Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI VÀ CUỘC HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH

Bác sĩ Nguyễn Tiến cảnh

 

Trung Đông luôn luôn là điểm nóng trên thế giới, đặc biệt đất thánh Jerusalem. Ba tôn giáo độc thần có cùng một tổ phụ Abraham là Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kito giáo cũng lại là đầu mối của tranh chấp trong suốt chiều dài lịch sử. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hành hương Đất Thánh Jerusalem phải chăng Ngài mong ước có một cuộc hòa giải thương yêu nhau, kết hợp mọi người lại với nhau chứng tỏ cùng do một tổ phụ Abraham và là cùng con một cha chung ở trên trời.

 

Quan sát cuộc hành hương Đất Thánh của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI qua vô tuyến truyền thanh Radio, truyền hình TV và báo chí, hồn tôi rộn rã không thể cầm lòng được mà cám ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Công Giáo một vị thủ lãnh gốc dân Đức thông minh xuất chúng và khôn ngoan tuyệt vời nhưng đạo đức, hiền hòa và nhã nhặn. Cả thế giới đổ dồn mắt và để tai lắng nghe và quan sát mọi cử chỉ hành động và phát biểu của Ngài trong cuộc hành hương lịch sử này. 

 

Ngày 13 tháng 5 năm 2009 Đức thánh Cha rời Jerusalem đi Bethlehem từ sáng sớm lúc trời còn mờ sương giữa những bàn tán phê bình chỉ trích thấp thoáng ở những vùng địa phương quanh quẩn đâu đó. Nhưng chỉ cần để ý một chút cũng nhận ra ngay được sứ mạng duy nhất của Ngài nơi miền đất hứa này, một vùng đất đã bị xé nát vì chiến tranh và tranh chấp liên tục về mọi vấn đề từ lãnh thổ cho đến những chuyện nhỏ nhặt chẳng mấy quan trọng về học thuyết, giáo lý hay chủ nghĩa.

 

ĐỨC THÁNH CHA NÓI VỚI HẾT MỌI NGƯỜI VÀ CHO HẾT MỌI NGƯỜI

 

Đức thánh cha du hành đất thánh không phải vì chính trị phe phái, cũng không phải vì cái “đảng” của ngài. Ngài cũng không đơn thuần đến Đất Thánh với tư cách đại diện Giáo Hội Công Giáo, nhưng đích thực là với tư cách của tất cả mọi người, những ai ít nhiều đã từng liên hệ tới vùng đất này trong suốt không gian và thời gian lịch sử từ khởi đầu cho đến ngày nay, với tư cách là một con người, con người nhân loại của mình.

 

Đức Thánh Cha đến đất thánh như một người hành hương, nhưng không phải chỉ để viếng những địa danh của người Kitô giáo. Ngài còn thăm viếng những địa danh của Do Thái Giáo và Hồi Giáo như đài tưởng niệm Yad Vashem, Bức Tường Than Khóc ở hướng Tây, Đền thờ Hồi Giáo / Dome of the Rock. Ngài coi tinh thần của ba tôn giáo này như của chính ngài vậy. Vì lý do đó mà ngài được mời tới thăm viếng những địa danh thánh này. Ngài là một giáo hoàng Kito giáo, nhưng cũng là một giáo hoàng của tất cả mọi người, vượt qua khỏi mọi ngăn cách chia rẽ và khác biệt. Đó là một gương sáng đặc biệt chúng ta cần phải chú ý.

 

Đức Thánh Cha cũng là giáo hoàng đầu tiên đến thăm ranh giới chia cách giữa Israel và West Bank. Ngài đến đây đề cầu xin Thiên Chúa và cả con người hãy phá bỏ những bức tường ngăn cách này bằng cách khép kín lòng lại, bỏ lại phía sau những tâm tư ý nghĩ thiển cận và khác biệt. Không còn đổ máu, không còn khủng bố, không còn chiến tranh nữa.

 

Đức Thánh Cha phát biểu / tuyên bố nhân danh người Do Thái. Ngài ca tụng truyền thống đạo giáo cổ kính của Do Thái và bảo vệ quyền tự quyết, quyền được sống an toàn và bình an của họ. Ngài phát biểu / tuyên bố nhân danh dân Palestine với tất cả những quyền lợi tối thượng về độc lập và tự do của họ. Ngài phát biểu / tuyên bố nhân danh những tín đồ Hồi Giáo, kêu gọi mọi người nhớ đến truyền thống tôn giáo tuyệt đẹp của họ là tin tưởng và thờ kính hết lòng Thiên Chúa là Chúa độc nhất của mình. Ngài nói cho những tín hữu Kitô giáo là thành phần thiểu số khốn khổ đang phải sống trong tình trạng khó khăn ngặt nghèo hiện nay.

 

Tóm lại, Đức thánh Cha đã lên tiếng nói với hết mọi người và cho hết mọi người. Đó là tiếng nói và lời kêu gọi duy nhất của ngài.

