Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Mừng đời sống mới, nhớ lại cuộc sống cũ (Tuần I Mùa Chay)
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ YÊU NGƯỜI?
CÔNG BẰNG VÀ PHÚC LỢI
TỘI NÀO THIÊN CHÚA KHÔNG THA?
THIÊN CHÚA ĐÃ XUỐNG TRẦN
CHUẨN BỊ CHÚA ĐANG ĐẾN GẦN KỀ (CHÚA NHẬT IV MV)
LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC LÀ THIÊN CHÚA ĐANG NÓI VỚI TÔI
ĐI ĐÚNG ĐƯỜNG VÀ ĐÚNG HƯỚNG
CHÚA GIÊSU LÀ VUA VŨ TRỤ
NGÀY CHÚA ĐANG ĐẾN
GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐÓNG GÓP
LỄ HALLOWEEN VÀ LỄ CÁC THÁNH
CÁI KHÔN NÀO GIÚP TA VÀO ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
LÒNG CHUNG THỦY VỢ CHỒNG
ÍCH KỶ HAY GHEN TỴ
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
“GHÉT BỎ CHA MẸ, ANH CHỊ EM…..”

 

 “Nếu ai đến với Ta mà không ghét bỏ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em mình…thì không thể là môn đệ Ta được…” (Lc 14:25-33) 

Đoạn Phúc Âm này đại khái cũng giống như bài Phúc Âm ngày Chúa Nhật XX thường niên đã làm chúng ta suy nghĩ không ít. “Các con đừng tưởng Thày đến để đem bình an cho thế gian? Không phải vậy đâu. Thày đến để đem chia rẽ (Lc 12:49-53)….và gươm giáo (Mt. 10:34). 

Cả hai bài Phúc Âm thoạt nghe thấy có vẻ nghịch lý, ngược đời và bất thường, ai cũng phải thắc mắc không hiểu Chúa muốn nói gì. Thực ra chúng ta phải hiểu những câu nói đó một cách đặc biệt, khác với sự hiểu biết của người thường trần tục. Làm sao có thể chấp nhận “phải ghét bỏ cha mẹ, anh chị em mình, vác thánh giá và theo Ta thì mới xứng đáng là môn đệ Ta…” Vậy thì Chúa khó có thể kiếm ra được môn đệ? Nhưng Chúa đã có môn đệ. Không kể 12 môn đệ tông đồ, Chúa còn có vô vàn đệ tử khác là các thánh tử đạo đã xả thân chết ví Chúa bằng đủ mọi cách trong suốt chiều dài lịch sử.

Chúng ta thử suy niệm câu nói này xem ý Chúa thế nào?

Thực sự, lời Phúc Âm đôi khi như có vẻ khiêu khích, chọc giận cả người đọc lẫn người nghe, nhưng nó không bao giờ ngược nghĩa đâu, thưa quí bạn. Cũng như ở một chỗ khác trong Tin Mừng thánh Luca, Chúa rõ ràng đã nhấn mạnh đến bổn phận con cái phải hiếu thảo và kính trọng cha mẹ (Lc 18:20); đối với vợ chồng thì một khi đã thề hứa kết hôn với nhau là đã trở nên cùng một xương một thịt với nhau, và loài người không ai có quyền phân chia / ngăn cách những gì mà Thiên Chúa đã kết hợp. Vậy thì làm sao Chúa lại có thể biểu ta phải ghét  bỏ cha ghét bỏ mẹ, vợ  chồng bỏ nhau, ruồng rẫy con cái anh chị em ? 

Đây chính là phần cốt lõi của vấn đề chúng ta phải để ý. Ngôn ngữ Hebrew / Do Thái không có sự so sánh. Chẳng hạn, người Hebrew không nói yêu hay thích cái này “hơn” hoặc “kém” cái kia. Họ chỉ có thể nói đơn giản là “yêu” hoặc “ghét” mà thôi. Vậy thì trong câu nói “Nếu ai theo Ta mà không ghét cha mẹ mình…” phải được hiểu là “Nếu ai theo Ta mà không yêu Ta hơn cha mẹ mình….”  Tương tự như vậy chúng ta cũng phải hiểu câu Chúa nói trong Tin Mừng thánh Mathew theo cùng một kiểu mạch văn và ý nghĩa như vậy: “Bất cứ ai yêu cha mẹ mình hơn yêu Ta thì không xứng đáng với Ta (Mt.10:37). 

Như vậy có người lại nói phải chăng Chúa ghen tị, ganh đua yêu thương với người trần, kiểu yêu cạnh tranh hay sao? Sai lầm vô cùng nếu ta cho rằng tình yêu của Chúa thuộc loại tình yêu cạnh tranh, so sánh với loại tình yêu của con người như tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em…Chắc chắn Chúa Kitô không phải là đối thủ với bất cứ ai về phương diện tình yêu và Người cũng chẳng cần ganh ghét tỵ hiềm với bất cứ ai về tình yêu. Chúa Kitô là siêu việt.  Chính Chúa là TÌNH YÊU mà.

