, khi nói đến danh hiệu “ vua chúa” là người ta nghĩ ngay đến tột đỉnh  của  vinh quang và giầu sang  trần thế, đến uy quyền tuyêt đối của những người được làm vua cai trị môt quốc gia lớn  hay nhỏ. Đây là tốt đỉnh của danh vọng,   uy quyền và giầu sang ở  trần gian  mà biết bao  người ở khắp nơi mơ ước  để  mong  chiếm được địa vị này  để  hưởng thụ  mọi vui thú, giầu sang và quyền bính ở  đời  này.

Đó là tất cả những  gì liên quan đến  quyền uy và ưu quyền của địa vị  và danh hiệu vua chúa trần gian.

Trái ngược lại, Vua  Giêsu, Vua Vũ Trụ  mà Giáo Hội long trọng mừng Chúa Nhật  hôm nay   hoàn toàn  khác biệt  với  mọi vua chúa trần gian, vì những đặc tinh sau đây:

Trước hết , khi  bị trao nộp  cho các thượng tế và kỳ lão  Do Thái vì Giuđa phản bội, Chúa Giê su đã  bị dẫn đến trước  Phi-la tô, Tổng trấn Rôma thời đó để được xét xử. Philatô đã hỏi Chúa  xem có phải Người  là Vua dân Do Thái không, Chúa đã trả lời như sau :

 “ Nước tôi không thuộc về thế gian này

Nếu Nước Tôi thuộc về thế gian này

Thì thuộc hạ của tôi đã chiến đấu

Không để tôi bị nộp cho người Do Thái

Nhưng thật ra Nước Tôi không thuộc chốn này,.” ( Ga 18: 36)

Nước Chúa không thuộc về thế gian này thì  Vương quốc của Chúa ở đâu   và ai là thần dân của Chúa ?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy lần lượt  đọc lại những gì Chúa đã nói và làm trong suốt  cuộc đời  tại thế của Người , từ lúc sinh ra trong hang bò lừa cho đến ngày chịu chết thê thảm trên thập giá.

Thật vậy,  khi quên mình là Thiên Chúa, để xuống trần gian làm  Con Người, Chúa Giê su đã trở nên  Vua của sự vâng phục và khiêm nhường tột độ.   Vâng phục vì Chúa đã vâng lời Chúa Cha để đến trần gian  t hi hành chương trình cứu chuộc nhân loại của Chúa Cha.

 Khiêm nhường vì  Chúa đã quên mình là Thiên Chúa đồng  bản thể và uy quyền với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần để trở nên Con Người sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria nhờ quyền  năng của Chúa Thánh Thần.

Tiếp đến,  Khi sinh  ra trong hang bò lừa, Chúa Giê su là  Vua  của  sự khó nghèo để dạy chúng ta  không nên chạy theo những  quyến rũ của  vinh quang, phú quí và lợi  lãi chóng qua trên trần gian  này,  mà phải  đi tìm sự sang giầu  phú quí trên Nước Trời là nơi Trôm căp không bến bảng và mối mọt không đục phá”.  Như Chúa đã dạy các môn đệ xưa ( Lc  12:  33). Đó là lý do tại sao Chúa đã   chọn sinh ra trong hang bò lừa giữa mùa đông giá rét  thay vì sinh ra trong  cung điện nguy nga tráng lệ như các vua chúa trần gian.

 Như thế,  Gương khó nghèo của Chúa phải là mẫu mực  tuyệt vời cho tất cả mọi người chúng ta  trong Giáo Hội,- từ hàng Giáo Phẩm, giáo sĩ, tu sĩ đến giáo dân,  phải noi theo để được nên giống Chúa là Vua của sự nghèo khó về vật chất và  khinh chê hư danh trần thế ,  nhưng rất  giầu  sang phú quý  về mặt siêu nhiên, về tình thương, thánh thiện,  công bằng và  bác ái.

