Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CÁC ANH NÓI THẦY LÀ AI?


CHÚA NHẬT XXIV B THƯỜNG NIÊN

Is 50:5-9; Gc 2:14-18; Mc 8:27-35

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 8:27-35) nói về căn tính, mục đích và sứ vụ của Chúa Giesu. Đây là trọng điểm của Tin Mừng Macco với phép lạ Chúa chữa sáng mắt người mù ở Bethsaida.

Phép lạ chữa sáng mắt này là cơ hội để Phero tuyên xưng niềm tin và nhớ lại khoảnh khắc huy hoàng lúc Chúa biến hình. Bản tính của chúa Giesu giờ đây đang từ từ biểu lộ cho các tông đồ. Sự “tối đạ” của các ông đã được chữa lành, nhưng các ông vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa những điều các ông trông thấy. Từ đó, Macco đã dẫn đưa đến việc Chúa bị đóng đanh trên thập giá, chủ đích của sứ vụ Thiên Chúa.

 

CÁC ANH NÓI THẦY LÀ AI?

Phải chăng đây là “khúc quanh” của sứ vụ công khai của chúa Giesu trong câu chuyện Macco? Theo khảo cổ, vùng Caesarea Philippi nay gọi là Paneion (Paneas/Panias) tức thần Pan Hy Lạp. Ở đây bạo động, sắc dục càng phóng đãng, tung hoành, càng tỏ lộ sự tôn vinh thần Pan Hy Lạp lên cao.

Thời Chúa Giesu, thờ ngẫu tượng rất phồn thịnh ở một đền thờ như vầy tại biên giới phía Bắc Israel và Syria dưới chân núi Hermon. Vùng Caesare Philippi là một phần của cuộc hành trình dài của chúa Giesu và các môn đệ từ những vùng quen thuộc lân cận.

 Vùng Caesarea Philippi được lập nên bởi Philip, thuộc chi họ Herode. Thành này đã có lúc là trại lính của quân đội La Mã. Nơi đây chính là trung tâm thờ ngẫu tượng, thờ thần Hy Lạp Pan của dân ngoại. Chính tại đây Chúa Giesu đã hỏi các môn đệ xem dân chúng biết gì về Người, coi hành động của Người thế nào, nghĩ Người là ai? Câu hỏi của Chúa đã khiến các ông nhớ lại những lời đồn đãi, bàn tán, những câu chuyện về Chúa Giesu được trao đổi nơi dân chúng sống quanh vùng sông hồ, giữa đám thuyền chài dọc bờ biển Galilee. Chúa Giesu đã biết phần nào những điều đó, nhất là thái độ xúc phạm của dân thành Nazareth, quê hương Người, nhưng Người vẫn hỏi.

Để trả lời Chúa, các môn đệ đã kê ra cả danh sách những danh hiệu mà dân chúng gán cho Chúa. Những danh hiệu này nói lên những mong đợi khác nhau của họ về Chúa Giesu. Người nói Chúa là Elijah, đang gây dựng quyền lực. Người cho Chúa là một Jeremiah hùng mạnh, đang tập trung vào cuộc sống nội tâm.

Chúa Giesu còn đi xa hơn và hỏi trực tiếp các ông: “Còn các anh nói thầy là ai?” Phero liền trả lời: “Thầy là đức Kito”, Thiên Chúa thật và duy nhất. Chúa Giesu chấp nhận danh hiệu ấy, nhưng Người cấm các ông không được nói với bất cứ ai để tránh hiểu lầm hoặc lẫn lộn với ý nghĩa của danh hiệu này vào thời đó. Đoạn chúa Giesu tiếp tục nói một cách bóng bảy về mình, là Con Người sẽ phải chịu cực hình, bị chối bỏ, chết và sẽ sống lại.

 

ĐẤNG THIÊN SAI TRONG DO THÁI GIÁO

Phero nói Chúa là đấng “Kito”, tức đấng “Thiên Sai”. Quan niệm về đấng Thiên Sai trong Do Thái Giáo không phải là một quan niệm đơn giản. Ý tưởng “Đấng Thiên Sai” tức người được xức dầu là một ông vua chính thống giòng dõi David. Nhưng ở thời kỳ Maccabae (163-63 B.C.) Phúc Âm Hy Lạp của 12 tổ phụ cho thấy người ta tin tưởng vào một Đấng Thiên Sai đến từ chi họ Levi, trong đó có gia đình Maccabae. Các cảo bản biển chết cho thấy có nhiều ý tưởng khác nhau về chức thiên sai trong Israel như Thiên sai tư tếThiên sai giáo dân, một loại thiên sai/tiên tri như Maisen (Dnl 18:18-19) cũng là một ngôi sao sáng đến từ giòng Jacob (Ds 23:15-17); cũng có Thiên Sai David. Melchizedek cũng là một nhân vật giải phóng nhưng không gọi là Thiên Sai. 