Nếu ai đã có dịp đọc kịch bản (hoặc coi phim) The Satin Slipper của Paul Claudel thì biết, nữ diễn viên chính là một Kitô hữu rất nhiệt tình và mộ đạo đã phải thú nhận và thốt lên lời rằng không thể hiểu được tại sao nàng lại yêu anh chàng Rodrigo say đắm đến độ cuồng nhiệt như vậy. Phải chăng tình yêu giữa đôi trai gái này là hoàn toàn tự nhiên và tự do thoải mái? Đúng vậy, Chúa đâu có ghen tương với ai nhỉ ? Chính thiên thần hộ mạng của nàng đã trả lời: “Làm sao mà Chúa lại có thể ganh tỵ với cái mà chính Chúa đã tạo dựng nên?” (Hoạt cảnh 3, màn 8). Trong câu truyện tình Romeo và Juliette, hai cô cậu yêu nhau đắm đuối mê mẩn đến độ đã chết cho nhau, ai mà ngăn cản được nhỉ?

Tình yêu Chúa không những không thể loại bỏ tình yêu tha nhân, mà trái lại còn thúc đẩy thăng tiến và khuyến khích hỗ trợ. Chúa đã chẳng nói với các thánh tông đồ là “Các con hãy thương yêu nhau, yêu tha nhân như chính mình vậy”  đấy sao (Mt.22:39). Đúng thế, ở trong Chúa, mọi tình yêu thực đều có nền tảng và tìm kiếm ra được sự hỗ trợ và ơn sủng cần thiết để triển nở và bộc phát, biểu hiện toàn diện. Đây chính là ý nghĩa của “tình trạng ân sủng” mà bí tích hôn phối đã ban giúp cho những cặp vợ chồng Kitô hữu. Vói ơn sủng đó, Tình Yêu vợ chồng được bảo đảm bền vững lâu dài và được Chúa hướng dẫn bằng chính tình yêu mà Chúa đã ban tặng cho Giáo Hội của Người.

Chúa Kitô không bao giờ hướng dẫn ai đi lầm đường lạc lối, khiến họ phải thất vọng. Người đòi hỏi tất cả mọi sự bởi vì Người muốn cho tất cả mọi sự. Đúng vậy, Người đã và đang cho chúng ta tất cả mọi sự.  Nói vậy có người sẽ đặt câu hỏi: Con người này –sống cách đây cả hơn 20 thế kỷ trong một góc trời tăm tối xa lạ- lấy quyền gì mà đòi hỏi mọi người phải có được cái tình yêu tuyệt đối ấy? Chúng ta  chẳng cần cầu kỳ phải nhìn về quá khứ xa vời cổ xưa như vậy để tìm cho ra câu trả lời. Hãy nhìn vào chính cuộc sống của Người ở trần gian trong lịch sử thì sẽ rõ. Tiên khởi Người đã ban cho loài người tất cả mọi sự,  chính cả mạng sống của Người. “Thiên Chúa, vì yêu thương ta, đã ban cho loài người chính mạng sống của Người” (Ep 5:2). 

Trong cùng một đoạn Tin Mừng Phúc Âm nói trên, Chúa Kitô đã nhắc nhở chúng ta về một điểm là tiêu chuẩn cùng đích và là đặc tính của Tình Yêu đích thực: “Hãy vác Thánh Giá của mình.……”. Vác thánh giá của mình không có nghĩa là chúng ta phải đi tìm đau khổ. 

Chính Chúa Giêsu cũng không đi tìm kiếm cho ra thánh giá của Chúa. Chúa đã vâng lời Thiên Chúa Cha chấp nhận gánh nặng mà loài người đã đặt trên vai Người; nhờ sự vâng lời đó, tình yêu đã biến đổi nó từ những đau khổ cực hình thành những dấu chỉ của ơn cứu chuộc và khải hoàn vinh quang.

Chúa Giêsu không đến để làm cho thánh giá của con người chúng ta trở nên nặng nề hơn, nhưng làm cho nó có một ý nghĩa. “Bất cứ ai đi tìm kiếm Chúa Giêsu mà không vác thánh giá thì sẽ thấy thánh giá mà không thấy Chúa Giêsu”. Nói một cách khác, người đó chắc chắn sẽ tìm thấy thánh giá nhưng không có được sức mạnh để vác thánh giá đó. 

KẾT LUẬN: Thiên Chúa là Tình yêu. Có Chúa ta sẽ có Tình yêu. Có Tình yêu thì ta sẽ có sức mạnh vượt qua mọi trở ngại tiến tới toàn thắng vinh quang hạnh phúc thật.  Phải chăng đó là ý nghĩa và cái giá của hai tiếng Tông Đồ / Môn đệ mà Chúa Kitô đã nhắc đến trong Tin Mừng Thánh sử Luca và Mathew? Cuộc đời người Kitô hữu là cả một chuỗi dài năm tháng liên lỉ gắng bước tới mục đích đỉnh của Môn ĐệTình Yêu. 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

15-9-07               

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!