Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Bài Viết Của
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
TẠI SAO THIÊN CHÚA CHỈ PHÁN XÉT RIÊNG CON NGƯỜI VỀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI TA LÀM TRONG CUỘC SỐNG NÀY?
PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA ĐỂ MƯU PHẦN RỖI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC?
ĐÂU LÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ HIỂM NGUY CHO NIỀM TIN CÓ THIÊN CHÚA NGÀY NAY?
TÌNH THƯƠNG Và THA THỨ CỦA CHÚA CÓ TỰ ĐỘNG ĐẾN VỚI CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN AI MUỐN ĐÓN NHẬN HAY KHÔNG?
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ Ý MUỐN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THƯỞNG PHẠT CỦA THIÊN CHÚA?
TRONG GIÁO HỌI CÔNG GIÁO, TRUYỀN THỐNG KẾ VỊ TÔNG ĐỒ LÀ GÌ?
TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?
LINH MỤC: ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY và ƠN CỨU ĐỘ
NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI SỐNG ĐỨC TIN CÁCH NÀO ĐỂ MƯU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC NHẬN BIẾT CHÚA NHỜ GƯƠNG SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA MÌNH?
TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
NGUY CƠ CỦA TIỀN BẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN và ƠN CƯU ĐỘ
CÔNG ĐỒNG ĐẠI KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY (RỬA TỘI) QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO HY VỌNG ĐƯỢC CỨU RỖI ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI MAI SAU?
TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TÔN KINH THÁNH GIÁ CÓ HÌNH CHÚA KITÔ BỊ ĐÓNG ĐANH (Crucifix) TRONG KHI CÁC PHÁI TIN LÀNH CHỈ TRƯNG THÁNH GIÁ KHÔNG CÓ HÌNH CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH?
CÔNG NGHIỆP CỨU CHUỘC CỦẢ CHÚA KITÔ ĐÃ ĐỦ CHO TA ĐƯỢC CỨU RỖI CHƯA?
GIÁO HỘI CÓ CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
TAI SAO ĐỨC TIN PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ TƯƠNG XỨNG ĐI KÈM THÌ MỚI CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI?
NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
ĐỨC TIN LÀ GÌ và PHẢI SỐNG ĐỨC TIN THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNG ĐƯỢC CỨU RỖI?
CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH LÀ NHỮNG AI?
GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC
SỐNG ĐỨC TIN và CHU TOÀN MỌI GIỚI RĂN CỦA CHÚA QUAN TRỌNG RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CHÚNG TA?
TẠI SAO PHẢI TRÁNH GƯƠNG XẤU, DỊP TỘI?
XIN NÓI LẠI NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH
TẠI SAO PHẢI CÓ VÀ THỰC THI ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH?
PHẢI SỐNG ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA VÀ MƯU ÍCH THỰC SỰ CHO NGƯỜI KHÁC?
CÁC BÍ TÍCH THÀNH SỰ HAY HỮU HIỆU VÌ YẾU TỐ NÀO?
CÁC BÍ TÍCH của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG?
LINH MỤC PHẢI SỐNG VÀ GIẢNG DẠY CÁCH NÀO CHO XỨNG ĐIA VỊ VÀ SỨ VỤ CỦA MÌNH?
PHẢI DÙNG TIỀN CỦA THẾ NÀO ĐỂ VỪA THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CHÁNH ĐÁNG CỦA THÂN XÁC MÀ VẪN KHÔNG QUYÊN MỤC ĐÍCH ĐI TÌM SỰ GIẦU SANG PHÚ QUÍ CỦA NƯỚC TRỜI?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
GIUĐA CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY PHẢI PHẠT ĐỜI ĐỜI?
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LÀ GÌ? VÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP THAM DỰ NGHI LỄ VÀ TIỆC CƯỚI CỦA CÁC CẶP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
THIÊN ĐÀNG, LUYỆN NGỤC và HỎA NGỤC LÀ GÌ, ở đâu và dành cho ai?
ĐỨC MẸ CÓ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH KHÔNG?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐỐT PHÁO VÀ MÚA LÂN TRONG NHÀ THỜ ĐỂ MỪNG TẾT VN KHÔNG?
CHÚNG TA MONG ĐỢI NHỮNG GÌ NƠI ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ I ?

 

Toàn thể Giáo Hội nói riêng và toàn Thế giới nói chung đều hân hoan về tin Đức Tân Giáo Hoàng Phan-xi-cô được mật nghị Hồng Y chọn lên kế vị Thánh Phêrô ngày thứ tư 13-3 vừa qua. Có thể nói : trên toàn thế giới từ xưa đến nay, không có biến cố nào lại được mọi người – đặc biết là giới truyền thông- chú ý theo dõi cách đặc biệt như vậy. Con số 5600 nhà báo và hàng mấy chục cơ quan truyền thanh ,truyên hình  đến  từ nhiều quốc gia trên thế giới để săn tin đã nói lên tầm quan trọng có chiều kích toàn cầu của việc  tuyển chọn vị Lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

Riêng người tín hữu Công Giáo ở khắp nơi trong Giáo Hội,  thì niềm hân hoan vui mừng vì có Chủ Chăn mới  vẫn đang còn nóng hổi trong tâm hồn mỗi người. Tin vui mừng lớn lao ( gaudium magnum) này cũng xoa dịu nỗi buồn luyến tiếc về việc Đức Bê-nê đich tô 16 đột nhiên từ chức ngày 11 tháng 2 vừa qua vì lý do sức khỏe.

