Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÚA NHẬT LỄ LÁ & CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
ĐI ĐI! VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
LÒNG KHOAN DUNG
HÃY CẢI ĐỔI VÌ THỜI ĐIỂM ĐANG ĐẾN
HÃY CÙNG NHAU LÀM CUỘC HÀNH TRÌNH HY VỌNG
LÒNG QUẢNG ĐẠI
SUY NIỆM MÙA CHAY: NĂM C 2025 – TUẦN LỄ II
Mừng đời sống mới, nhớ lại cuộc sống cũ (Tuần I Mùa Chay)
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ YÊU NGƯỜI?
CÔNG BẰNG VÀ PHÚC LỢI
TỘI NÀO THIÊN CHÚA KHÔNG THA?
THIÊN CHÚA ĐÃ XUỐNG TRẦN
CHUẨN BỊ CHÚA ĐANG ĐẾN GẦN KỀ (CHÚA NHẬT IV MV)
LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC LÀ THIÊN CHÚA ĐANG NÓI VỚI TÔI
ĐI ĐÚNG ĐƯỜNG VÀ ĐÚNG HƯỚNG
CHÚA GIÊSU LÀ VUA VŨ TRỤ
NGÀY CHÚA ĐANG ĐẾN
GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐÓNG GÓP
LỄ HALLOWEEN VÀ LỄ CÁC THÁNH
CÁI KHÔN NÀO GIÚP TA VÀO ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
LÒNG CHUNG THỦY VỢ CHỒNG
ÍCH KỶ HAY GHEN TỴ
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
TÌNH YÊU NỒNG CHÁY VÌ NHÀ CHA

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY

(Xh 20:1-17, 20:1-3,7-8,12-17; 1Cr 1:18,22-25; Ga 2:13-25)

Hoặc tùy nghi với RCIA:

(Xh 17:3-7; Rm 5:1-2, 5-8; Ga 4:5-42, 4:5-15, 19b-26,39a,40-42)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Những bài đọc Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta thấy hai hình ảnh rất độc đáo. Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Jerusalem và sứ điệp Thánh Phaolo nói về Thập Tự Giá của Chúa Giêsu Kito. Hai hình ảnh này giúp chúng ta hiểu biết và yêu mến chúa Giêsu nhiều hơn trong Mùa Chay Thánh này.

 

NHÀ TA LÀ NHÀ CẦU NGUYỆN…..

Câu chuyện thánh Gioan kể lại việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ rất khác với những câu chuyện khác trong Tin Mừng nói về cùng một thảm cảnh đó. Trong các Tin Mừng Nhất Lãm (gồm chuyện kể của thánh Mathiêu, Mac Cô và Lu Ca), quang cảnh này xẩy ra trong thị trấn thánh vào lúc cuối  Ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Dân chúng hò la tung hô Chúa Giêsu khi Ngài đi vào đền thánh, không phải để cung kính nhưng để thách thức đền thánh và những vị lãnh đạo của nó. Ngài lật ngược những bàn đổi tiền và làm rối loạn những sạp bán chim muông và súc vật để tế lễ. Câu chuyện đó đúng là môt bài học. Chúa Giêsu đã nói lời Kinh Thánh : « Nhà Ta là nhà để cho muôn dân cầu nguyện….mà các ngươi đã biến nó thành sào huyệt của bọn trộm cướp ! » (Mc.11 :17, Is 56 :6-7, Gr 7 :11).

 

….KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Theo như Tin Mừng thứ 4 của thánh Gioan, thanh tẩy Đền Thánh xẩy ra vào lúc Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Ngài, chứ không phải là lúc bắt đầu những biến cố của những ngày cuối cùng trong cuộc đời của Ngài trên dương thế. Những lời nói và hành động Chúa Giêsu làm trong đền thờ, được kể lại hoặc trong ba Tin Mừng Nhất Lãm hoặc Tin Mừng thánh Gioan, tất cả đều có một ý nghĩa mới đối với chúng ta, những thế hệ Kitô hữu sau này. “Mang tất cả những cái này ra khỏi nơi đây! Đừng biến Nhà Cha Ta thành nơi buôn bán!”. Đền thờ không phải là trung tâm thương mại, nơi mua bán đổi chác, mà là nơi thánh thiêng của Cha Ta.