Tuyên xưng Chúa Giesu là đấng Thiên Sai tức tuyên bố một trọng tội. Đó là cớ mà kẻ thù của Chúa đang chờ đợi để có lý do hại người. Đó là một tội mà nhiều kẻ ghét Chúa ghi thêm vào danh sách trọng tội để giết Chúa. Nhưng Người không thuộc loại thiên sai chính trị ấy.

 

SỨ VỤ CỦA CHÚA GIESU Ở THỜI ĐẠI NGÀY NAY 

Phấn đấu để xác dịnh danh tính và sứ vụ Thiên Sai của Chúa Giesu ngày nay vẫn còn phải được tiếp tục. Có người quan niệm mỗi Kito hữu và toàn thể Giáo Hội phải là hình ảnh của Elijah, công khai đối đầu với những chế độ, định chế và luật lệ bất công. Đọc sách Các Vua 1 chương 17 và 21 sẽ thấy sức chịu đựng của Elijah. Bạo động thường không đem lại kết quả hòa bình và công lý, nhưng không có nghĩa là chẳng làm gì cả, cứ yên lặng chấp nhận bất công xã hội.  Cần phải nói và hành động trong hòa bình để chống lại đàn áp bất công. Có người nói -theo kiểu Jeremiah- những chuyện đó không phải là việc của Giáo Hội, của tôn giáo. Tin, đúng ra là chuyện cá nhân nhưng nó không thể chỉ giữ kỹ cho riêng mình. Đức Tin phải biểu lộ qua lời nói và hành động, bằng không là đức tin chết (Gc 2:17; 1Ga 3:17). Đèn thắp sáng phải để trên đế cao hầu soi sáng cho cả nhà và đánh tan bóng tối, không ai lại để dưới gầm giường (Mt 5:15-16). Kiểu nói “Tôi không làm chính trị, tôi không biết ăn nói…” là trốn tránh trách nhiệm, hèn nhát, một hình thức chủ bại, tự lừa dối mình và ru ngủ người khác.

Chúa Giesu đã hỏi thẳng với các môn đệ: “Còn các anh, các anh gọi thầy là ai?” Phero đã trả lời Chúa: “Thầy là đấng Kito, Con Một Thiên Chúa”. Câu trả lời bùng ra một cách mạnh dạn và cương quyết, biểu lộ một quan niệm rõ ràng liên hệ đến cả hai ý tưởng trên, vượt qua cả chính con người các ông. Phero đã không trả lời: Thưa thầy, con không biết hoặc con không biết ăn nói… để né tránh, chạy trốn nhiệm vụ. Mục tử thì phải dấn thân vào với xã hội, cộng đồng và cả đời sống cá nhân từng người một cách toàn diện và trọn vẹn, cân bằng giữa công và tư, không nhập nhằng giữa trái và phải, giữa công lý / sự thật và tội ác / bất công. Câu Phero trả lời là thước đo giá trị của người môn đệ. Mỗi người tùy địa vị, khi đến vùng Caesare Philippi đều phải trả lời câu hỏi của Chúa Giesu: “Còn ông bà /anh chị gọi thầy là ai?”

 

CHÍNH KIẾN CỦA CHÚA GIESU

Khi chúng ta tiếp tục trả lời câu hỏi của Chúa: “Các anh gọi Thầy là ai?” thì nên nhớ lại một số dữ kiện thực tế về giáo huấn, sinh hoạt, căn tính và sứ vụ của Chúa Giesu, vì đó là nền tảng cho một Giáo Hội trong thế giới ngày nay, thế giới tân phúc âm hóa.

 1*Chúa Giesu sinh ra thuộc chi họ chính trị ở Judah, nhưng không phải chi họ tư tế Levi, cũng không thuộc gia đình tư tế Zaddok. Chúa không phải là một chính trị gia.

 2*Tuy nhiên, chúa Giesu có một ý thức chính trị rất sắc bén. Sứ vụ trần gian của Chúa không phải là chuyện cá nhân của Chúa, biệt lập và không liên quan tới chính trị.

 3*Chính Chúa Giesu đã thiết lập trung tâm sứ vụ tại Capernaum chứ không phải ở Qumran trong sa mạc hay một làng xa xôi hẻo lánh cách biệt khỏi nơi đô hội. Capernaum ở phía Tây Bắc bờ biển Galilee có một sa lộ chính đông người qua lại, giao thông nhộn nhịp, có người thu thuế, có tiếp cận sinh hoạt với các quan đội trưởng La Mã. Chúa có mặt thường xuyên tại Capernaum chứ không ở Jerusalem.

