Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NHÂN TÍNH VÀ THIÊN TÍNH CỦA MẸ

 ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI

Kh11:19a;12:1-6a,10a; Tv 45;1Cr15:20-26;Lc 1:39-56

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Đồng Trinh Hồn Xác Lên Trờii vào ngày 15 tháng 8 hàng năm. Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là dấu chỉ an ủi và hy vọng của chúng ta. Nhìn lên Mẹ thấy muôn thiên thần ca hát vui mừng, cuộc sống loài người như nở hoa để vươn tới một viễn tượng hạnh phúc vĩnh cửu. Chết không phải là hết mà là bước vào một cuộc sống mới không bao giờ chết. Chúng ta là nghĩa tử của đức Giesu và Mẹ Maria, chúng ta cũng được thông phần nhờ những ân huệ Chúa ban qua đức Maria. Đức Mẹ không phải là một người bình thường. Vậy Đức Mẹ khác người thường thế nào?

ĐỨC MẸ KHÔNG VƯỚNG TỘI TỔ TÔNG 

Người Công Giáo tin Đức Mẹ Lên Trời, đồng thời cũng tin Mẹ sinh ra không vướng tội tổ tông. Đức Maria không mắc tội là do ân huệ đặc biệt Chúa ban, do đó Mẹ cũng không bị ảnh hưởng bởi những hậu quả của tội. Chúng ta tin rằng vì sự vâng lời và lòng trung thành của Đức Mẹ nên vào cuối đời, Mẹ đã được Thiên Chúa đem cả hồn lẫn xác lên thiên đàng hưởng phúc vinh quang.

 LỊCH SỬ XÁC ĐỨC MẸ LÊN TRỜI 

Ở Giáo Hội sơ khai, trong nhiều thế kỷ, không thấy có giáo phụ nào nhắc tới việc Đức Mẹ hồn xác lên trời. Irenaeus, Jerome, Augustine, Ambrose và nhiều giáo phụ khác cũng không đả động gì về vấn đề này cả. Trong bài viết vào năm 377, giáo phụ Epiphanius còn quả quyết là chẳng ai biết Mẹ Maria chết ngày nào. 

Thế rồi, vào đầu thế kỷ V, lễ Đức Mẹ Lên Trời được mừng ở Syria. Thế kỷ V và VI, các ngụy thư cho thấy Giáo Hội đã bỏ ý nghĩ là xác Mẹ Thiên Chúa còn nằm trong mồ. Vào thế kỷ VI thì lễ được mừng ở Jerusalem và có lẽ ở cả Alexandria. 

Các bản cảo chính thức tham khảo Lễ Mẹ Lên Trời đều của những tác giả sống từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII. Trong những bài giảng của các thánh Andrew đảo Crete, thánh Gioan Damascene, thánh Modestus thành Jerusalem và nhiều thánh khác đều có nhắc đến lễ này. Ở Tây phương thì thánh Gregory thành Tours là người đầu tiên nói đến lễ này. Ngài sống ở thế kỷ VI, còn thánh Gioan Damascene ở thế kỷ VIII. 

Vào thế kỷ IX, lễ Mẹ lên Trời được mừng ở Y Pha Nho. Từ thế kỷ X đến XII thì không thấy bàn cãi gì nữa về việc mừng lễ này ở Giáo Hội Tây Phương. Thế kỷ XII thì lễ được mừng tại chính Roma và Pháp. 

Từ thế kỷ XIII đến nay thì hiển nhiên không còn bàn cãi gì nữa; trên khắp Giáo Hội hoàn vũ người ta tin là Mẹ đã lên trời cả Hồn và Xác. Năm 1950 Đức Pio XII ra luật bất khả ngộ bằng tông thư Munificentissimus Deus: “Mẹ Maria, đã có trọn vẹn cuộc sống trần thế, đã được lên Trời vinh hiển cả hồn lẫn xác.”

 ĐỨC MẸ LÊN TRỜI HAY ĐỨC MẸ NGỦ? 

Có một thời người ta tin rằng Mẹ Maria không chết mà chỉ ngủ giấc ngủ ngàn thu. Vậy thì Đức Mẹ lên trời hay Đức Mẹ ngủ? Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Mẹ Lên Trời vào ngày 15 tháng 8; Chính Thống Giáo Đông Phương và Công Giáo Đông Phương mừng lễ Đức Mẹ Thiên Chúa Ngủ cũng đâu đó cùng ngày. Chính Thống Giáo tin rằng Đức Mẹ chết tự nhiên và linh hồn được Chúa Kito nhận lúc Mẹ chết; xác Mẹ đã sống lại sau ba ngày và được đem về Trời hưởng phúc phục sinh hoàn toàn. Mộ mẹ thấy trống  vào ngày thứ ba. Ngày nay mọi người có thể viếng mộ Mẹ Trinh Nữ Chính Thống Giáo ở Jerusalem, gần ngôi thánh đường chung của mọi quốc gia và vườn Gethsemane.