 

MỘT ĐỀN THỜ MỚI

Giống như các tiên tri đi trước, Chúa Giêsu cố gắng thức tỉnh, đánh động tâm hồn dân ngài. Các môn đệ Chúa nhớ đến Chúa khi hát lên lời thánh vịnh: “Vì lòng nhiệt thành đối với nhà Ngươi đã đốt cháy ta” (Tv 69: 9). Chúng ta thường hiểu nghĩa câu ca vịnh này là: “Tôi thương mến nhà Ngươi với một tình yêu tràn đầy và nóng bỏng”. Khi mà đền thờ Jerusalem huy hoàng tráng lệ bị quân La Mã phá hủy, cả dân Do Thái lẫn người Kitô giáo đều than van khóc lóc thì những Người Theo Chúa Giêsu đều nhớ lại việc Chúa thanh tẩy đền thánh bằng cách xua đuổi, phá đổ đồ đạc của những con buôn trong đền thờ. Ngày nay họ có thể nhìn thấy nơi biến cố đó một ý nghĩa mới. Những dấu ấn của đền thờ cũ đã qua đi. Một đền thờ mới đã được xây dựng lại. Đền thờ mới này không phải là bằng đá, bằng gổ hay bằng vàng như người ta thường hay mơ ước, cố công xây dựng cho hoành tráng, nhưng là một đền thờ ‘sống động’ của dân thánh Chúa (1Pr 2:4-6; Ep 2:19-22). Vậy ý nghĩa thầm kín trong câu chuyện Phúc Âm hôm nay là gì?

 

THÁI ĐỘ CỰC ĐOAN CỦA CHÚA GIÊSU: YÊU ĐẾN CHẾT   

Hình ảnh Chúa Giêsu nổi cơn thịnh nộ khi Chúa làm sạch đền thánh cho chúng ta thấy hai thái cực đối nghịch nhau của chính chúng ta nghĩ về Thiên Chúa. Một số người muốn Chúa  trở thành nhà một cách mạng nồng nhiệt, hăng say cầm roi quét sạch tất cả những rác rưởi dơ bẩn trong đền thánh. Những người khác thì lại muốn Chúa là một người bình thường, hiền lành, dịu dàng, luôn luôn nở nụ cười trên môi, nhưng yên lặng thầm kín, không gây sóng gió ồn ào. Tuy nhiên cái sai lầm của phái cực đoan cũ lại không thể biện giải được cho chủ trương cực đoan mới.

Chúa Giêsu, ngay từ lúc khởi đầu, cũng chẳng có ý nghĩ gì về việc cải tạo xã hội. Nhưng Ngài đã thực sự muốn dấn thân, xâm mình vì tình yêu nồng cháy đối với Cha Ngài và những ai thuộc về Cha Ngài. Chúa Giêsu muốn tạo lập một loại thần dân mới mà Thiên Chúa đã dựng nên giống như hình ảnh Người, đã được tình yêu Chúa nuôi dưỡng để rồi họ cũng sẽ phân phát tình yêu đó cho tất cả tha nhân. Các đệ tử và môn đệ của Chúa Giêsu đã nhân ra được Chúa dưới hình ảnh một người đầy nhiệt huyết và chan chứa tình yêu nồng cháy, sẵn sàng chấp nhận đau thương, kể cả hy sinh mạng sống để bảo vệ sự thật và lòng trung tín.

Chúng ta có nghe theo những cực đoan đó khi chúng ta hiểu biết về Chúa Giêsu và  tình liên đới giữa chúng ta với Chúa  không? Chúng ta có thực sự yêu mến Thiên Chúa với tình yêu nồng cháy, yêu tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa cũng như yêu con một Ngài là Đức Giêsu Kitô không?

 

SỨ ĐIỆP THẬP TỰ GIÁ: CHÚA KITO CHỊU ĐÓNG ĐANH CHẾT

Trong thư gửi cho tín hữu Corinto, thánh Phaolo đã nói về những rối loạn và nỗi ô nhục. Sự thông công và hiệp nhất thực sự đã bị đe dọa và làm xáo trộn bởi những phe nhóm và ngay cả sự chia rẽ trong nọi bộ đã làm mất đi tính hiệp nhất của Thân Thể Chúa Kitô. Thánh Phaolo đã không dùng những lời nói cao siêu, khôn ngoan khéo léo về thần học hay triết học để giải quyết những khó khăn đó, nhưng ngài đã loan báo cho cộng đồng tín hữu này: Một Chúa Kito bị đóng đanh trên thập giá. Sức mạnh của thánh Phaolo không phải ở ngôn từ có tính khuyến dụ, nhưng ngược lại, ngài đến và nói với cộng đồng như một người yếu đuối, kém cỏi, run sợ, nhưng hoàn toàn tin tưởng vào “quyền năng của Thiên Chúa” (1Cr 2: 1-4)

Trong thư thứ nhất của thánh Phaolo gửi tín hữu Corinto (1: 18, 22-25), chúng ta thấy: “ Sứ điệp nói về thập tự giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu rỗi thì đó lại là quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa.” Đối với thánh Phaolo, thập tự giá chính là trung tâm điểm thần học của ngài. Nói tới Thánh Giá có nghĩa là nói về ơn cứu độ như là một ân sủng Chúa ban cho loài người, cho mỗi một người chúng ta, là chấp nhận khó khăn, gian nan và khổ ải.

