Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
MỘT THẾ GIỚI HOẢNG SỢ

  

Trong lời nhắn nhủ đầu năm mới 2008, Đức Benedicto XVI đã kêu gọi mọi người hãy lấy lại HY VỌNG NƠI CHÚA KITO, bởi vì thế giới ngày nay đã suy vi và mất Niềm Tin trong cuộc sống. Ngài gọi đó là “Sự Dữ Mờ Tối”.

 

Dựa vào Thông Điệp Spe Salvi của Đức Thánh cha Biển Đức XVI, chúng ta thử tìm hiểu tại sao con người ngày nay lại không còn Hy Vọng và Tin Tưởng trong cuộc sống? Phải chăng vì người ta đã đánh mất đời sống nội tâm nên quá hoảng sợ vì những truyện viển vông trần tục?

 

THẾ GIỚI CẦN CÓ HY VỌNG

 

Ngày 2-12-2007, trong buổi xuất hiện trước công chúng nhân dịp Chúa Nhật đầu tiên Mùa Vọng, Đức Thánh Cha đã lược qua tông thư Spe Salvi và báo động: ngày nay dựa vào tinh thần khoa học hiện đại người ta đang có khuynh hướng cho rằng Hy Vọng và Niềm Tin thuộc phạm vi cá nhân.

 

Chính quan niệm đó đã lại làm cho con người mất hy vọng. Đức Thánh cha cả quyết: “Khoa học đã giúp cho đời sống con người rất nhiều điều, nhưng nó lại không thể cứu rỗi được nhân loại”.

 

Trong lời mở đầu bài nói truyện với dân thành Roma và thế giới “Urbi et Orbi” trước ngày lễ Giáng sinh, Đức Thánh cha đã gọi lễ Giáng Sinh là “Ngày đại lễ Hy Vọng, ngày Chúa Cứu Thế sinh xuống làm người”. Ngài nói thêm: “Khi con trẻ Giêsu sinh ra thì cũng là lúc mà Hy Vọng thực sự tràn đầy tâm hồn những ai đang chờ đợi Chúa”.

 

Điều đó không phải chỉ có một mình Đức thánh cha cảm nghiệm thấy và cho rằng thế giới ngày nay cần phải lấy lại Hy Vọng. Ngày 1-1-2008, tờ New York Times cũng đã đăng tải một bài nhan đề “Năm 2008, năm báo động 100%”.

 

Nhìn đầu đề bài báo, mọi người đều tưởng rằng tác giả sẽ nói về những điều cần thiết thực sự liên quan đến cuộc sống con người, nhưng lại chỉ thấy nói về những thay đổi thời tiết. Truyền thông báo chí lại chỉ chú trọng đến những báo động lạc quan nhất mà thôi. Cũng theo tác giả của bài báo thì có rất nhiều nhà báo và khoa học gia đặc biệt để ý đến thảm trạng môi trường bị ô nhiễm vì có quá nhiều thán khí. Điều này lại cho thấy là họ đã đi lạc đề quá xa. Tờ New York Times kể rằng đài khí tượng Anh Quốc ghi nhận năm 2007 là năm nóng bức nhất. Ngược lại đài BBC lại cho là năm ấm áp hơn bình thường. Có điều đặc biệt là các tờ  báo Times này đều không để ý đến hay không biết đến cái lạnh buốt ghê gớm chết người ở Nam cực với mức đá tảng cao hơn bình thường, trái ngược với tin tức đã phổ biến là ở Bắc cực mức đá tảng lại thấp hơn. 

 

SỢ HÃI VÀ SỢ HÃI

 

Sự sợ hãi đó cũng rất phổ biến trong môi trường chính trị. Tuần báo Newsweek số ra ngày 24-12-07 đã dành 4 trang để phân tích “cái sợ” mà các ứng cử viên tổng thống đã nêu ra trong cuộc vận động tranh cử. Bài báo kết luận là “có một ứng cử viên, vì không hiểu rõ những yếu tố làm cho người ta sợ nên cứ thế mà nói không cần biết thực hư ra sao nữa.” Họ nói ra như để hù dọa cho mọi người hoảng sợ thêm.

 

Trong một quyển sách mới xuất bản hồi tháng 11 năm 2007, tác giả Christopher Richard và Booker North đã nói về cái giá chúng ta phải trả cho cái sợ ghê gớm quá sức đó, đến độ người ta đã trở thành dị đoan, cho rằng sợ  đến nỗi làm chết người: “Từ bệnh bò điên (BSE) đến chuyện trái đất bị hâm nóng đã làm cho người ta sợ chết được: Tại sao chỉ vì hoảng sợ mà chúng ta lại có thể làm mất cả trái đất” (Continuum).