 

CHỈ TRÍCH  ĐỨC THÁNH CHA LÀ QUÁ ĐÁNG

 

Nhưng giữa những lời qua tiếng lại bẻ cong lời nói và sứ điệp của ngài lại có những phiền trách cho rằng  Đức Thánh Cha không đi sát đủ với bất cứ một phe phái nào cả. Nhưng tất cả mọi người chúng ta đều thấy rằng sự hiện diện của Ngài nơi Thánh Địa là vĩ đại, có một không hai. Không một vị thủ lãnh nào trên thế giới lại có đầy đủ thẩm quyền và tư cách đối với tất cả mọi đảng phái để phát biểu, lên tiếng về vấn đề luân lý một cách vô tư như vậy. Chính vì không chịu đứng về bất cứ một phe nhóm nào mà thông điệp của ngài đã bị từ chối, nhưng đó lại chính là lý do khiến cho thông điệp của ngài có tầm mức quan trọng vô cùng.

 

Một trong những chỉ trích nặng nề nhất về thông điệp của Đức Thánh Cha là ông Rabbi Ysrael Meir Lau, Giám đốc đài Yad Veshem[1] tưởng niệm các Anh Hùng và Nạn Nhân Đức quốc xã, cho rằng Đức thánh Cha đã không tỏ ra dấu hiệu hối tiếc về chuyện Lò Sát Sinh của Đức Quốc Xã, “không tỏ ra một mảy may gì gọi là có lòng trắc ẩn, thương tiếc và đớn đau trước thảm cảnh kinh hoàng của 6 triệu nạn nhận người Do Thái”.

 

Nếu để ý theo dõi tin tức truyền thanh và trên truyền hình thì rất dễ dàng nhận ra Lau, ông chẳng phải là người xa lạ gì, ông là người luôn luôn tìm cớ để đả kích các Đức Giáo Hoàng. Nói về Đức Giáo Hoàng thì ông như người ăn phải vật lạ khó tiêu khiến bao tử ông bị óch ách khó chiu. Ông cũng là một tay công kích Đức PIO XII không biết ngượng, ngay cả việc bẻ cong sự thật. Vào năm 1998 kỷ niệm 60 năm ngày Kristallnacht -9 tháng 11 năm 1938- đêm Đức quốc Xã phát động chiến dịch bài Do Thái, đốt phá các cơ sở thương mại, nhà cửa, tài sản của dân Do Thái; lúc bấy giờ ông là người đứng đầu các rabbi đã được mời để phát biểu cảm tưởng…Trong lúc phát biểu quá hăng say kích động ông đã đặt một câu hỏi hằn học như trách móc: “Hỡi PIÔ XII, lúc đó ngài đang ở đâu? Tại sao ngài câm lặng trước biến cố Kristallnacht?” . Ngày hôm sau hai tờ báo Ý đã chạy tít lớn với tiêu đề “Xấu Hổ Cho Sự Yên Lặng Của Piô XII”. Nhưng không hiểu ông có biết rằng lúc đó Đức Piô XII chưa là Giáo Hoàng, phải đợi đến tháng 3 năm 1939 ngài mới được bầu đứng đầu Hội Thánh Công Giáo, nghĩa là bốn tháng sau biến cố Kristallnacht bài Do Thái xẩy ra. Ấy vậy mà cũng chẳng ai thấy Rabbi Lau chứng tỏ một chút gì là hối hận vì đã đả kích Đức PIÔ XII một cách hàm hồ và bất công.

 

Đọc bản tiểu sử tự thuật “Milestones”[2] của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, tôi không khỏi áy náy thương cảm cho tuổi thơ của ngài bị khuấy động khi Hitler lên nắm quyền, và có biết bao nhiêu thanh niên trai trẻ người dân Đức tốt lành khác cũng bị cuốn hút vào cơn lốc Hitler một cách bất công ngoài ý muốn. Như vậy hỏi rằng nếu những lời chỉ trích Đức Biển Đức là đúng thì phải chăng bất cứ ai sống ở nước Đức vào những thập niên 1930 và 1940 đều là có tội đối với tập đoàn Do Thái hay sao?

 

May thay cũng có một vài tiếng nói quan trọng bắt đầu thấy nổi lên trong số những người Do Thái ở Jerusalem như thông cảm hoàn cảnh của Đức Thánh Cha. Chẳng hạn ông Noah Frug, người đứng đầu tập hợp tổ chức những người Do Thái sống sót sau vụ lò sát sinh, đã cho rằng những chỉ trích nhắm vào Đức thánh Cha là quá đáng.

 

Ông nói: “Đức Thánh Cha đến Đất Thánh là muốn Công Giáo và Do Thái giáo sát lại gần nhau hơn. Chúng ta nên coi đó là thiện chí của ngài và là điều quan trọng”.

