Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NGỤ NGÔN ÔNG CHỦ VƯỜN NHO

 

NGỤ NGÔN ÔNG CHỦ VƯỜN NHO

(Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật 25 Thường niên A . Mat 20:1-16a)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

20- 1Nước Trời giống như chuyện ông chủ vườn nho, vừa tảng sáng ông ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. 2Sau khi đã thỏa thuận với thợ là tiền công mỗi ngày là một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. 3Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy những người khác đang đứng không ngoài chợ. 4Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy vào làm, tôi sẽ trả lương cho các anh hợp lẽ công bằng”. 5Họ liền đi. Khoảng giờ thứ 6, rồi giờ thứ 9, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. 6Khoảng giờ thứ 11, ông trở ra và thấy còn những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?” 7Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào làm vườn nho cho tôi!” 8Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại và trả tiền công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất”. 9Vậy những người làm giờ thứ 11 tiến lại và lãnh được mỗi người một quan tiền. 10Khi tới lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. 11Họ vừa lãnh tiền vừa cằn nhằn với gia chủ:

 12“Mấy người sau chót này chỉ làm có 1 giờ mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc cực nhọc suốt cả ngày, lại còn bị nắng trời thiêu đốt”. 13Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có ăn gian, xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi tiền công là một quan tiền sao? 14 Cầm lấy phần của bạn mà đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. 15Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tự do định đoạt về những gì là của tôi hay sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ganh tức?” 16Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.16a“Vì kẻ được gọi thì nhiều mà người được chọn thì ít”. (Mat.20:1-16a)

 

                                                               ***

 

Đọc câu chuyện Phúc Âm trên đây, với con mắt người thường, chúng ta cảm thấy khó chịu, có cái gì như bất nhẫn vì tư cách của ông chủ vườn nho đối với đám thợ. Nhưng với con mắt đức tin của người Kitô hữu và sự khôn ngoan của chúa Giêsu, chúng ta phải nghĩ thế nào?

 

Ý NIỆM MỚI VỀ TƯỚC VỊ VÀ SỰ TƯỞNG THƯỞNG

 

Qua câu chuyện ngụ ngôn, Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy những sự thật thâm kín bên trong được diễn tả bằng những hình ảnh đơn giản nhưng lại đập mạnh vào tâm trí chúng ta. Trong cựu ước, dùng ngụ ngôn làm biểu tượng qua những câu chuyện thực tế xẩy ra hàng ngày là một phương pháp giáo huấn phổ quát để đưa ra những bài học về luân lý đạo đức cần được áp dụng trong đời sống. Đa số khán thính giả khi nghe những câu chuyện như vậy thì tự mình rút ra kết luận cho mình. Trái lại vào thời các thánh tông đồ, các thánh sử đã diễn nghĩa câu chuyện của chúa Giêsu. Thường là cắt nghĩa một cách gián tiếp, theo nghĩa bóng; nhưng những người nghe câu chuyện Chúa nói ra, lại hiểu theo nghĩa đen nên không thể bắt được ý khôn ngoan mà chúa muốn ám chỉ.

     

Qua câu chuyện ông chủ vườn nho trả tiền công cho thợ (Mathew 20:1-16a), chúa Giêsu đã nêu ra cho chúng ta một tư tưởng mới để sửa đổi một ý niệm sai lầm về tước vịsự tưởng thưởng. Câu chuyện phản ảnh bối cảnh kinh tế xã hội ở Palestine vào thời chúa Giêsu. Câu chuyện có vẻ bất nhẫn và xem ra thiếu công bằng, bất công đối với chúng ta.

 

THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU BAO LA

 

Để bắt nắm được ý nghĩa thực của câu chuyện, chúng ta cần để ý theo dõi sự liên tục của những biến cố xẩy ra từ đầu đến cuối của câu chuyện ngụ ngôn. Ông chủ vườn nho mướn một số thợ lúc 6:00 giờ sáng với giá 1 đồng là tiền công cho cả ngày. Như vậy chúng ta đã biết là tiền công một ngày là 1 đồng, và sự quảng đại của ông chủ khi ông mướn thợ ở những giờ khác nhau. Phải chăng ông chủ đã động lòng thương, băn khoăn nỗi niềm trắc ẩn đối với những người thất nghiệp và gia đình họ, ngược lại với nhu cầu cần thợ của ông? Câu hỏi này đã tự nó đưa đến kết luận bằng cách mở rộng vấn đề.