 Đức Đương Kim Giáo Hoàng  đã chọn tước hiệu Phan xi cô cho triều đại của mình  cũng để nói lên ước muốn sống khó nghèo theo gương thánh Phan xi cô và nhất là gương Chúa Giê su là Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên khó nghèo  vì anh  em để lấy cái ngheo của mình mà làm cho anh  em  được giầu sang phú quí”  trên  Nước Trời mai sau  như Thánh Phaolô đã dạy. ( 2 Cor 8: 9)

Lại nữa, khi  đi rao giảng Tin Mừng Cứu độ, Chúa đã sống lang thang như kẻ vô gia cư, không nơi cư ngụ,  trong khi Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đấu ( Mt 8: 20). Như thế Chúa thực là Vua vô gia cư  vì không có cung điện  giầu  sang như các vua chúa trần gian

Sau nữa,  khi bị đánh đập, đội mão gai và vác thập giá , Chúa đã vui long chịu mọi khốn khó để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại. Trong tình thần này, Chúa đã trở nên Vua của mọi đau khổ để dạy chúng ta biết nhẫn nại chiu mọi gian nan khốn khó trong cuộc đời để hiệp thông đau khổ với Chúa để đền tội mình và tội của người khác.

Sau hết, , khi bị treo trên Thập giá, Chúa đã cầu nguyện và  tha thứ cho những kẻ đã đóng đanh Ngài, đã lấy  dấm chua cho Chúa uống và lấy đòng  đâm cạnh  sườn ngài cho máu cùng nước chảy ra  . Nhưng Chúa đã vui lòng chấp nhận tất cả chỉ vì yêu thương loài người và muốn cho mọi người được  cứu  độ  để sống hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa trên Nước tời mai sau.Trong chiều kích đó,  Chúa đã  trở nên Vua của yêu thương, của  tha thứ để  dạy mọi người chúng ta phải yêu thương và tha thứ cho nhau như Chúa đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta.

Tóm lại, Chúa Giê su quả thực là Vua của vâng phục, khiêm nhường, khó nghèo  yêu thương và tha thứ, vì đó chính là bản chất Vương đế  của Chúa  khi xuống trần gian làm  Con Người  cách nay trên 2000 năm để “ hiến mang sống mình là giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20: 28)

Thế giới này luôn sống trọng hận thù, chém giết, chia rẽ và tội lỗi vì còn có quá nhiều người Chưa biết Chúa Kitô  là Vua của yêu thương, của công bình, của  an vui  và thánh thiện , nên vẫn còn  đầy rẫy những bất công, tranh chấp, oán thù nghen ghét    và nhơ uế,  như thực trạng của con người ở khắp nơi  trong thế giới tục hóa  ngày nay.

Vậy, qua đức tin, chúng ta được là thần dân của Vua Giêsu, Vua tình Yêu,   chúng ta  có bổn phận và trách nhiệm rất quan trọng là  mang Vương Quốc của Chúa đến với những người chưa biết Chúa, vì như mang  ánh sáng chiếu vào nơi tối tăm, mang an hòa vào nơi tranh chấp hận thù, mang công lý vào nơi bất công bóc lột,  mang trong sạch  vào nơi xú uế vì dâm ô thác loạn.

 Đây chính là trách nhiệm phúc âm hóa thế giới của người Kitô hữu mà Chúa Kitô đã trao phó và mong đợi nơi mỗi người tín hữu chúng ta để  mang vương quốc thánh thiện, yêu thương, công lý  và an bình của Chúa Kitô đến với những ai còn đang ngồi trong bóng tối của sự chết,  vì  chưa biết Chúa nên chỉ biết chạy theo những quyến rũ của thế gian, của ma quỷ và của bản năng xấu còn tồn tại trong bản tính của con người. Nghĩa là,   nếu Vương Quốc của Chúa Kitô được thống trị trong tâm hồn của mọi người ở khắp mọi nơi,  thì bộ mặt  của thế giới này sẽ nhanh chóng đổi mới khiến không còn hận thù, chém giết,  bất công,  chia rẽ,  dâm ô trụy lạc,  chiến tranh và khủng bố như thực trạng của thế giới hiện nay.

Tóm lại, mừng lễ Chúa Kitô Vua là dịp thuân lợi cho mỗi người tín hữu chúng ta nhớ đến vinh phúc  được là thần dân của Vua Giêsu-Kitô, Vua tình  yêu,  Vua khó nghèo , Vua nhịn nhục và tha thứ. Đồng thời cũng nhắc cho chúng ta bổn phận và trách nhiệm phải mang vương quốc của Chúa đến cho những ai còn xa lạ với  Chúa  nhờ gương sống chứng nhân của mỗi người tín hữu chúng ta trước mặt người đời  để “ họ thấy những  công việc tốt  anh  em  làm mà tôn vinh Cha anh  em, Đấng  ở trên Trời” như Chúa đã dạy  các môn đệ xưa. (Mt  5:16). Amen.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!