Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
VẠN TUẾ ! VẠN TUẾ ! CHÚA GIÊSU LÀ VUA

 

(SUY NIỆM PHÚC ÂM NGÀY LỄ LÁ)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

Có một điều khó hiểu mà từ lâu tôi vẫn thắc mắc không biết tại sao mới mấy ngày trước dân chúng tưng bừng tung hô vạn tuế chào đón Chúa Giêsu khi ngài vào thành Giêrusalem thì ít ngày sau, người ta lại đem Chúa ra toà, cứ nhất định đòi án tử hình, đóng đanh và giết Chúa trên thập giá?  Con người, Thương và Ghét?

       

Nhân mùa Chay Thánh và để chuẩn bị cho Ngày Chúa Phục Sinh, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa và suy niệm về những bài phúc âm nói về cuộc khổ nạn của Chúa trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Để chuẩn bị được chu đáo, tôi đã tìm đọc tác phẩm mới nhất của Đức Benedicto XVI, đặc biệt phần 2 nói về tuần thánh: “Jesus of Nazareth” Part 2: Holy week- From the Entrance into Jerusalem to the Resurrection” (Ignatius Press, 2011). Từ đường vào Jerusalem đến  Khải Hoàn Phục Sinh.

 

Đây là một tác phẩm có lẽ tất cả các giám mục, linh mục, tu sĩ, thừa tác viện mục vụ và những người công giáo chân chính và đứng đắn cần phải đọc để đào sâu kiến thức về con người Giêsu với những huyền bí trọng yếu về đức tin mà chúng ta đang suy niệm trong mùa Chay Thánh này, nhất là trong Tuần Thánh, Chúa chuẩn bị chịu chết vì tội lỗi nhân loại. Dĩ nhiên tốt hơn cả là nên đọc nguyên tác phẩm để sửa soạn đón mừng Lễ Chúa Khải Hoàn Phục Sinh. Những bài Phúc Âm, những bài đọc trong tuần thánh cũng giúp chúng ta rất nhiều trong những lời kinh nguyện cá nhân cũng như rao truyền lời Chúa cho những người anh em huynh đệ chưa được diễm phúc nhận biết Chúa.

 

Nhờ vào những tư tưởng trong sách này, chúng tôi mới có được những giòng suy niệm đưới đây, đồng thời giúp cho những hiểu biết của chúng tôi về Chúa Giêsu được súc tích và thâm sâu hơn.

 

CHÚA GIÊSU VÀO THÀNH JERUSALEM

 

Hàng năm vào tuần thánh, chúng ta thường theo chân Chúa Giêsu đi lên Jerusalem giũa đám đông dân chúng ồn ào tung hô vang dậy ‘Vạn Tuế Đức Giêsu’. “Hosanna! Vạn tuế! Vạn tuế! Con vua David, Hoan hô đấng nhân danh Thiên Chúa đến cùng chúng tôi”. Một ngày tràn đầy vui mừng hớn hở và tung hô ca tụng, nhưng âm u và ảm đạm ở cuối trời là cả một sóng nước thủy triều đang dâng cao nỗi hận thù, ganh ghét, huỷ hoại và chết chóc bi thương.

 

Chúng ta cũng nhập bọn với đám đông tung hô Chúa Giêsu là vua, là đấng thiên sai khi ngài đi về hướng đồi Cây Dầu, không phải với đoàn xe hộ tống như các vua chúa quan quyền trần gian mà như một con vật nặng trĩu trên vai biết bao nỗi sầu thương buồn khổ. Tất cả những hình ảnh về quan quyền vua chúa, thần thánh và lòng khiêm cung đều gói ghém trọn vẹn trong cái quang cảnh đầy nghịch lý này khi Chúa Giêsu đi vào thị trấn Jerusalem. Hôm nay quang cảnh thật tưng bừng náo nhiệt, mọi người hân hoan tay cầm cành lá vạn tuế giơ cao tung hô Chúa là Vua Hòa Bình, Vua Hy Vọng (trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá) thì 5 ngày sau, ôi thôi hận thù ganh ghét trào dâng, cao như núi xâu rộng như biển cả trùng dương, cũng những đám đông lại đòi giết Chúa, đóng đanh Chúa trên thập giá cho bằng được.

 

                            “Hôm nay vua chúa huy hoàng

                            “Ngày mai tử tội kinh hoàng thảm thương!

