Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Bài Viết Của
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
TẠI SAO THIÊN CHÚA CHỈ PHÁN XÉT RIÊNG CON NGƯỜI VỀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI TA LÀM TRONG CUỘC SỐNG NÀY?
PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA ĐỂ MƯU PHẦN RỖI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC?
ĐÂU LÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ HIỂM NGUY CHO NIỀM TIN CÓ THIÊN CHÚA NGÀY NAY?
TÌNH THƯƠNG Và THA THỨ CỦA CHÚA CÓ TỰ ĐỘNG ĐẾN VỚI CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN AI MUỐN ĐÓN NHẬN HAY KHÔNG?
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ Ý MUỐN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THƯỞNG PHẠT CỦA THIÊN CHÚA?
TRONG GIÁO HỌI CÔNG GIÁO, TRUYỀN THỐNG KẾ VỊ TÔNG ĐỒ LÀ GÌ?
TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?
LINH MỤC: ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY và ƠN CỨU ĐỘ
NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI SỐNG ĐỨC TIN CÁCH NÀO ĐỂ MƯU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC NHẬN BIẾT CHÚA NHỜ GƯƠNG SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA MÌNH?
TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
NGUY CƠ CỦA TIỀN BẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN và ƠN CƯU ĐỘ
CÔNG ĐỒNG ĐẠI KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY (RỬA TỘI) QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO HY VỌNG ĐƯỢC CỨU RỖI ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI MAI SAU?
TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TÔN KINH THÁNH GIÁ CÓ HÌNH CHÚA KITÔ BỊ ĐÓNG ĐANH (Crucifix) TRONG KHI CÁC PHÁI TIN LÀNH CHỈ TRƯNG THÁNH GIÁ KHÔNG CÓ HÌNH CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH?
CÔNG NGHIỆP CỨU CHUỘC CỦẢ CHÚA KITÔ ĐÃ ĐỦ CHO TA ĐƯỢC CỨU RỖI CHƯA?
GIÁO HỘI CÓ CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
TAI SAO ĐỨC TIN PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ TƯƠNG XỨNG ĐI KÈM THÌ MỚI CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI?
NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
ĐỨC TIN LÀ GÌ và PHẢI SỐNG ĐỨC TIN THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNG ĐƯỢC CỨU RỖI?
CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH LÀ NHỮNG AI?
GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC
SỐNG ĐỨC TIN và CHU TOÀN MỌI GIỚI RĂN CỦA CHÚA QUAN TRỌNG RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CHÚNG TA?
TẠI SAO PHẢI TRÁNH GƯƠNG XẤU, DỊP TỘI?
XIN NÓI LẠI NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH
TẠI SAO PHẢI CÓ VÀ THỰC THI ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH?
PHẢI SỐNG ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA VÀ MƯU ÍCH THỰC SỰ CHO NGƯỜI KHÁC?
CÁC BÍ TÍCH THÀNH SỰ HAY HỮU HIỆU VÌ YẾU TỐ NÀO?
CÁC BÍ TÍCH của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG?
LINH MỤC PHẢI SỐNG VÀ GIẢNG DẠY CÁCH NÀO CHO XỨNG ĐIA VỊ VÀ SỨ VỤ CỦA MÌNH?
PHẢI DÙNG TIỀN CỦA THẾ NÀO ĐỂ VỪA THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CHÁNH ĐÁNG CỦA THÂN XÁC MÀ VẪN KHÔNG QUYÊN MỤC ĐÍCH ĐI TÌM SỰ GIẦU SANG PHÚ QUÍ CỦA NƯỚC TRỜI?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
GIUĐA CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY PHẢI PHẠT ĐỜI ĐỜI?
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LÀ GÌ? VÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP THAM DỰ NGHI LỄ VÀ TIỆC CƯỚI CỦA CÁC CẶP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
THIÊN ĐÀNG, LUYỆN NGỤC và HỎA NGỤC LÀ GÌ, ở đâu và dành cho ai?
ĐỨC MẸ CÓ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH KHÔNG?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐỐT PHÁO VÀ MÚA LÂN TRONG NHÀ THỜ ĐỂ MỪNG TẾT VN KHÔNG?
SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY

Mùa chay thánh là thời điểm thuận lợi cho mọi người tín hữu chúng ta suy niệm sâu xa trước  hết về tình thương tha thứ của Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Kitô, Đấng đã vui lòng chịu  mọi đau khổ và “ hiến mạng sống làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20: 28)

Đây cũng chính là thời cơ  thích hợp cho chúng ta  nhận  rõ nguy hại của tội lỗi để  dục lòng  ăn năn sám hối  xin Chúa tha thứ  mọi lỗi lầm chúng  ta  đã lỗi phạm vì yếu  đuối con người, vì dịp tội  đầy rẫy trong  môi trường sống và nhất là vì ma quỉ , thù địch của chúng ta, luôn cám dỗ cho ta  xa lìa Thiên Chúa  và mất hy vọng được cứu rỗi. .

