Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
VĂN MINH TÌNH YÊU

  

 

Mỗi buổi sáng Chúa Nhật, sau thánh lễ, trước khi ra về, tôi thường xuống cuối nhà thờ bắt tay ông cha xứ của tôi và trao đổi vài ba câu chuyện. Chúa nhật vừa qua, ông giới thiệu và tặng cho tôi một cuốn sách và yêu cầu tôi đọc.

 

Chúa nhật sau, tôi xin gặp riêng ông để bàn về cuốn sách ông tặng tôi. Để đáp lễ ông, tôi trình bày cho ông về NHÂN HÒA theo kiểu Á Đông VIỆT NAM áp dụng vào Công Giáo. Nói đúng ra là những việc mà người Công Giáo có thể làm để cải đổi cộng đồng, biến cải thế giới. Tôi nói với ông về con người Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện của Khổng Tử; ở hiền gặp lành, ở dữ gặp ác, Ác giả ác báo và thuyết luân hồi của nhà Phật…Ông nói đó là một kiểu suy nghĩ lạ:

 

-         “Oriental thinking” có khác! Khác với kiểu suy nghĩ của người Tây Phương / người Mỹ.

-         Thưa cha, cũng vậy thôi. Con người cả. Nhưng cách diễn tả khác nhau thôi.

 

Ông yêu cầu tôi trình bày với hội Knight of Columbus của xứ tôi. Sau đó ông yêu cầu tôi viết ra giấy để cho nhiều người cùng đọc. Ông nói:

 

-    Hiểu mà không để cho người khác biết là một thiếu sót, hơn nữa có thể là ích kỷ hay phạm tội thiếu tình yêu.

 

Vậy xin chia sẻ với độc giả những điều tôi suy nghĩ về TÌNH YÊU. Đây là bản tiếng Việt để chia sẽ với người Việt.

 

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã nói: “Đời mà không có tình yêu thì đời đâu còn ý nghĩa gì”. Vậy thế nào là Tình Yêu? Tình Yêu đã được Đức thánh Cha Biển Đức XVI nói rõ ràng và thâm thúy trong tông thư đầu tiên của ngài: Thiên Chúa là Tình Yêu. Vậy phải chăng người Kitô hữu có bổn phận biến đổi cái tình yêu thế tục thành tình yêu Thiên Chúa, một thông điệp mà mỗi người Kitô hữu có bổn phận lan truyền cho toàn thế giới.

 

Vậy người Công Giáo có thể làm gì để biến đổi cái thế giới đầy rối loạn này?

 

Người Kitô hữu được kêu gọi để lan truyền thông điệp HY VỌNG mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã có lần nói ám chỉ về hai vấn đề  tương phản nhau là Văn Hóa Sự Sống và Văn Hóa Sự Chết.

 

Trong phạm vi bài này,  chúng tôi muốn giới hạn bàn về Tình Yêu, những điều mà người công giáo có thể làm để cải đổi cộng đồng, xã hội và thế giới. Một cách tóm gọn.

 

Ngày nay người ta thường hay nói về Văn Minh Tình Yêu, một loại Tình yêu cao quí của Chúa Kitô. Vậy văn minh Tình yêu có thể cống hiến gì cho nhân loại?  Đây không phải là một hoạt động dành riêng cho người công giáo nói riêng hay là người Kitô hữu nói chung, nhưng là bổn phận chung của tất cả mọi người không phân biệt màu da, tiếng nói, địa phương….Bổn phận này phải được thực thi như là một điều kiện tiên thiên về một cam kết như cam kết cho tự do tôn giáo, khoan nhượng và tôn trọng nhân phẩm. Nó đòi hỏi một sự đoàn kết, liên hiệp, hợp nhất với những người nghèo khó và những kẻ cần phải được giúp đở. Có vậy mới tránh được những va chạm, căng thẳng, đổ vỡ giữa các nền văn minh với nhau và với những thành phần thiểu số bị thiệt thòi.

 

Trách nhiệm thiết lập văn minh tình yêu phải được bắt nguồn từ giới răn của Chúa Kitô về tình yêu là “Các con hãy thương yêu nhau như Thày đã yêu thương  các con”. Điều này khác hẳn với những định kiến hay quan niệm mà những nhà lãnh đạo / thủ lãnh kỳ tài hay nhà xã hội học / đạo đức học thường đã có về nguyên tắc, giá trị của luân lý đạo đức mà  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong cuộc du hành mục vụ tại Brazil hồi tháng 5 năm ngoái cũng đã nói: “Một xã hội mà vắng bóng Thiên Chúa thì không thể có được một sự đồng nhất về giá trị của luân lý đạo đức”.

 

Nhưng buồn thay, xã hội ngày nay lại được đánh giá bằng những tiến triển và thành công  về vật chất. Thêm vào đó, tự do lại được diễn nghĩa tùy theo quan niệm cá nhân hay tập đoàn và cho nó một giá trị tuyệt đối.

