Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚA GIESU LÀ BÁNH HẰNG SỐNG

 

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN B

Xh 16:2-4,12-15; Ep 4:17,20-24; Ga 6:24-35

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Multiplication of the loaves by Hendrick de Clerck


Đọc bài đọc 1 sách Xuất Hành (Xh16:2-4,12-15) ai cũng thấy Thiên Chúa bực mình với dân Israel. Thiên Chúa đã giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ và đưa đến đất hứa, nhưng vừa vượt qua biển đỏ và ăn mừng chiến thắng thì tại Sinai lại xẩy ra cảnh than trách Chúa, nào là không có nước uống, không có thức ăn (Xh 15:22-27). Họ nhớ đến Ai Cập vì ở đây ăn uống không được no đủ và ngon miệng.

Đáp trả cảnh vô ơn đó, Thiên Chúa cho bánh manna từ trời xuống và chim cút hàng đàn để làm thức ăn. Đoạn sách xuất hành này nói lên hai cảnh trái ngược nhau, giữa những kẻ không tin và những kẻ tin. Những kẻ không tin cho rằng manna và chim cút không phải là của ăn nuôi dưỡng, và những kẻ tin thì coi những thức ăn đó là tặng vật quí giá mà Chúa ban cho những ai đói khát.

 

HAI LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

Trong bài Tin Mừng Gioan (Ga 6:24-35) chúa Giesu nói với đám đông đi kiếm Người: “Ta nói thật, các ngươi đi tìm ta không phải vì những dấu lạ, nhưng vì được ăn uống no nê. Đừng hành động vì thức ăn mau hư, nhưng hãy hành động vì thức ăn không hề bị hư nát và có ích cho đời sống vĩnh cửu mà Con Thiên Chúa sẽ ban cho các ngươi” (Ga 6:26-27).

Họ đã không hiểu lời Chúa nói nên bắt đầu bàn tán và hỏi Người: “Vậy chúng tôi phải làm gì để gọi là làm theo Lời Chúa?” Chúa trả lời: Đây là công việc của Thiên Chúa, hãy tin vào đấng mà Thiên Chúa sai đến”(Ga 6:29). Tin là tin vào Con Người, đấng ban phát của ăn không bao giờ hư thối. Không tin vào Người là đấng mà Cha người sai đến thì không thể nhận biết và chấp nhận tặng vật này.

Những kẻ chứng kiến phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều đã không đáp ứng đúng ý nghĩa của bánh. Họ hỏi Chúa: “Vậy ông sẽ làm cái gì để chúng tôi thể tin? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như có lời chép ‘Người đã cho họ ăn bánh bởi trời’ (Ga 6:30-31). Các môn đệ lúc đó mong có dấu lạ như manna mà tổ tiên họ đã được ăn. Nhưng chúa Giesu nói với họ hãy chờ mong một loại thức ăn đặc biệt khác với manna, và, “Không phải Maisen đã cho bánh từ trời, nhưng Cha ta đã cho một loại bánh hằng sống đến từ trời có thể ban sự sống cho toàn thể nhân loại” (Ga 6:32-33).

     “Ăn của ăn bình thường thì rồi ta sẽ đói trở lại, nhưng ăn của ăn do ta ban thì không còn đói và khát nữa”. Đó là đói khát sự sống, sự vĩnh cửu, thèm nhớ Thiên Chúa. Cơm gạo như bánh manna không biểu hiện con người Chúa Giesu, là đấng thỏa mãn đói khát sự sống, sự vĩnh cửu bằng một loại “bánh hằng sống”, nuôi sống cho cả nhân loại.

                     

Điều đặc biệt là trong lúc nói truyện với dân chúng, chúa Giesu không tuyên xưng mình như một Maisen hay một sứ giả trong hàng tiên tri. Ban bánh hằng sống này không phải là loại bánh bình thường để nuôi sống thân xác nhưng là bánh là Lời của Chúa. Lời đó không bao giờ qua đi. Nó sẽ nuôi dưỡng và ban sự sống vĩnh hằng. Chúa Giesu là bánh. Người chia sẻ bánh đó cho chúng ta, Người kêu gọi chúng ta phải tin vào Người.

Chúa mời gọi chúng ta “đến với Người”, “tin vào Người”, “nhìn lên Người”, “ép đầu vào lòng Người”, “lắng nghe Người”, “học hỏi về Người”. Tất cả những hành động đó thúc dục chúng ta đáp ứng tích cực bằng niềm tin của chúng ta (Ga 6:35,37,40,45). Lời Chúa chính là của ăn nuôi dưỡng niềm tin đó.