 

Phúc âm nói về cuộc khổ nạn của Chúa thì kể lại là vì một số người và những kẻ cầm đầu lúc đó đã âm mưu bắt Chúa Giêsu đưa ra tòa xét sử và hành hạ Chúa đã đưa đến cái chết của Chúa. Nhưng suy cho cùng -nghe có vẻ vơ đũa cả nắm- thì tất cả chúng ta đều là những kẻ đáng trách. Chính tội lỗi của họ và của chúng ta đã đưa Chúa đến cái chết thê thảm trên thập gíá, và Chúa cũng đã tự nguyện gánh vác tất cả các tội lỗi của họ cũng như của mỗi người chúng ta. Chúng ta phải biết điều đó và nhận ra rằng không chỉ do cái tư cách và thái độ của những kẻ đã âm mưu, la ó, cố sức để kết án tử hình, giết Chúa lúc bấy giờ mà còn do ở cái tâm địa xấu xa ác độc của tất cả chúng ta như hận thù, ganh ghét, bạo động, gian dối lừa đảo, vô ơn bạc nghĩa, bất công, bất chính và tham lam ích kỷ, ham danh lợi, cơ hội chủ nghĩa, chủ nghĩa thực dụng….đã làm Chúa phải chết, đã và đang đóng đanh Chúa bây giờ và chính ngày hôm nay qua cung cách chúng ta đối sử với các bạn bè, những người anh em huynh đệ, bà con xóm làng, đồng hương trong cộng đồng xã hội là những người anh em, con cùng một cha chung của chúng ta ở trên trời.

 

CÂU CHUYỆN KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU THEO THÁNH MATTHEW.

 

Câu chuyện về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo thánh sử Matthew trong niên lịch phụng vụ năm nay (Mat.26:14, 27:66), nếu so sánh với câu chuyện của thánh sử Marco, thì thánh Matthew đã bỏ qua phần thánh Marco nhắc tới (như trong Marc 14:51-52), nhưng lại thêm ít chi tiết khác (như trong Mat.27: 3-10,19). Một vài điều thêm vào này chứng tỏ thánh Matthew đã dùng truyền thống mà ngài đã học hỏi được từ đâu đó; còn những điều khác thì hẳn do sự hiểu biết và cảm nghiệm thần học của chính ngài ( như trong Mat.26:28 hoặc “…nói về sự tha thứ tội lỗi” (Mat.27:52).

 

Trong ấn bản của ngài, thánh Matthew cũng thay đổi chút ít chi tiết của thánh Marco. Nhưng điếu đó không có nghĩa là thánh Matthew biết về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu hơn thánh Marco.

 

Khi nghe câu chuyện thánh Matthew kể, chúng ta cũng nắm bắt và nhận ra được là Chúa Giêsu đã cương quyết tự mình chấp nhận sứ mạng do Thiên Chúa gửi đến, đồng thời Chúa cũng kháng cự chống lại tử thần quá bạo tàn hung dữ. Cái số mệnh nghiệt ngã không thể tránh được của Đức Giêsu. Trong chương I sách “Giêsu thành Nazareth”, tiêu đề “Trên đường đi vào Jerusalem / The Entrance into Jerusalem”, Đức Benedicto XVI đã yêu cầu chúng ta đọc lại đoạn tiên tri Zechariah 9:9 -bản văn mà hai thánh Matthew và Gioan tông đồ đã trích dẫn một cách rõ ràng- để thấu hiểu tường tận ý nghĩa ngày Chúa Nhật Lễ Lá: “..Hãy nói với nữ tử Zion, Hãy vui mừng hò reo lên, vì Vua của ngươi đang đến với ngươi, Ngài khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,  trên một con lừa con, con của lừa mẹ” (Mat.21:5- Ga12:15 – Zechariah 9:9).

 

Đức Benedicto XVI viết

 

: “Chúa Giêsu là một vị vua đã phá huỷ vũ khí chiến tranh, một vị vua của Hòa Bình, của bình dị, của những kẻ nghèo khó. Và sau cùng, chúng ta đã thấy rằng Ngài trị vì một vương quốc trải dài từ đại dương này qua đại dương kia, bao gồm toàn thể thế giới. Chúng ta cũng được nhắc tới về một Tân Thế Giới bao gồm vương quốc của Chúa Giêsu trải dài từ đại dương này qua đại dương kia trong các cộng đồng bẻ bánh hiệp thông với Đức Giêsu Kitô, như là một vương quốc hòa bình của Chúa. Nhưng lúc đó có ai hiểu biết được những điều đó đâu” (tr.4).[1]

Ý NGHĨA CỦA CHỮ “HOSANNA”

 

Tiếng Hosanna - Vạn Tuế, nguyên khởi là lời chúc lành cho những kẻ hành hương mà các thầy cả tư tế chúc ở trong Đền Thờ. Nhưng khi nó được nối tiếp bởi lời tung hô “…đấng nhân danh thiên Chúa mà đến” thì nó có nghĩa là “Đấng Thiên Sai/Messiah”,  một người được Thiên Chúa chỉ định do giao ước. Bây giờ nó đã trở thành lời ca tụng Đức Giêsu, chào mừng đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến, nhân vật mà mọi người đang chờ mong và loan truyền do giao ước.