 

HOÀN TOÀN CON NGƯỜI

 

Theo Đức Gioan Phaolô II thì “Đời người không có tình yêu thì cuộc sống không còn ý nghĩa gì”. Như vậy phải chăng người Kitô hữu được kêu gọi hay đúng ra là có ơn gọi để Yêu, nhưng tình yêu đó không phải chỉ làm cho mỗi chúng ta thành “cá nhân” mà còn làm cho mỗi cá nhân thành “con người”.

 

Tình Yêu là khởi điểm của đời sống và là nguồn thủy của Kitô giáo nên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mới nhấn mạnh đến sự quan trọng của Tình yêu trong tông thư đầu tiên của ngài ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’. Trong tông thư này, ngài đã đặc biệt nhấn mạnh là chúng ta phải vạch ra một “lối yêu” bắt nguồn từ nguyên thủy căn bản là Chúa Kitô: Người chết cho chúng ta vì Yêu.

 

Khi ta ngắm nhìn Chúa Kitô chịu chết treo trên thập giá thì chúng ta đã nhận biết ra  rằng Thiên Chúa là Tình yêu, một loại tình yêu tự do và trọn vẹn.

 

Hẳn rằng Kitô giáo đã cho thế giới một quà tặng độc nhất và độc đáo là đã đưa Tình Yêu vào trung tâm điểm của đời sống con người. Bình thường thì Tình Yêu luôn luôn hiện diện trong văn chương / văn hóa và triết học, nhưng nó lại chỉ có một giá trị tương đối giữa những cái đó với nhau mà thôi.

 

Nơi đa số những tôn giáo khác thì Tình yêu được mô tả như là một quyền lực có sức mạnh trội vượt bất thường, nhưng những quyền lực đó lại vô ngã, không có tính đặc thù cá nhân. Ngược lại, Kitô giáo đưa Thiên Chúa đặc thù / hữu ngã vào trung tâm điểm của con người và đời sống, một Thiên Chúa hiện hữu trong một nhất thể nhiệm màu có ba ngôi vị tức ba cá thể đã tạo dựng nên loài người có hình ảnh giống như Thiên Chúa.

Vậy thì chúng ta có thể nói rằng chính cấu trúc của con người hiện hữu là Tình Yêu đã được Thiên Chúa (là Tình yêu) ban cho.

 

Trọng tâm của Tình Yêu quan trọng ở chỗ là nó phát sinh ra những hiệu quả sống động là giúp chúng ta nhận biết, yêu quí, thương cảm con người nhân bản. Tình yêu đòi hỏi chúng ta phải vượt qua khỏi những giới hạn hẹp hòi của cá nhân mình để nhận biết giá trị và sự cao quí của con người. Tình Yêu  đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng Tự Do và Nhân Phẩm của tha nhân.

 

Tình Yêu giúp chúng ta khám phá ra được ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, nhận thức được sự cao quí của sự sống, bởi lẽ không phải chúng ta hay xã hội đã làm nên được cái giá trị đó mà là chính Thiên Chúa đã tạo ra.

 

ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA

 

Thông điệp Tình Yêu này bắt đầu ở khởi điểm cá nhân; nó kêu gọi ta tuân theo những giá trị của đời sống. Nhưng nó không ngừng ở cá nhân. Nó phải được lan tỏa cho tha nhân. Mỗi Kitô hữu, từng người một, được mời gọi cộng tác vào công cuộc xây dựng Cộng Đồng Kitô giáo mà trong đó họ là thành viên. Từ đó họ ảnh hưởng trên toàn thể xã hội, biến cãi xã hội trở nên tươi sáng, tạo thành một nền văn hóa phổ quát của Kitô giáo. Muối ướp mặn môi trường. Ánh sáng xua đuổi bóng tối (Lc 11: 33; Mt 5:15)

 

Đây là một nhu cầu khẩn cấp cần phải có để xây dựng cộng đồng lành mạnh, bởi vì văn hóa hiện tại hôm nay đang trở nên èo uột vì tinh thần thế tục tràn lan, chủ nghĩa tương đối và luân lý khấp khểnh đang được cổ võ khuyến khích.

 

Trong việc kiến tạo nền văn minh tình thương này, người giáo dân phải giữ một vai trò chính yếu theo đúng như tinh thần Công Đồng Vatican II. Có lẽ việc làm của giáo dân sẽ hiệu quả hơn các linh mục vì họ là dân, ở gần dân, sống với dân và hiểu dân hơn…

 

Khi chịu phép thánh tẩy, mỗi người Kitô hữu đã bắt đầu hiệp thông với Chúa Kitô và một phần trong toàn bộ hiệp thông đó là sứ mệnh đem những người khác về cùng với Chúa. Điều đó có nghĩa là giúp đỡ những người cần phải được giúp đỡ không phải chỉ vì thương hại hoặc ham nổi danh là mạnh thường quân, nhưng là để đáp ứng hình ảnh tình thương của Chúa, thấy Chúa đang đau khổ nơi những người chung quanh chúng ta.