     

Những người thợ được mướn đầu tiên lúc 6:00giờ sáng đã được trả công hợp lý và đúng lẽ công bằng vì họ đã chấp nhận giao kèo như vậy. Sự than phiền của họ về những người thợ được mướn sau cùng lại được trả tiền công bằng họ xem ra là không cần thiết, bởi vì chắc chắn ông chủ có quyền cho những người thợ được mướn sau cùng thêm tiền vì lòng quảng đại của ông, vì ông tội nghiệp họ phải đứng chờ đợi suốt ngày nóng bức để mong có người thuê đi làm. Có người đã cố gắng làm nhẹ bớt đi sự thiếu công bằng của ông chủ bằng cách cắt nghĩa là có lẽ giá trị của việc làm ở những giờ phút cuối cùng trong ngày cực nhọc bằng cả ngày như những người thợ khác. Người khác thì hoàn toàn dựa vào lý, cắt nghĩa là đã mướn thế nào thì trả như vậy, giao kèo là giao kèo. Do đó những người thợ được thuê từ sáng sớm không có lý do gì để than phiền về tiền lương của mình. Nhưng về phương diện hợp lý và hoàn toàn con người, thì phần nào họ có lý do để than phiền. Tuy nhiên, câu chuyện ngụ ngôn trong bài phúc âm này không có ý nhắm vào vấn đề quản trị lao động có tính đạo đức và công bằng, mà mục đích là nói về bản tính nguyên thủy của Thiên Chúa là sự quảng đại, lòng thương yêu trắc ẩn bao la của Ngài và tính cách quyết định của Thiên Chúa về Nước Trời.

 

ĐỪNG GHEN TỨC VÌ THẤY ÔNG CHỦ TỐT BỤNG

 

Thời gian xẩy ra câu chuyện cũng được diễn tả ở Phúc âm Mathew 19: 30 “nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được đưa lên hàng đầu”, tương tự như ở đoạn 20:8-9, những người thợ được mướn sau cùng vào buổi chiều không phải được trả lương ít hơn mà lại được trả bằng những người được thuê từ sáng sớm vì sự cố gắng, chờ mong của họ. Câu chuyện đã đưa chúng ta tới đỉnh chót của vấn đề ở câu 15 với câu hỏi “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tự định đoạt về những gì là của tôi hay sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn sinh lòng ghen tức hay sao? Vì vậy ông chủ vườn nho có quyển trả lương cho thợ không phải chỉ dựa vào công trình của thợ mà còn dựa vào lòng thương yêu trắc ẩn của ông ta đối với họ nữa.

 

LÒNG QUẢNG ĐẠI  CỦA CHÚA THÌ VÔ BIÊN, TÌNH YÊU CỦA CHÚA THÌ PHI THƯỜNG .

 

Tại sao ông chủ tốt bụng, có lòng quảng đại lại bị kết án là bất công? Bởi vì lòng quảng đại của Chúa thì vô biên, tình yêu thương của Chúa thì phi thường. Đây là tư tưởng đã được nói đến trong Cựu Ước về Thiên Chúa là đấng sáng tạo, người tốt lành và quảng đại với tất cả mọi người biết trở về với Người. Đó là Thiên Chúa mà chúa Giêsu tin yêu và sống với Người. Nhưng trong con người chúa Giêsu, niềm thương yêu trắc ẩn, lòng nhân hậu và sự tốt lành có tính thiên chúa ấy đã vượt quá sự công bằng của thiên chúa. Do đó những ai theo chúa Giêsu để làm môn đệ và bạn của Ngài phải noi gương bắt chước lòng trắc ẩn phi thường và sự quảng đại vô biên ấy của ngài mà không bao giờ được thắc mắc, đặt vấn đề, từ chối hay tị hiềm gì cả.