Trước hết, qua việc bầu Đức Tân Giáo Hoàng Phan-xi-cô,  mọi người tín hữu chúng ta thêm  xác tín  có Chúa Thánh Thần hiện diện và hướng dẫn Giáo Hội của Chúa Kitô trong mọi phạm vi của đời sống Giáo Hội, nhất là việc chọn Giám mục Rôma tức Đức Thánh Cha,  khiến cho  mọi toan tính của con người, mọi áp lực thầm kín của những ai  muốn áp đặt ảnh hưởng, kể cả mọi tin đồn vu vơ,  đều đã thất bại thê thảm trước uy quyền và ơn soi sáng của Chúa Thánh Linh, khiến chúng ta thêm tin rằng Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội thật của Chúa Kitô..

Nói rõ hơn, chúng ta tin tưởng vững chắc là chính Chúa Thánh Thần đã chọn Đức Phan-xi-cô qua các Hồng Y cho Giáo Hội,  để tiếp tục những công trình tốt đẹp của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II và Đức Biển Đức 16. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa về hồng ân này .

Với Đức Tân Giáo Hoàng, sự kiện ngài chọn Thánh hiệu Phan-xi-cô cho Triều đại Giáo Hoàng ( Pontificate) của ngài  đã nói lên cách rõ nét linh đạo ( spirituality) và chiều kích Xứ Vụ mà ngài sẽ  theo đuổi để  rao giảng Tin Mừng Cứu Độ hay Phúc Âm sự Sống ( Gospel of Life) của Chúa Kitô cách xác tín hơn nữa hầu  củng cố thêm đức tin cho mọi tín hữu trong Giáo Hội và mời gọi thêm nhiều người nữa đón nhận Tin Mừng, và nhiên hậu, đẩy lui nhanh bóng đen của “văn hóa sự chết” đang bao phủ  thế giới hiện nay.

Thật vậy, khi chọn tên  Thánh Phan-xi-cô thành Assisi  làm tước hiệu, Đức tân Giáo Hoàng đã cho thấy ngài muốn chính mình  và toàn thể Giáo Hội sống  tinh thần nghèo khó của Chúa Kitô, Đấng vốn giầu sang phú quý nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.” ( 2 Cr 8: 9).

Đây chính là linh đạo của Thánh Phan-xi-cô khó khăn và Năm Dấu (1181- 12126),  người đã khép mình trong nếp sống  tu trì nhiệm ngặt với quyết tâm thực hành tinh thần  khó nghèo, từ khước mọi lợị danh, ưu quyền, ưu đãi của thế gian, vì ngài muốn cùng nói với  Thánh Phaolô là   “ Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời  là được biết Chúa Kitô-Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rơm rác để được Đức Kitô, và được kết hợp với Người.” ( Pl 3: 8).

Để nên giống Chúa Kitô, Thánh Phan-xi-cô không những sống khó nghèo như Chúa mà còn học và thực hành gương khiêm nhu của Chúa như lời Người  đã nói với các môn đệ xưa:

  Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và  Khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng, vì ách của tôi Êm ái và gánh của tôi nhẹ nhàng.” ( Mt 11: 29-30)

Như vậy,  Tước hiệu Phan-xi-cô mà Đức Tân Giáo Hoàng chọn đã nói lên tất cả chiều kích khiêm nhường, khó nghèo, đơn sơ và thánh thiện mà thánh nhân đã sống, đã  để lại gương mẫu cho Giáo Hội mà Đức Thánh Cha Phanxi-cô vừa lãnh sứ mệnh chăn dắt  và đang được mọi tín hữu chúng ta mộ mến ngay từ buổi đầu.

 Đức Tân Giáo Hoàng đã biểu lộ cụ thể tinh thần của Thánh Phan-xi-cô khi ngài ra mắt lần đầu tiên trước hàng trăm ngàn người đang bất chấp trời mưa giá lạnh tại công trường Thánh Phêrô tối thứ tư 13- tháng 3 vừa qua. Khác với mọi vị tiền nhiệm, Đức Phan-xi-cô đã cúi đầu xin công chúng cầu nguyện và chúc lành cho ngài trước khi ngài ban phép lành đầu tay cho mọi người có mặt và đang theo dõi ở khắp nơi trên thế giới.Cử chỉ này không những làm ngạc nhiên mà còn gây cảm kích  xâu xa  cho mọi người vì ai cũng cảm nghiệm ngay được nét đơn sơ, thánh thiện và đầy khiêm nhu của đức Tân Giáo Chủ, hình ảnh rõ nét của Thánh Phan-xi-cô khó nghèo, khiêm nhu và thánh thiện, đã giang tay ôm lấy Thập giá Chúa Kitô như báu vật cao quý nhất của đời mình trong suốt hành trình đức tin trên trần thế.