 

Một khía cạnh nữa của văn minh tình yêu là áp dụng Phúc Âm vào những sinh hoạt của thế giới. Nghiên cứu tông thư Thiên Chúa là Tình Yêu  về vấn đề xã hội, chúng ta có thể nói là hơn một thế kỷ qua, Giáo Hội Công Giáo đã thay đổi rất nhiều cách thức lề lối phát triển kinh tế.

 

Còn nhiều điều nữa cần phải làm, nhất là ảnh hưởng phong trào toàn cầu hóa đang lên cao và  nhu cầu khẩn cấp cứu đói giảm nghèo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thật là một lập luận sai lầm khi nói rằng cần phải có chọn lựa giữa tiến bộ vật chất và giá trị đạo đức. Thực vậy, đạo đức Kitô giáo buộc chúng ta phải làm việc một cách lương thiện, công tâm và đúng luật là những điều kiện cần phải có để phát triển kinh tế một cách toàn diện. Phát triển, tiến bộ vật chất hay khoa học phải đi đôi với đạo đức.

 

Những giáo dân trong giới thương mại sẽ có rất nhiều cơ hội thuận tiện để áp dụng tài năng sở thích của mình về kinh tế và tài chánh để thay đổi thế giới.  Nếu người Kitô hữu ở cả hai ngành thương mại và quản trị hành chánh biết tự hiến, xung phong phục vụ con người thì viễn tượng toàn cầu hóa có thể trở nên tươi sáng tốt đẹp hơn nhờ có những tiêu chuẩn luân lý đạo đức Kitô giáo hướng dẫn. Làm chính trị không phải vì Danh-Quyền-Lợi cá nhân hay bè phái nhưng để thi hành bổn phận người Kitô hữu, trách nhiệm đem Tình Yêu, sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Cộng Đồng, Xã Hội, Quốc Gia và Thế Giới.

 

Chỉ biết áp dụng luật không thôi thì không đủ, bởi vì kinh nghiệm cho thấy có những người rất tinh khôn lão luyện chuyên lách luồn tránh né luật rất tài tình, dùng “lệ” để tránh “luật”, thành thử lại vi phạm chính cái tinh thần luật là luân lý đạo đức. Cũng như sự liên đới giữa chủ và thợ phải dựa trên sự tương kính và nể trọng nhân cách của tất cả mọi người đã cùng nhau hợp lực làm việc để cho công ty phát triển thành công.

 

VÌ SỰ SỐNG

 

Một áp dụng khác của văn minh tình yêu là phải cam kết phục vụ con người, có nghĩa là cho tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, giàu nghèo, khỏe mạnh hay ốm yếu tàng tật hoặc chưa sinh ra đời như là một con người có nhân vị và nhân cách như nhau.

 

Khi Đức Gioan Phaolo II diễn tả văn hóa sự chết là Ngài có ý ám chỉ cách suy tư về giá trị của sự sống; người ta chối bỏ cái đơn vị căn bản và chính yếu của đời sống gia đình với tất cả những yếu tố / điều kiện tốt đẹp của nó.

 

Cung cách suy tư này đã chính thức gây chiến, đánh lộn với sự thật, bởi vì nó tiếp tục hiện diện bằng cách chối bỏ, đôi khi dấu diếm sự thật là bản tính và nhân cách của con người.

 

Vậy thì, khi quyết định về những vấn đề như là Phá Thai hoặc Chết Êm Ái (Euthanasia), nó không đơn giản chỉ là sự bất đồng về “chọn lựa”, mà đã đi vào chính trung tâm điểm của cách suy tư về con người nhân bản và bản tính của xã hội. Hợp pháp hóa việc phá thai dưới danh nghĩa Quyền Tự Do đương nhiên sẽ dẫn đưa tới một nền văn hóa mà trong đó chính cái quyền tự do của con người bị lâm nguy và xâm phạm.

 

KẾT LUẬN:

 

Chúng ta không tìm cách để áp đặt Kitô Giáo lên xã hội, nhưng chúng ta xiển dương sự hiện diện sống động của Chúa Kitô trong xã hội qua tình liên đới giữa con người với con người. Một sứ mệnh mà tất cả mọi Kitô hữu đều được kêu gọi để tham phần cộng tác biến cải Tình Yêu, biến đổi thế giới. Một thế giới luôn luôn có Thiên Chúa hiện diện. Toàn cầu hóa sự hiện diện của Thiên Chúa.

 

Pace Island, Florida 5-6-2008

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!