     

Thiên Chúa là Cha của Đức Giêsu Kitô đã biểu lộ đặc tính của Ngài cho chúng ta trong bài đọc 1 hôm nay qua tiên tri Isaiah: “Vì ý nghĩ của ta không phải là ý nghĩ của ngươi –Thiên Chúa phán- cũng như cách thức của ta không phải là cách thức của các ngươi. Vì trời thì cao hơn đất, cho nên cách thức ta làm cao hơn cách của các ngươi cũng như tư tưởng của ta cao hơn tư tưởng của các ngươi” (Isaiah 55:8-9)

 

DANH TỪ “CHỨC VỊ” KHÔNG CÓ TRONG NGÔN NGỮ NƯỚC TRỜI

 

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã có nhận xét sai lầm giống như những người thợ được thuê từ sáng sớm ở câu 12. Đã bao nhiêu lần chúng ta biết về những ông chủ kỳ quái, lại quá quảng đại, cứ thưởng công cho những người thợ lười biếng, có vấn đề hơn là để ý đến những người thợ trung thành, đáng tin cẩn làm việc cực nhọc suốt ngày đêm? Chúng ta có thể tự hỏi xem Chúa đã bất công thế nào?  Chúa đã để ý đến những người thợ trung thành nhất của Chúa thế nào? Đằng sau câu chuyện ngụ ngôn này là cả một vấn đề chúng ta có thể mà cả với Chúa. Vào thời tôn giáo khởi thủy, người ta tin rằng loài người có thể mà cả với các thần thánh để đòi hỏi những điều mà người ta mong ước.

     

Đã bao nhiêu lần chúng ta làm như vậy với Giáo Hội của chúng ta? Một số người có lẽ đã lẩm bẩm than rằng họ làm việc rất bền bỉ, không biết mệt với những công việc đáng tin cậy thì phải xứng đáng được trả công lớn, chức vị cao ngay lập tức, đồng thời phải có đặc quyền đặc lợi và nêu danh uy tín. Trong những lúc như vậy, chính ra chúng ta nên khiêm nhường nhận biết rằng chúng ta giống như những người thợ làm việc giờ thứ 11. Không một ai trong chúng ta xứng đáng với ân phúc mà Thiên Chúa đã sửa soạn cho chúng ta. Lẩm bẩm và nhìn sang bên cạnh so kè với những người khác thì thường đưa đến những xúc phạm nghiêm trọng khó có thể hủy bỏ đi được dễ dàng. Tất cả những việc lành ta làm không cần phải khai báo với Chúa. Ngay cả khi chúng ta chu toàn tất cả mọi việc mà bổn phận chúng ta buộc phải làm, chúng ta cũng chẳng có quyền hạn gì để đòi hỏi Thiên Chúa tôn vinh hay khen thưởng một cách đặc biệt như thể chúng ta là những nhân vật cần  phải được khen thưởng vì nhu cầu sự nghiệp của Chúa. Nên nhớ rằng danh từ “chức vị” không có trong ngôn ngữ của Nước Trời.

     

Phương thuốc duy nhất để chữa trị những suy nghĩ tình cảm như vậy là ngước mắt nhìn lên Chúa Giêsu đầy lòng khoan dung nhân hậu để nhận ra sự quảng đại vô bờ bến của Ngài. Lý luận của con người thì có hạn nhưng lòng khoan dung và ân sủng của Chúa thì vô biên. Thiên Chúa hành động không theo những tiêu chuẩn loài người của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhận ra Chúa và chấp nhận Người chính nơi những người ở chung quanh ta, những người anh em huynh đệ của chúng ta như Chúa mong muốn. Khi Chúa chọn một người nào để ban ân sủng cho họ, chúc phúc họ, cho họ tặng vật gì thì Chúa cũng không chối từ bất cứ ai khác mà không ban ơn phúc, ân sủng cho họ. Ơn phúc và ân sủng của Chúa thì vô biên, mỗi một người chúng ta đều có can dự và được chia phần trong đó. Chúa chọn một người nào hay một dân tộc nào thì đó không phải là cái cớ để hãnh diện vì được chọn hay buồn phiền than trách vì bị từ chối không được chọn. Chỉ khi nào cả hai phía đều tỏ ra khiêm tốn, đơn sơ và cùng nhau nhận biết ra Chúa là tình yêu và khoan dung nơi việc làm trong đời sống của mình, thì lúc đó họ mới bắt đầu “ngộ” ra được ý nghĩa đích thực của tình yêu và công bằng, và sau cùng mới đi tới hòa giải và hiểu biết nhau một cách sâu đậm và chân thật.

 

ĐÔI ĐIỀU SUY TƯ

 

Trong Tân Ước, chúa Giêsu dạy chúng ta phải tránh ghen tương hận thù. Nó dẫn chúng ta đến câu chuyện ngụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay nói về những người thợ vườn nho làm việc vào những giờ khác nhau trong ngày nhưng lại nhận được lương bằng nhau. Những người đến làm việc trước nhất càu nhàu than trách ông chủ thì được ông chủ trả lời cho một trong những người đó là: “Bạn ơi, Tôi không ăn gian của bạn…Phải chăng bạn ganh tị vì tôi quảng đại hay sao?”(Mt.20:13-15).