 

Chúng ta có thể thắc mắc hỏi tại sao lại dùng từ“Hosanna” là tiếng Do Thái /Hebrew, mà không chuyển dịch nó sang tiếng Hy Lạp? Nếu dịch đầy đủ thì tiếng “Hosanna” có thể là: “Lạy con Vua David, xin hãy cứu giúp chúng tôi. Phúc thay đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Lạy Đấng Tối Cao, xin hãy cứu giúp chúng tôi”.

 

Đám đông chào mừng Chúa Giêsu với lời tung hô vang dậy “Hosanna / Vạn tuế” để xin cứu giúp; tay họ cầm cành lá dừa vẫy chào, giống như nghi thức phụng vụ ngày lễ lều (sukkot) của người Do Thái, sau này bị chính trị hóa thành ngày lễ độc lập, ngày đầu tiên của Lễ Đèn (Hanukkah).

 

Dùng khuôn mẫu với hình thức phụng vụ để đón chào Chúa Giêsu hẳn là có một mục đích. Đức Giêsu toàn thắng khải hoàn đi vào Jerusalem sau khi Ngài đã thanh tẩy sạch sẽ Đền Thờ (Mat.21:14-16). Đây rõ ràng là một màn trình diễn quang cảnh tranh đấu giải phóng quê hương của những người anh em Maccabees đã được tính toán từ trước hầu hun đúc niềm hy vọng về một đấng thiên sai. Khi đám đông dơ cao cành lá dừa và la lớn “hosanna”/ “vạn tuế” thì họ biết rõ ràng và trọn vẹn điều họ đang làm. Họ chờ mong đấng thiên sai đến để cứu giúp họ.

 

Nhìn cung cách họ tung hô “vạn tuế”/hosanna…, chúng ta cũng nhận ra được nỗi vui mừng xúc động khôn tả của họ là những người đi lễ hội hành hương đang bước theo Chúa và các môn đệ của Ngài. Một sự hân hoan ca tụng Thiên Chúa trong lúc đoàn rước bước vào Đền Thờ, như chờ mong giờ đấng thiên sai đến, cũng như vương quyền David và do đó hy vọng một vương quyền Thiên Chúa trên Israel sẽ được thiết lập (Jesus of Nazareth, pp.6-10).

 

“Hosanna” / “vạn tuế” còn có nghĩa là lời cầu xin cứu giúp cấp kỳ, một lời cầu khẩn có giá trị phổ quát, luôn luôn thích hợp với mọi hoàn cảnh của con người. Nó là lời kinh  độc ngữ có ảnh hưởng chính trị rất mạnh khả dĩ làm rung chuyển mọi áp bức bất công ở bất cứ nơi nào, hiện tại cũng như ở thời thượng cổ, vì vậy nó phải được diễn nghĩa cho mọi người đều thấu hiểu.

 

TIÊN TRI THÀNH NAZARETH

 

Lúc đầu khi nghe đồn về một tiên tri thành Nazareth thì Đức Giêsu cũng chẳng có dấu hiệu gì tỏ ra là quan trọng đối với Jerusalem, và dân địa phương ở đó cũng chẳng biết Ngài là ai. Đám đông dân chúng đón mừng Chúa Giêsu ở cổng thành lúc bấy giờ cũng không phải là những kẻ sau này đòi đóng đanh Chúa trên thập giá.

 

Đức Benedicto XVI cắt nghĩa sự thất bại không nhận ra Chúa ở trong vở kịch hai màn -dửng dưng và sợ hãi- này, là chúng ta có nhìn thấy một cái gì “ghê sợ” trong cái thảm cảnh của thị trấn mà Chúa Giêsu đã nhiều lần nói tới một cách rất cay đắng trong những cuộc tranh luận của Ngài về thời cánh chung, nhưng chúng ta vẫn “dửng dưng”.

 

ĐIỂM NỔI BẬT DUY NHẤT

 

Theo Thánh Matthew, điểm đảo ngược sau cùng nổi bật nhất của cuộc đời Chúa Giêsu là cái chếtsự sống lại của Ngài. Vào chính lúc Chúa Giêsu chịu chết, một cái chết đau thương để trung thành với sứ mạng thì cũng chính là lúc phát sinh ra một đời sống mới. Đất trời rung động, núi đồi tách đôi, mồ mả mở tung và các người lành đã chết từ ngàn xưa bước ra khỏi mồ, khải hoàn đi vào “thị trấn” của Chúa.

 

Viết những lời này, thánh Matthew đã mở cho chúng ta thấy một khung cảnh vĩ đại với những bộ xương khô mà tiên tri Ezekiel đã nói tới. Thiên Chúa thổi thần khí vào những bộ xương làm cho chúng sống lại từ cõi chết và trở thành người mới (Ezekiel 37).