 

Cả hai tác giả đều công nhận là có những đe dọa thực sự. Nhưng thường thường vì dựa vào khoa học quá sơ khởi, người ta lại phóng đại nó lên rồi truyền thông báo chí thì thổi phồng những nguy hiểm, các chính trị gia thì đua nhau làm ra luật lệ này nọ tốn kém biết bao nhiêu là tiền bạc. Chẳng hạn năm 1966 khi bệnh bò điên (BSE) bộc phát, truyền thông báo chí tường thuật có cả trăm ngàn con bò chết. Một tờ báo lại đi quá xa đoán chừng cả nửa triệu con chết trong một năm. Nhưng cuối cùng tính sổ lại chính thức thì chỉ có vài trăm con chết mà thôi.

 

Trong phần kết luận của bài phân tích dày cả 500 trang về thực phẩm và những e ngại sợ hãi về môi trường trong những năm vừa qua, đã cho biết cái sợ hãi lo lắng đó một phần là vì cuộc sống con người ngày nay quá trần tục.  Một khi con người không có đời sống nội tâm và niềm tin tôn giáo, thì những giá trị cao quí của xã hội lại phụ thuộc vào  thực trạng vật chất xác thịt. Vì thế thay vì tìm kiếm những giá trị siêu nhiên tốt đẹp để thay thế cho tội lỗi và sự ác thì người ta lại khuyến khích và thích trình bày những ghê sợ nguy hiểm một cách huyền hoặc viển vông.

 

THÁI ĐỘ TIÊU CỰC

 

Có những tác giả khác khi bàn cãi về sự sợ hãi đã cho rằng nỗi hoảng sợ của thế giới ngày nay ngày càng gia tăng như nhà xã hội học Anh Quốc Frank Furedi đã báo động trong cuốn sách của ông vừa tái bản lần III năm 2005 nhan đề “Văn hóa sự sợ / Culture of Fear” (Continuum).

 

Furedi nhận đinh: cái nguy hiểm ở chỗ là chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta đang phải đối đầu với những sức mạnh ghê gớm có thể hủy diệt nhân loại như các hành tinh ở trên không bị bể ra từng mảnh rơi xuống trái đất, các vi trùng giết người rất nguy hiểm không có thuốc chữa và trái đất bị hâm nóng. Do đó đi đến chỗ là bây giờ người ta lại thích ca tụng chúc mừng các nạn nhân hơn là vinh danh những anh hùng; người ta thích khuyến khích nhau chứng tỏ mình là kẻ cần phải được an ủi, giúp đỡ và đền bù thay vì cổ động mọi người đưa ra những sáng kiến xây dựng tích cực để giúp đời.

 

Furedi còn tiếp tục đưa ra những phân tích và nhận định của ông trong một cuốn sách khác mới xuất bản sau này, năm 2005 nhan đề: “ Politics of Fear / Tính cách chính trị của sự sợ”. (Continuum). Ông cho biết: danh xưng Phe Hữu hay Phe Tả hiện không còn  thích hợp trong môi trường chính trị nữa. Thay vào đó là thái độ “Mất Niềm Tin / Đa Nghi, thuyết Tương Đối và Thích Phê Bình Chỉ Trích đã đưa đến một bầu khí chính trị mà Furedi gọi là  “Bảo Thủ Sợ Hãi”.

 

Loại bảo thủ này –ông lý luận- nó không giống như kiểu bảo thủ trước kia người ta tin tưởng vào đặc tính duy nhất và đặc thù của con người là có trí khôn và linh hồn bất tử, bảo thủ hiện thời lại bị ám ảnh bởi “tâm trạng chán đời”.  Sức chịu đựng, nguyên tắc cẩn trọng cần thiết, lối sống lý tưởng tự nhiên và theo thiên nhiên, tất cả đều cho thấy người ta đã thất vọng, chán đời, mất niềm tin, không còn tin tưởng vào ngay cả những ước nguyện và tham vọng của chính mình cũng như những kinh nghiệm thực tế đã có của con người.