Đối với dư luận trong và ngoài Giáo Hội hiện nay, thì những đặc tính nói trên của Thánh Phan-xi-cô mà Đức Tân Giáo Hoàng đã chọn làm danh hiệu, quả  là những khí giới sắc bén để chống lại lòng ham mê tiền bạc, của cải vật chất  và hư danh trần thế, nhất là chống lại những độc hại của trào lưu tục hóa ( vulgarization) vật chất hóa ( materialization) vô thần ( atheism) và vô luân ( immorality)  đang ngày một bành trướng ở khắp nơi trên thế giới hiện nay để mong xóa đi mọi niềm tin có Thiên Chúa, có sự thiện hảo và công chính tuyệt đối.

Từ những cảm nghiệm ban đầu này, mọi tín hữu chúng ta  hy vọng Đức Tân Giáo Hoàng Phan-xi-cô sẽ dẫn dắt Giáo Hội đi xa hơn nữa trên đường phúc âm hóa thế giới ( evangelization of the world) để Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô được .đi sâu thêm vào lòng người của thời đại tục hóa hôm nay.Đồng thời, cũng lôi kéo những anh chị em đã xa lìa được quay trở về với Giáo Hội là Mẹ đang thay mặt Chúa là Cha trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô để cứu rỗi cho mọi người như lòng Chúa mong muốn. ( 1 Tm 2: 4) . Giáo Hội  không những  rao giảng mà cần thiết hơn nữa là phải sống những gì mình giảng dạy cho người khác để cho Chúa Kitô được nhận diện rõ nét hơn nữa trong đời sống của mỗi người mang danh Kitô của Chúa trước mặt bao người còn chưa biết Chúa và Tin Mừng Sự Sống của Chúa.

 Chúng ta có lý do vững chắc để tin rằng Đức Tân Giáo Hoàng Phan-xi-cô , với lòng khiêm cung, đơn sơ, thánh thiện và khó nghèo, sẽ hướng dẫn Giáo Hội bước theo Chúa Kitô, là “:Con đường , là sự Thật và là sự Sống”( Ga 14: 6) cách hiện thực và sống động hơn nữa để đánh tan những mê hoặc, sai lầm và tội lỗi của thế giới tục hóa, đầy bất công, thiếu tình người, và vô luân vô đạo hiện nay.

Giáo Hội đang bị thách đố bởi những kẻ không có niềm tin hay chỉ muốn sống niềm tin theo ý muốn của họ, thể hiện qua những đòi hỏi không có căn bản Phúc Âm như đòi cho phụ nữ làm linh mục, cho linh mục được kết hôn, hợp thức hóa hôn nhân đồng tính ( same sex marriage) tự do phá thai và ly dị …là những đòi hỏi mà Giáo Hội không thể nhượng bộ được ở bất cứ mức độ nào. Chắc chắn Đức Tân Giáo Hoàng cũng sẽ không nhượng bộ vì ngài hiểu rõ hơn ai hết giáo lý của Chúa Kitô, là nền tảng của đời sống đức tin và luân lý cho mọi người  sống  và thực hành để được hưởng nhờ ơn cứu độ của Chúa.

Giáo Hội của Chúa Kitô có mặt và hoạt động trong trần gian, không phải là một tổ chức chính trị, một guồng máy cai trị, mà là một phương tiện cứu độ hữu hiệu mà Chúa Kitô đã thiết lập trên nền tảng Tông Đồ mà Thánh Phêrô là Đá Tảng..Sứ vụ này ( Petrine Ministry) đã được nối tiếp trao cho người kế vị Thánh Phêrô là  Đức Thánh Cha, tức Giám Mục Rôma, cũng là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

Thi hành sư vụ Phêrô, Đức Thánh Cha , với sự hiệp thông, vâng phục và cộng tác trọn vẹn của hàng Giám mục,  những người kế vị các Thánh Tông Đồ, có sứ mệnh  “ chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Thầy” như Chúa đã truyền cho Phêrô trước khi Người về Trời. ( Ga 20: 15-17)

Với  Đức Tân Giáo Hoàng Phan-xi-cô, chúng ta càng hy vọng ngài sẽ được chăn dắt chúng ta , những chiên lớn nhỏ của Chúa, khỏi bị sói rừng là ma quỷ và thế giới tục hóa này sát hại.

Trong niềm hy vọng và vui mừng đó, chúng ta một lần nữa cảm tạ Chúa đã cho chúng ta một Mục Tử tốt lành, một gương mẫu  khiêm cung, thánh thiện và khó nghèo, một Thầy dạy đức tin vũng chắc và can đảm trước những thách đố của thế giới tục hóa, vô luân vô đạo hiện nay.

Chúng ta cùng tha thiết cầu xin cho Đức Tân Giáo Hoàng được tràn đày ơn Thánh Linh để dẫn dắt Giáo Hội của Chúa qua mọi sóng gió, hiểm nguy.đang chờ sẵn để uy hiếp Con Thuyền Phêrô chở Giáo Hội của Chúa.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!