 

Hãy để ý đến hai câu Giáo lý Công Giáo sau đây:  #2552-2553

 

-2552: Điều răn thứ 10 cấm tham lam thái quá, sinh ra ham mê của cải và danh vọng quá độ.

-2553: Ghen tị là cảm thấy buồn phiền vì phúc lộc của tha nhân và ước ao một cách vô độ để chiếm lấy cho mình. Ghen tị là một tính xấu chủ chốt.

 

Ghen tị chính là tật xấu của con người khiến nó không thể nhận ra được vẻ đẹp và tính đặc thù của tha nhân, đồng thời còn chối bỏ niềm vinh hạnh của họ. Để tới gần Chúa là đấng hoàn toàn nhất mực nhân từ, đầy vẻ đẹp và lòng quảng đại, thái độ xấu này cần phải được giệt trừ tận căn gốc ngay từ trong thâm tâm sâu thẳm. Ghen tị khiến con người không còn khả năng nhìn ra sự việc, mắt bị mây mù che phủ đóng kín. Ghen tị và tham lam là hai tội phạm vào giới răn thứ 10 của Chúa. Vậy thì chúng ta có thể làm gì để vượt thoát khỏi sự mù lòa và lòng trai đá của con tim? Hãy suy nghĩ để tự tìm ra câu trả lời.

 

BÁC ÁI TRONG SỰ THẬT

 

Nhờ ánh sáng chiếu soi của đoạn phúc âm hôm nay nói về sự đền bù, chúng ta thử coi lại Tông thư Bác Ái trong Sự Thật của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, đoạn #63 nói về Phát Triển con người toàn diện trong Bác Ái và Sự Thật:

 

63- Nếu để ý đến những bất ổn liên quan đến phát triển thì không thể không thấy có sự liên hệ rõ nét và trực tiếp giữa nghèo đói và nạn thất nghiệp. Trong nhiều trường hợp, nạn nghèo đói là do ở sự vi phạm nhân phẩm trong việc làm, hoặc bởi vì cơ hội kiếm công ăn việc làm bị giới hạn (vì nạn thất nghiệp hoặc việc làm thiếu) hoặc “bởi vì tiền công thấp so với việc làm và những quyền lợi từ công việc làm, đặc biệt là quyền có lương bổng một cách công bằng cũng như quyền lợi về an toàn của công nhân và gia đình họ”. Vì lý do này mà ngày 1 tháng 5 năm 2000 dịp lễ đại xá công nhân, vị tiền nhiệm của tôi là Đức Gioan Phaolo II đã đưa ra lời kêu gọi “liên kết toàn thể thế giới để có ‘việc làm thích hợp’”, hỗ trợ cho kế hoạch của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Theo thể thức này, ngài đã đưa ra một đòi hỏi luân lý rất mạnh mẽ cho chủ đích này, như một khát vọng của tất cả mọi gia đình ở mỗi quốc gia trên khắp thế giới.

 

Thế nào là “thích hợp” đối với công ăn việc làm?  Nó có nghĩa là việc làm phải nói lên được cái nhân phẩm căn bản của con người, nam cũng như nữ, trong khung cảnh xã hôi đặc biệt của họ: Việc làm phải được tự do chọn lựa, phối hợp một cách hiệu quả các công nhân, nam cũng như nữ, với sự phát triển cộng đồng của họ; việc làm  phải khả dĩ giúp cho công nhân được tôn trọng và không bị kỳ thị vì bất cứ lý do gì; việc làm phải là khả dĩ cho cả gia đình hầu đạt được nhu cầu của họ, giúp con em họ đến trường học mà không buộc chúng phải lao động; việc làm phải cho phép công nhân được tự do tổ chức nghiệp đoàn và tiếng nói của họ phải được lắng nghe; việc làm phải để chừa chỗ cho công nhân tìm thấy lại nguồn gốc của mình ở tầng mức cá nhân, gia đình và tinh thiêng liêng; việc làm là phải bảo đảm cho những người về hưu có được mức sống căn bản thích hợp.

 

Fleming Island, Florida

Sept 19, 2011

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!