 

BÓNG TỐI BAO PHỦ

 

Thêm vào những phân tích về chính trị và xã hội học như ở trên, chúng ta còn cần phải  để ý đến vấn đề thần học mà Đức Thánh cha Biển Đức XVI đã nói trong tông thư Spe Salvi gần đây của ngài. Khởi đầu tông thư Ngài đưa ra nhận xét về một đoạn trong thư thánh Phaolo gửi cho giáo đoàn Epheso nói về Hy Vong. “Các tín hữu Ephesians trước khi tiếp cận với Chúa Kito–Thánh Phao lô viết- họ là những người sống không có Hy Vọng và không có Chúa trong cuộc sống(Ephesians 2: 12). Tông thư của Đức Thánh Cha nói thêm: Các thần thánh của những người ngoại này lúc đó thì rất đáng nghi ngờ và thuộc loại thần thoại vô lý. Do đó, vì không có Chúa Kito, họ đã sống trong “một thế giới tối tăm  với một tương lai đen tối” (No 2)

 

Ngược lại, người tín hữu Kito giáo vì tin tưởng có Chúa ở bên cạnh, biết rằng đời sống của họ sẽ không kết thúc ở hư vô, cho dù họ không biết rõ ràng những chi tiết về cuộc sống đời sau của họ thế nào. Sự tin tưởng đó chắc chắn sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta và, do đó đoạn thư của thánh Phaolo –Đức Thánh cha tiếp tục diễn nghĩa- không những chỉ có tính cách giáo dục mà còn có tác dụng thay đổi lối sống của chúng ta nữa. Ngài nói:

   

-“ Ai có hy vọng thì sẽ sống một cách khác biệt; ai có hy vọng thì sẽ được phúc phần thưởng một đời sống mới”.

 

Đức Thánh cha còn cắt nghĩa:

   

-“  Cuộc khủng khoảng niềm tin trong xã hội ngày nay chính là “cuộc khủng khoảng Hy Vọng Kitô giáo” (No 17). Bức tông thư còn tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy chúng ta, nhũng người tín hữu Kito giáo hãy đối thoại với  thế giới tân kỳ ngày nay về quan niệm  Hy Vọng của Kito giáo.

 

Trong phần đối thoại này, người tín hữu Kito giáo lại “phải học hỏi thêm nữa xem sự hy vọng của mình thực sự gồm có những gì, họ phải chia sẻ và không thể chia sẻ được  những gì với thế giới” (No 22). Về phần xã hội đương thời hiện tại, họ cũng cần phải xét lại xem sự tin tưởng của họ vào những tiến bộ khoa học và tiến bộ vật chất mà họ cho là không còn chỗ nào có thể chê được nữa, thực chất nó là thế nào. Đức Thánh Cha đã không phủ nhận những tiến bộ đó, nhưng ngài cho rằng nó vẫn còn mơ hồ.

 

TIẾN BỘ KHOA HỌC

 

Đức Thánh Cha nhận xét: “Không còn nghi ngờ gì nữa, tiến bộ của khoa học đã cho chúng ta những khả thi mới đem lại điều thiện, nhưng đồng thời nó cũng mở ra những khả thi khác tạo nên tội ác, những cái mà trước kia không thấy có”.

 

 Đức Biển Đức tiếp tục nói:

 

-“Tiến bộ cũng cần phải đi đôi với luân lý đạo đức, và nếu nó tạo ra được niềm tin thì nó cũng có thể phân biệt được giữa Thiện và Ác”.

 

Tông thư cũng không phủ nhận tiến bộ khoa học và tiến bộ vật chất. Thực vậy, Đức Thánh Cha công nhận cần phải có “hy vọng vào những tiến bộ khoa học dù nhiều hay ít để giúp chúng ta tiếp tục sống qua ngày”.(No 31). Tuy nhiên, tông thư cho biết những hy vọng này không đủ nếu không có một “Hy Vọng Vĩ Đại và thiết yếu” là Thiên Chúa.

 

KẾT LUẬN:

 

Đức Thánh Cha kết luận:

   

-“Thiên Chúa là nền tảng của Hy Vọng: Không có bất cứ một thần linh nào khác ngoài Thiên Chúa, đấng có diện mạo loài người và là đấng yêu thương chúng ta, mỗi một người chúng ta và toàn thể nhân loại cho đến phút chót và đời đời”.

 

Đức thánh Cha nhận xét xa hơn nữa:

   

-“Một thế giới mà không có Thiên Chúa là một thế giới không có Hy Vọng. Lúc đó chúng ta sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi đứng trước một xã hội tân tiến hiện đại nhưng tràn ngập sợ hãi. Cùng với khoa học, nhân loại cần phải lấy lại niềm tin vào Thiên Chúa cho dù chỉ để làm lành những vết thương, hàn gắn lại những đổ nát tinh thần và sửa chữa những căn nguyên đã gây nên sợ hãi cũng được rồi”.

 

Pace Island, Florida 3 Feb. 2008

Nguyễn Tiến Cảnh

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!