Thật vậy, các bài đọc  Chúa Nhật thứ 3 mùa chay hôm nay đều chỉ cho chúng ta biết  trước hết Thiên Chúa đã yêu thương dân Do Thái ra sao khi Người sai ông Mô-sê dẫn đưa họ  đang phải làm nô lệ và thống khổ bên Ai Cập về  Đất Hứa để vui hưởng an nhàn hạnh phúc. Nhưng sau khi vượt  Biển Đỏ an toàn, dân Do Thái không được vào ngay Đất Hứa mà còn phải sống trong sa mạc một thời gian là 40 năm để được thử thách về lòng tin yêu Thiên Chúa của họ. Chính ở nơi đây, họ đã vấp ngã khi phải đối diện với những thử thách, khó khăn  như  không có thức ăn , nước uống trong hoang địa. Chúa đã ban lương thực là Man-na từ trời rơi xuống mỗi ngày  cho họ ăn và truyền cho ông Mô sê lấy gậy đập vào tảng đá để có nước chảy ra cho họ uống. Dầu vậy,  họ  vẫn  kêu trách Chúa và trách ông Mô Sê  đã dẫn họ về nơi này, và  tệ hại hơn nữa, họ đã đúc con bê bằng vàng để thờ lậy, thay vì chỉ thờ một mình Thiên Chúa. đã giải phóng họ khỏi ách nô lệ bên Ai Cập.

Sự phản bội của Dân Do Thái trong khi sống trong sa mạc cũng là lời cảnh cáo cho chúng ta ngày nay như Thánh Phaolô đã nói  trong bài đọc thứ hai hôm nay. Nghĩa là ,cũng ví như dân Do Thái xưa đã vượt Biển Đỏ và phải sống tạm trong hoang địa để được thử thách trước khi vào Đất Hứa, chúng ta là dân Tân Ước cũng đã vượt qua nước Rửa tội để được tái sinh trong sự sống mới.  Nhưng chưa được vào ngay Đất hứa  là Nước Trời mà còn phải hưu vong trong trần thế này một thời gian dài ngắn tùy số phận của mỗi người. Sống trong trần thế này ,chúng ta phải  chịu thử thách về lòng tin yêu Thiên Chúa, Đấng  chúng ta không được  xem thấy nhưng vững tin có Người  là Cha toàn năng, đã tạo dựng con người và muôn loài muôn vật  khác.Nhưng muốn  yêu mến Chúa và vào Đất Hứa là Nước trời, chúng ta phải xa tránh những sự dữ hay tội  lỗi làm mất lòng Chúa, như dân Do Thái xưa đã làm trong sa mạc.

Một trong những thử thách lớn lao mà chúng ta phải đương đầu là nguy cơ phạm tội vì yếu đuối trong bản tính, vì dịp  tội của thế gian, của môi trường sống và nhất là vì ma quí cám dỗ ví như “ sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé” mà Thánh Phêrô đã cảnh giác. ( 1 Pr 5: 8 )

Hậu quả là mỗi người chúng ta đều không ít thì nhiều đã phạm tội làm thương tổn đến tình thân giữa chúng ta và Thiên Chúa là Cha  giầu yêu thương, hay tha thứ  nhưng chê ghét mọi tội lỗi. Không ai trong chúng ta dám nói là mình không có tội. Nhưng nhận biết mình có tội  không phải là điều xấu phải e ngại, mà ngược lại,  đó là sự khiêm nhu  dẫn đến xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi, và chắc chắn Chúa sẽ tha thứ,  nếu ta thật lòng sám hối và tin tưởng nơi lòng thương sót vô biên của Người.

Trong viễn ảnh đó, Phúc Âm Chúa Nhật thứ 3 mùa chay hôm nay mời gọi mọi người chúng ta sám hối, ăn năn để xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm mà chúng ta đã mắc phạm vì yếu đuối con người. Đây cũng là lời cảnh cáo và mời gọi của chính Chúa Giêsu,  nhân có mấy người đến hỏi Chúa xem có phải vì tội mà những người Ga-li-lê bị Tổng Trấn Phi-la-Tô giết chết khiến máu chảy ra hòa lẫn với máu tế vật hay không.  Chúa đã trả lời họ như sau:

Các ông tưởng mấy người bị giết đó tội lỗi hơn mọi người khác sao? Tôi bảo cho các ông biết  không phải thế đâu. Nhưng Nếu các ông không sám hối thì  cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như 18 người  bị tháp Si-lô-a đổ xuống  đè chết, không phải vì họ tỗi lỗi  nặng hơn tất cả  mọi người ở thành Giê-ru salem. Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu. Nhưng nếu các ông không chịu sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết  y như vây. ( Lc 13: 1-5)

Lời  Chúa trên đây mời gọi  mọi người chúng ta ngày nay hãy sám hối, vì ít nhiều chúng ta đều là người tội  lỗi khi sống  trên trần gian này , giữa  bao dịp tội và mưu chước cám dỗ của ma quỉ, muốn  lôi kéo chúng ta ra khỏi tình thương của Chúa. Bởi thế, chúng ta phải luôn thức tỉnh để chiến đấu chống lại hấp lực của  “văn hóa sự chết” đang  xô đẩy biết bao người vào hố hư mất đời đời  , vì  tôn thờ   tiền của và mọi thú vui vô luân vô đạo, chạy theo  hư danh trần thế   và  coi nhẹ hay lãng quên  nhu cầu thiêng liêng là yêu mến Chúa trên hết mọi sự  như đức tin đòi hỏi.

Là con người, ai cũng yếu đuối trong bản tinh và khó đứng vững trong ơn nghĩa Chúa. Nhưng nếu ta quyết tâm và nương tựa vào ơn phù giúp của Chúa, thì chúng ta có thể thắng lướt được những yếu hèn của  xác thịt và cám dỗ của ma quỉ. Chúa Giê su đã nói với các môn đệ xưa là  không có Thầy anh  em chẳng làm gì được: ( Ga 15: 5) nghĩa là, nếu không có ơn Chúa phù giúp,  thì chúng ta không thể chiến thắng được ma quỷ, thế gian và xác thịt bao lâu còn sống trên trần gian này.

Sau hết,  cũng trong Phúc Âm Chúa Nhật  tuần này-  qua dụ ngôn cây vả không sinh trái, Chúa Giêsu cũng kêu gọi chúng ta hay mau mắn tỏ thiện chí xa tránh tội lỗi và bước đi theo đường lối của Người. Cây vả trong dụ ngôn này ám chỉ trước hết dân Do Thái xưa và người tín hữu chúng ta ngày nay. Chủ vườn cây là chính Thiên Chúa, Đấng đã  vì yêu thương mà  tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô, Đấng cũng vì yêu thương  mà đã vui lòng chịu mọi khốn khó, xỉ nhục và chết trên thập giá năm xưa để cứu chuộc mọi người chúng ta.

Nhưng mặc dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ cho con người được cứu rỗi,  Chúa vẫn  mong muốn mỗi người chúng ta cộng tác với ơn cứu độ của Người,  ví như cây vả kia được trồng và mong có trái cho chủ vườn hưởng dùng. Nếu chúng ta ỷ lại vào công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô để  không quyết tâm từ bỏ ma quỷ, tức xa tránh mọi tội lỗi và sống theo đường lối của Chúa,  thì Chúa không thể cứu ai được, ví như cây vả kía sẽ bị chặt và  quăng đi  nếu  không sinh trái, sau khi  người trồng cây đã chăm sóc bón phân thêm cho nó.

Chúa cũng kiên nhẫn chờ đợi thiện chí của mỗi người chúng ta như vậy  trong quyết tâm cải thiện đời sống, đoạn tuyệt với tội lỗi  hầu xứng đáng được hưởng ơn cứu độ đế sống hạnh phúc vình cửu với Chúa trên Nước Trời, sau khi chấm dứt cuộc lữ hành trên trần gian này.

Nói khác đi, ta không thể nói cách lạc quan một chiều là chỉ ca tụng tình thương của Chúa mà không nói đến thiện chí đóng góp của mỗi người chúng ta vào ơn cứu độ.

Nếu Thiên Chúa không cần thiện chí đó, thì Chúa Giêsu đã không nói với các môn đệ xưa là : “ không phải bất cứ ai thưa với Thầy : Lậy Chúa, lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu, mà chỉ ai thi hành  mốn của Cha Thầy, là  Đấng ngự  trên Trời , mới được vào mà thôi. “ ( Mt 7: 21)

Thi  hàmh ý muốn của Cha trên Trời  có nghĩa là có thiện chí muốn cải thiện đời sống,  xa lánh mọi tội lỗi để sống theo đường lối của Chúa hầu được cứu độ như lòng Chúa mong muốn cho mỗi người chúng ta.(cf. 1 Tm 2: 4)

Vậy chúng ta có muốn tỏ thiện chí đó hay không,  ?   Đó là câu hỏi mà mọi người tín hữu chúng ta hãy suy nghĩ  và tự trả lời trong mùa chay thánh năm nay.

Lm Phanxicô  Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!