 

Bây giờ mọi con mắt lại đổ dồn về Bethlehem, thị trấn vua David, nơi Chúa Giêsu Kitô sinh ra làm người và cũng là một phần lãnh thổ của Palestine. Vừa tới Bethlehem, ngay lập tức Đức Thánh Cha đã bày tỏ tình liên đới, cảm thông sâu xa của ngài luôn luôn gắn bó với dân Palestine đang triền miên đau khổ. Ngài cũng không quên xác quyết vị thế và lập trường của Ngài đối với những quyền lợi tối thượng mà dân Palestine có quyền được hưởng.

 

-“Thưa Tổng Thống -Đức Thánh Cha phát biểu- tôi hoàn toàn ủng hộ mọi đòi hỏi về những quyền lợi tối thượng của dân Palestine về lãnh thổ mà tổ tiên đã để lại, quyền được bảo đảm sinh sống trong hòa bình an lạc với nước lân bang láng giềng trong phạm vi biên giới của mình đã được quốc tế chấp nhận”.

 

Về mặt lý thuyết, ý kiến đó không thể gọi là đã gây bất đồng, bởi lẽ vị thế của quốc gia Israel cũng giống như vị thế của Vatican. Israel cũng đã công nhận quyền lợi tối thượng của dân Palestine về lãnh thổ, một khi một sự dàn xếp như vậy có thể thực hiện được mà không làm tổn tương đến an ninh của Israel. Dĩ nhiên, cũng không tránh khỏi những va chạm này nọ.

 

QUÊN ĐI CŨNG CÓ THỂ LÀ MỘT ĐỨC TÍNH CẦN THIẾT.

 

Tại đất thánh, Đức Thánh Cha đã nói với những người có những nguồn gốc, lập trường và kinh nghiệm sống khác nhau, nhưng có một điều chung cho hết mọi người mà ai cũng có là hình như tất cả mọi người đều đã và đang bị đau khổ. Mỗi một người, ai cũng muốn nói ra những nỗi đắng cay cơ cực cũng như những bất công mà mình đang phải gánh chịu, hoặc thuộc về cá nhân hay có tính cách chung của lịch sử. Mỗi một người đều có câu chuyện đau buồn phiền muộn riêng muốn giãi bày. Nhưng hình như không một ai muốn nhắc lại những bất công mà mình đã làm, trái lại tất cả đều vẫn còn nhớ những nỗi đau khổ mà mình đã phải gánh chịu vì những bất công đó.

 

Tôi không thể không thông cảm những nỗi đau khổ ấy mà không khỏi thắc mắc là ở cái phần đất có quá nhiều khổ đau và phiền muộn này mà người dân lại luôn luôn hãnh diện để “nhớ lại”, trong khi đó đôi khi chính sự “quên đi” lại có thể là một “đức tính cần thiết”.

 

Ở Bethlehem, Đức thánh cha đã khuyến khích, thúc dục những tín hữu đến nghe ngài, mỗi người hãy trở nên “nhịp cầu đối thoại và hợp tác xây dựng hầu thiết lập một nền văn hóa hòa bình để thay thế cho những lời đe dọa, những cuộc tấn kích xâm lăng cũng như những nỗi u hoài thoái chí nản lòng”.

 

KẾT LUẬN:  HÒA BÌNH VÀ HY VỌNG

 

Ba mươi bài phát biểu của Đức Thánh Cha, Một Thông Điệp Duy Nhất: HÒA BÌNH. Ngài nhắc đi nhắc lại không biết mệt cùng một chủ đề dưới nhiều hình thái khác nhau: HÒA BÌNH giữa người Israel và người Palestine. HÒA BÌNH giữa người Do Thái, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo. HÒA BÌNH trong Giáo Hội, giữa phép Hòa Giải và các Nghi Thức phụng tự. HÒA BÌNH ngoài Xã Hội và trong Gia Đình. HÒA BÌNH giữa Thiên Chúa, loài người và tạo vật. HÒA BÌNH ở trong Lòng, ở Trung Đông và trên khắp Thế Giới…. Đó chính là điều mà Đức Thánh Cha đang cố gắng thực hiện, nhờ sự hiện diện của ngài nơi đây, nhờ những lời nói của ngài, sự nhẫn nại, lòng can đảm của ngài để rao giảng Tin Mừng Chúa “trong lúc thuận tiện cũng như những lúc không thuận tiện” (2Timothy 4:2).

 

Với lời kêu gọi Hòa Bình, Đức Thánh Cha kết thúc cuộc hành hương của ngài bằng niềm HY VỌNG cho một tương lai HÒA BÌNH nơi đất thánh ở một khoảnh khắc cực kỳ khẩn trương nào đó. Xin Thiên Chúa dẫn dắt chỉ lối cho những chuyên viên hòa giải cả về phía tôn giáo lẫn dân sự và chính trị biết lấy công bằng, công lý và tình thương yêu nhau mà giải quyết vấn đề.

 

Fleming Island, Florida 16-5-2009

NTC

 

[1] Đài tưởng niệm 6 triệu nạn nhân Do Thái tại lò sát sinh Đức Quốc Xã được thiết lập năm 1953 do Israeli Knesset.

[2] .Trên đoạn đường đời có những mốc biến cố đặc biệt thay đổi cuộc đời….


Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!