 

Thánh nhân tin tưởng rằng nhờ cái chết của Chúa Giêsu, toàn thể thế giới có được một đời sống mới; nhờ vào cáí chết của những nhà truyền giáo Kito hữu Do Thái ở Israel mà một cộng đồng non trẻ được thành lập và phát triển ở vùng Địa trung Hải để một dân tộc mới được khai sinh từ cả dân Do Thái lẫn dân ngoại.

 

Chết và Sống Lại ở đây không phải chỉ là hình thức số mệnh như của Chúa Giêsu mà còn là một biểu tượng về số mệnh của chính cộng đồng nhân loại trong lịch sử loài người.

 

Vậy cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu -theo thánh Matthew- đã nói lên cho chúng ta cái gì? Nhìn kinh thánh qua một lăng kính đặc biệt, chúng ta thấy đó là tình trạng hiện nay của Giáo Hội và của cả thế giới trong suốt chiều dài lịch sử của nó.

 

Vì sứ mệnh truyền giáo, chúng ta nhận lệnh và chương trình mục vụ / mục tử để tiến bước ra đi thi hành, không phải chỉ từ Giáo Hội mà còn từ chính cộng đồng thế giới chúng ta đang sống. Cái thảm cảnh kinh hoàng chúng ta thấy trong Phúc Âm về cuộc khổ nạn của Chúa dạy cho chúng ta biết rằng những cái mà chúng ta coi là “tầm thường chẳng là gì cả”, ngay cả những cái có tính cách phá hoại, gây tổn thương như tình trạng bất công, bất chính, hận thù, ghen ghét, xác thịt, gieo kinh hoàng đang làm đui mù chúng ta cũng đẩy chúng ta về một tương lai mà Chúa đã dành cho chúng ta; nó chuẩn bị sân khấu để chính Chúa sẽ xuất hiện tỏ lộ với chúng ta.

 

ĐÔI LỜI KẾT: Chào đón Chúa

 

Để kết thúc bài suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Lá này, chúng tôi mượn lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong sách “Giêsu thành Nazareth”:

 

Giáo Hội chào đón Chúa trong phép Thánh Thể như chào đón một người hiện đang đến với chúng ta bây giờ, một người đã và đang đi vào giữa lòng Giáo Hội. Đồng thời Giáo Hội cũng chào đón Chúa như chào đón một người đang tiếp tục đến, một người dẫn dắt chúng ta đi về hướng Chúa đến.

 

 

Vì cuộc tử nạn trên thập giá và sống lại hiển vinh của Chúa, xin Chúa thứ tha các lỗi lầm chúng con đã xúc phạm đến Chúa; những lúc hứng chí chúng con hứa hẹn đủ điều với Chúa để rồi không làm mà còn vấp phạm nhiều điều đáng trách khác nữa như những kẻ hôm nay tung hô đón chào Chúa rồi ngày mai kêu gào đòi giết Chúa.

 

Xin Chúa ban sự sống vĩnh cửu cho chúng con ngày cánh chung khi Chúa xuất hiện trên sân khấu tỏ lộ uy quyền công bằng công chính cho hết mọi người.

 

Xin Chúa giúp con thấu hiểu cuộc tử nạn của Chúa: “Chết” tức là “Sống”.

 

NB- Những Bài đọc Chúa Nhật Lễ Lá: Mat.21: 1-11; Isaiah 50:4-7; Philippians 2:6-11; Mat.26:14-27:66/27:11-54

 

 

Fleming Island, Florida

April 17, 2011

NTC

 


[1] Jesus is a king who destroys the weapons of war, a king of peace and a king of simplicity, a king of the poor. And finally we saw that he reigns over a kingdom that stretches from sea to sea, enmbracing  the whole world; we were reminded of the new world encompassing kingdom of Jesus that extends from sea to sea in the communities of the breaking of bread in communion with Jesus Christ, as the kingdom of his peace. None of this could be seen at the time (p.4)

[2] “ The Church greets the Lord in the Holy Eucharist as the one who is coming now, the one who has entered into her midst. At the same time, she greets him as the one who continues to come, the one who leads us toward his coming.

As pilgrims, we go up to him; as a pilgrim he comes to us and takes us up with him in his ‘ascent’ to the Cross and Resurrection, to the definitive Jerusalem that is already growing in the midst of this world in the communion that unites us with his body.”

Như những người đi lễ hội hành hương, chúng ta đi lên với Chúa; và như một người đi lễ hội hành hương, Chúa đến với chúng ta, đem chúng ta lên với Ngài để cùng “hướng  tới” Thập Giá và sự Sống Phục Sinh, đến một Jerusalem chung cuộc đang nở rộ giữa lòng thế giới hiệp thông,  kết hợp chúng ta với thân thể Ngài” (tr.11)[2]

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!