 

SỨ ĐIỆP ĐIÊN RỒ VÀ Ô NHỤC ?

Sứ điệp về thập tự giá của Thánh Phaolo phải chăng là một ô nhục và điên rồ?  Thánh nhân nhấn mạnh sứ điệp Thánh Giá với những lời lẽ như sau: “Sứ điệp về Thập Tự Giá là một sự điên rồ đối với những ai đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu rỗi  thì lại là quyền năng của Thiên Chúa. Qua cái điên rồ mà chúng ta tuyên xưng, Ngài đã quyết định cứu rỗi những ai có lòng tin. Đối với người Do Thái thì họ đòi hỏi phải tỏ lộ những dấu lạ, điềm thiêng; đối với người Ai Cập thì họ muốn chứng tỏ có sự khôn ngoan. Nhưng chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu bị đóng đanh trên thập giá thì hiển nhiên đã làm cho người Do Thái bị hụt hẫng và dân ngoại thì cho là điên rồ …”

Cái “Ô Nhục” và “Điên Rồ” của Thập Tự Giá theo lẽ thường tình thì là dấu hiệu của thất bại, buồn phiền và đầu hàng, nhưng đối với những người có niềm tin, nó lại là tất cả quyền năng của tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa. Thánh Giá chính là biểu hiệu của Tình Yêu và, Tình Yêu chính là quyền năng đích thực được thể hiện qua cái vẻ bề ngoài yếu đuối.

Thánh Phaolo đã kinh qua điều này bằng chính thân xác ngài, và ngài đã chứng minh cho chúng ta cái kinh nghiệm đó qua nhiều đoạn đường khác nhau  trong cuộc hành trình tâm linh của ngài. Cuộc hành trình này đã trở thành những điểm mốc quan yếu cho cuộc khởi hành lên đường của mỗi một môn đệ của Chúa Giêsu. “Người quả quyết với tôi: ‘Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối’” (2Cr 12:9). Ngay cả “Những gì mà thế gian cho là hèn mạt chẳng là gì cả, không đáng kể, là không có thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ giệt những gì hiện có” (1Cr. 1: 28)

Người môn đệ của Chúa tự so sánh và giới thiệu mình với dân ngoại là: “Tôi sống nhưng không phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong cái xác phàm của tôi là tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi. Đức Giêsu Kitô đã tự hiến vì tội lỗi chúng ta, theo ý muốn của Thiên Chúa là Cha chúng ta.” (Gl 1:4; 2:20)

 

ĐÔI LỜI KẾT

Ngày nay, khi chúng ta chiêm ngưỡng tình yêu nồng cháy của Chúa Giêsu đối với tất cả những gì thuộc về Cha Ngài và màu nhiệm cứu chuộc nhân loại của Thánh Giá Chúa, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện:

Lạy Chúa tôi!

                    Những ai điên rồ thì lại Khôn Ngoan

                    Những gì yếu đuối quả thật vững vàng.

 

                Nhờ ân sủng Chúa lan tràn

                Qua các môn đệ trong Mùa Chay Thánh

                Xin thanh tẩy đền thánh Giáo Hội

                …. tinh tuyền cung thánh tâm can

 

               Xin đổ tràn lan Nhà Chúa tình yêu nóng bỏng

               Chúng con vâng nghe lời Chúa dạy bảo

               Bao quanh suốt cuộc hành trình chay thánh.

 

                  Chúng con cầu khẩn nhờ Đức Kito

                  Con người Thập Giá năng quyền khôn ngoan

                  Chúa hằng sống ngự trị vĩnh hằng

                  Hiệp nhất Thánh Linh Thiên Chúa muôn đời. Amen

 

(Phỏng theo Prayers for Sundays & Seasons của Peter J.Scagnelli, Chicago: Liturgy Training Publications, 1996) p.34

 

Fleming Island, Florida

Mars 10, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!