 DẤU CHỈ NƯỚC TRỜI      

Người phụ nữ mặc áo mặt trời” được mô tả trong sách Khải Huyền (Kh 11:19a; 12:1-6a, 10) là dấu chỉ nước trời, cho thấy bà “có thai… đang kêu la đau đớn vì sắp sinh con” (12:2). Vì như Chúa Kito phục sinh đã về trời luôn luôn mang những vết thương cứu chuộc do sự chết, thì Mẹ Người cũng đời đời mang “đau khổ” và “quằn quại  để sinh con”(12:2). Chúng ta có thể nói rằng Mẹ Maria, như là một ‘Eva mới’ sẽ tiếp tục sinh ra con người mới xuyên suốt thế hệ này qua thế hệ khác, “được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa để sống thật sự công chính và thánh thiện” (Ep 4:24). Đó là hình ảnh thời cánh chung của Giáo Hội, hiện diện và sống động nơi Đức Mẹ Maria đồng trinh.

 NẾU CHÚA KITO KHÔNG SỐNG LẠI…. 

Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Corinto (1Cr 15:20-26) đã đề cập đến vấn đề là họ không tin xác loài người sống lại (c.12) vì lẽ họ không thể tưởng tượng được làm sao xác người đã chết mà có thể sống lại và hiện hữu (c.35). Thánh Phaolo đã quả quyết cả việc thể xác sống lại lẫn chuyện tương lai của nó.  Câu trả lời của ngài đi theo 3 tiến trình: Ngài nhắc lại những “giảng huấn loan tin” căn bản về việc Chúa Giêsu phục sinh (15:1-11), chứng minh việc từ chối xác loài người sống lại là mâu thuẫn và không đúng lý luận (c.12-34), và cách thức kẻ chết sống lại dưới khía cạnh thần học (c.35-58). 

Không công nhận xác loài người sống lại (15:12) là lý luận mâu thuẫn và bất nhất.  Lý luận căn bản đã được nhắc lại 2 lần, là nếu xác loài người không sống lại thì chính Chúa Giêsu cũng không sống lại. Do dó hậu quả mà các tín hữu Corinto lãnh chịu sẽ rất trầm trọng: Cả hai việc ‘Tội lỗi được tha thứ và ơn cứu chuộc’ trở thành mây khói. Niềm tin của họ chẳng cứu được họ, nếu Chúa Kito không sống lại. 

Việc chúa Kito toàn thắng sự chết do tội Adong đã đi vào lịch sử nhân loại, nay rực sáng nơi Đức Maria trên thiên đàng. Chính chúa Kito, một Adong “mới”, là người đã chinh phục sự chết, tự hiến mình hy sinh trên thập giá ở núi Calvary vì vâng lời Chúa Cha. Bằng cách đó, Người đã cứu chúng ta khỏi nô lệ tội lỗi và ác quỉ. Nhờ Mẹ Maria khải hoàn toàn thắng, Giáo Hội tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ được Thiên Chúa Cha chọn làm mẹ thực sự của con độc sanh của Thiên Chúa, khiến Mẹ trở thành đồng công cứu chuộc nhân loại.

 QUYỀN NĂNG THIÊN CHÚA VƯỢT SỨC CON NGƯỜI

Bài phúc Âm hôm nay theo Luca (Lc 1: 39-56) kể lại câu chuyện rất đặc biệt của 2 người phụ nữ chia sẻ với nhau về niềm tin, hy vọng và hạnh phúc khi họ chuẩn bị làm mẹ. Đây là cơ hội để hai người chúc mừng nhau,  một người đã luống tuổi và hiếm muộn là Elizabeth và một người là vị hôn thê,  một trinh nữ trẻ đẹp tên Maria. Câu chuyện nói về quyền năng của Thiên Chúa vượt sức con người. Thiên Chúa có thể tạo ra sự sống, bằng cách cho phép những bà già hiếm muộn sinh con (Lc 1:36-37; Kn 21:1-3) và làm cho kẻ chết sống lại (Lc 7:14-16; Ga 1:43-44). Hành động Mẹ Maria vội vã lên đường đi về miền núi đồi xứ Giudea là một biểu tượng Nước Trời sắp đến. 

Mẹ Maria là khuôn mẫu cho mỗi người chúng ta, việc Mẹ về trời nhắc nhở chúng taanh và tôi đều có quyền hy vọng. Điều xẩy ra cho người con gái đồng trinh thành Nazareth vào cuối đời nơi dương thế cũng có thể xẩy ra cho mỗi người chúng ta nếu chúng ta có lòng tin, trung thành và biết vâng lời như Mẹ Maria. 