 4*Chúa luôn luôn gắn bó với những người dơ dáy cùi hủi, bệnh hoạn, hấp hối, với những kẻ tội lỗi, những người sống bên lề xã hội. Chúa đem công lý Phúc Âm áp dụng vào thực tế cuộc sống của Người để tuyên bố Tám Mối Phúc Thật. Nhân đức thực là phải có nối kết, liên hệ mật thiết với những kẻ bệnh hoạn, tật nguyền, những kẻ nghèo khó đói khổ. Nhưng Người cũng không quên những người khác. Người ngồi ăn với cả những kẻ giàu sang quyền thế lẫn những kẻ nghèo hèn bị áp bức. Người làm bạn với những kẻ tội lỗi và khốn cùng, nhưng không bao giờ đồng hóa với họ, trái lại người khuyên can họ thay đổi cách sống. Người dạy chúng ta phải “hòa đồng với dân, đồng lao cộng khổ với họ” để cải hóa họ. Đoàn kết thân thiện với những kẻ dơ dáy, bất chính và tội lỗi để cải hóa họ, cứu rỗi họ.

 5*Chúa Giesu không giảng dạy về vương quốc chính trị David mà là vương quốc Thiên Chúa. Người lôi cuốn mọi người đi theo viễn kiến của người về Nước Trời. Trong suốt 30 năm ở dương thế, Người chỉ cố gắng hoàn thành hy vọng của Israel. Tin Mừng của Người tối hậu vẫn là Tình Yêu. Không như nhiều người tưởng, Chúa Giesu không phải là nhà cách mạng xã hội. Nhưng Người lột mặt nạ mọi bất công và đối đầu với chúng bằng tình thương. Người làm nổi bật cảnh bất công qua những dụ ngôn, không phải để kết án nhưng để nói lên cái nhiệt tình, chân thật và bển gan của những người công chính để làm gương cho những ai muốn sống vì tình thương. Cũng vậy, những kẻ sống trên bất công sẽ không làm lỗi nữa nếu họ nhận biết -qua chúa Giesu và những kẻ theo Người- hối cải là căn bản và cần thiết cho cuộc sống công bằng và công chính.

 

MÔN ĐỆ CỦA CHÚA: HÃY QUÊN MÌNH, VÁC THÁNH GIÁ THEO TA

Macco đã kết thúc bài Tin Mừng bằng lời Chúa: “Ai muốn làm môn đệ của ta hãy từ bỏ mình, vác thánh giá mình và theo ta. Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, ai liều mất mạng sống mình vì ta và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” (Mc 8:34-35).

Đây là một thách đố tối hậu cho những ai tin vào trách nhiệm đích thực của người môn đệ với những cam kết từ bỏ cá nhân mình, chấp nhận đau thương khổ ải và những bất trắc của Thánh Giá, và cả chính mạng sống mình. Con đường Thánh Giá không phải cho một mình Chúa Giesu nhưng cho tất cả những ai đã một lần tuyên xưng quyết bước theo Chúa. Có thể có những thắng lợi vinh quang hứa hẹn ở trước mặt, nhưng chỉ cho những kẻ dám đứng thẳng, vác thánh giá mà đi. Nếu Phero hay ai đó từ chối đòi hỏi này, thì họ đứng về phía Satan. Bám vào cuộc sống trần gian, dựa vào sung sướng vinh quang vật chất mà chối bỏ chúa Kito thì mọi sự sẽ trở thành vô nghĩa. Nhưng sống trong đau khổ của Chúa Kito -dù mạng sống cát bụi, vật chất có tan nát- nhưng sẽ có đời sống vĩnh cửu và vinh quang trọn vẹn.

Câu chuyện thời sự nóng bỏng dù đã xẩy ra từ hơn 7 năm nay những vẫn còn vang vọng mãi mãi. Bà Kim Davis là thư ký tòa án quận Rowan, tiểu bang Kentucky đã từ chối không cấp giấy hôn thú cho một cặp đồng tình luyến ái, lý do vì niềm tin tôn giáo, Thiên Chúa không muốn vậy. Bà không nghe lời Tòa án tối cao, vì tòa án không phải là Thiên Chúa. Bà đã bị bỏ tù, nhưng sau một tuần lễ vì áp lực dư luận, ngày 8-9-15 quan tòa buộc phải tha bà. Bà tuyên bố: “Tôi chỉ muốn vinh danh Thiên Chúa…. I just want to give God the glory. His people have rallied and you are strong people.”

Là người Công Giáo, chúng ta nghĩ sao?

Fleming Island, Florida

Sept 9, 2021

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!