Nơi thiên đàng, mẹ Maria hướng dẫn cho chúng ta cách gặp Chúa, biết cách sống và biết đường tìm về thiên quốc. Mẹ chỉ cho những con của mẹ đã chịu phép thánh tẩy trong chúa Kito và tất cả những ai lòng thành. Mẹ mở rộng những cách thức đó cho các trẻ thơ bé nhỏ và người nghèo khó, những kẻ biết mở rộng lòng mình đón nhận tình Chúa thương xót. Nữ Vương Thế Giới biểu dương cho từng cá nhân, từng quốc gia, sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, dẹp tan những kẻ kiêu căng, hạ bệ những kẻ quyền thế, nâng cao những kẻ khiêm nhường, cho no đầy những ai đói nghèo và làm tay trắng những kẻ giầu sang (Lc. 1: 51-53).

 BA GIAI ĐOẠN CỦA MẸ MARIA 

Chúng ta mừng ba giai đoạn lớn của cuộc đời mẹ Maria, giống như cuộc đời của tất cả chúng ta. Khi Đức Pio IX tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1854 với sắc chỉ “Ineffabilis Deus”, ngài dẫn chứng rõ ràng bằng câu chuyện Phúc Âm thánh Luca nói về thiên thần Gabriel truyền tin cho Mẹ Maria (Lc 1:26-38). Sứ thần chào Mẹ: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”. Câu này phải được hiểu là Mẹ Maria luôn luôn tinh tuyền, không bao giờ nhiễm tội lỗi. Thiên Chúa đã hiện diện và hoạt động trong Mẹ ngay từ những giây phút khởi đầu sự sống. Ơn sủng của Chúa thì to lớn hơn cả tội lỗi, quyền lực đó bao chùm vượt qua cả tội lỗi và sự chết. Nhờ vô nhiễm nguyên tội, Mẹ Maria được kêu gọi lãnh  sứ mệnh đặc biệt. 

Giai đoạn hai là nhập thể. Qua việc Mẹ Maria sinh ra chúa Giesu mà còn đồng trinh thì chúng ta phải hiểu là quyền năng Thiên Chúa cũng đã  hoạt động trong cuộc sống của chúng ta. Câu trả lời của chúng ta cho giai đoạn này là phải khiêm tốn, công nhận, biết ơn, cởi mở và đón chào. Qua việc nhập thể, mẹ Maria sinh ra Ngôi Lời bằng xương bằng thịt thực sự. 

Giai đoạn ba là cuộc hành trình sau cùng của Mẹ Maria đi về Vương quốc Thiên Chúa một cách trọn vẹn với tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời do Đức Pio XII ban năm 1950. Như vây từ khởi đầu cũng như lúc kết thúc cuộc sống của Mẹ, Thiên Chúa đã hoàn thành nơi Mẹ tất cả những lời hứa mà Người đã hứa với chúng ta. Do đó chúng ta cũng sẽ được đưa lên thiên đàng như Mẹ vậy. Trong Mẹ Maria, chúng ta có hình ảnh nhân tính và thiên tính. Thiên Chúa thực sự thoải mái trong chúng ta và chúng ta cũng khoan khoái trong Thiên Chúa. Mẹ Maria lên trời ở một chỗ danh dự đặc biệt đã có sẵn trong ý của Thiên Chúa từ muôn thuở…. 

 LỜI KẾT: MẸ MARIA THEO BƯỚC CHÂN CỦA CHÚNG TA 

Để kết thúc, xin được nêu lên ít lời của Biển Đức XVI suy tư về Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời trong buổi triều yết chung hàng tuần tại Castel Gandolfo ngày 16-8-2006.  

“Nhờ chiêm ngưỡng sự vinh quang của Mẹ Maria trên thiên quốc, chúng ta hiểu được trần thế không phải là quê hương thực của chúng ta, và nếu chúng ta luôn luôn chăm chú để mắt nhìn vào những của cải vĩnh cửu thì một ngày kia chúng ta sẽ được chia sẻ cùng một vinh quang ấy, và trần thế sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Vì vậy chúng ta sẽ không mất bình thản và an bình giữa hàng ngàn khó khăn mỗi ngày. Những tia óng ánh của Mẹ được mang về trời sẽ chiếu rọi rực rỡ hơn khi bóng tối sầu buồn của đau khổ và bạo động như lu mờ ở chân trời. 

“Chúng ta có thể chắc chắn về điều đó: Từ trên trời cao Mẹ Maria theo rõi những bước chân đi của chúng ta với niềm ưu tư nhẹ nhàng, đánh tan những băn khoăn sầu muộn trong những lúc đen tối và buồn nản, bảo đảm cho chúng ta yên tâm qua bàn tay dịu hiền của mẹ. Biết được như vậy, chúng ta hãy tiếp tục đi trên đường quyết tâm của người Kito hữu bất cứ khi nào Chúa quan phòng dẫn đưa chúng ta. Chúng ta hãy tiến bước trong cuộc sống của chúng ta dưới sự dìu dắt của Mẹ Maria.”

 Fleming Island, Florida

August 12, 2021

NTC

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!