Những ai lắng nghe chúa Giesu thì sẽ xin Người hoàn thành điều mà bánh manna đã mang lại: “Lạy Chúa, xin hãy ban cho chúng con bánh đó” (Ga 6:34). Một đòi hỏi hùng thật hùng hồn và thắm thiết! Một hoàn thành quảng đại và kỳ diệu biết mấy! “Ta là bánh hằng sống, ai đến với ta và tin vào ta sẽ không bao giờ đói và khát.”

 

THỰC TẾ VÀ LÝ TƯỞNG

Đối với những người nghe Chúa lúc bấy giờ, ngay cả các môn đệ cũng khó có thể hiểu được sự mầu nhiệm của bánh trường sinh nuôi dưỡng đời sống vĩnh cửu biểu hiệu qua bánh ăn hàng ngày. Đối với chúng ta hiểu được màu nhiệm đó cũng không phải dễ!

Đôi khi chúng ta cũng hay phê phán về Thánh Thể và Giáo Hội giống như dân Israel xưa ở trong sa mạc. Những chuyện lôi thôi về hành chánh và chính trị của Giáo Hội cũng ảnh hưởng đến Thánh Thể, có lúc làm chúng ta nghi hoặc, coi như Chúa vắng mặt hoặc không có.

Chầu Thánh Thể không phải như ở Massah và Meribah, những nơi có cảnh càu nhàu than trách. Chúng ta thường bị lôi cuốn vào những cuộc tranh luận giữa tôn kính và phụng vụ, giữa bác ái và công bằng khi tôn kính bị coi là kẻ thù của phụng vụ và bác ái là phản bội công bằng, hoặc coi phụng vụ là chuyện cá nhân và công bằng công lý không phải là cấu trúc của Tin Mừng Phúc Âm.

TÔN THỜ VÀ ĐẠO ĐỨC

Lấy một thí dụ để làm sáng tỏ vấn đề phụng vụ và đạo đức. Nhiều người nhất là  những vị lớn tuổi đã nhìn việc tôn thờ và lòng đạo đức của giới trẻ một cách tiêu cực.

Biển Đức XVI đã nhấn mạnh đặc biệt về sự tôn thờ và lòng đạo đức trong đời sống Công Giáo. Chúng ta đã không nhìn ra là việc thờ phượng chung có liên hệ khá mật thiết với sự tôn thờ, có thể coi là một. Mộ đạo và đạo đức có thể là bước đầu giúp cho niềm tin trưởng thành. Mỗi khi chúng ta tụ họp nhau lại để chầu Thánh Thể với tư cách cộng đồng Kito hữu là chúng ta cùng nhau tuyên xưng -với toàn thể Giáo Hội- niềm tin của chúng ta vào chúa Kito Thánh Thể, trong chúa Kito là bánh hằng sống và là bánh đời sống.

Tại Hội Nghị Thánh Thể Thế Giới thứ 49 ở Quebec năm 2008, giám mục Louis Antonio Tagle đã cho một bài học giáo lý rất đặc biệt với một kết luận rất thâm sâu về ý nghĩa Thờ Phượng Mình Thánh Chúa (http://www.zenit.org/article-22964?l=english).

Ngài nói: “Trong Thánh Thể, Giáo Hội nối kết chúa Giesu với việc thờ phượng Thiên Chúa. Thực hành việc tôn thờ Thánh Thể sẽ làm cho một số hình ảnh thờ phượng trở nên sống động. Chúng ta tin rằng sự hiện diện của chúa Kito trong phép Thánh Thể còn vượt quá cả phụng vụ. Tôn thờ Bí Tích Thánh Thể bao hàm một hiện diện, ở tại và chứng kiến.Trong tôn thờ, chúng ta hiện diện với chúa Giesu và sự hy sinh của người luôn luôn hiện hữu giữa chúng ta. Ở trong Người, chúng ta được đồng hóa mật thiết với sự tự hiến của Người. Chứng kiến chúa Giesu, chúng ta nhận và được biến đổi bởi màu nhiệm chúng ta tôn thờ. Tôn thờ phép Thánh Thể giống như đứng dưới chân Thánh Giá của chúa Giesu, chứng kiến Người hy sinh mạng sống của Người và nhờ đó chúng ta được đổi mới. Thờ lạy đời sống thiêng liêng hay sự hy sinh của chúa Giesu trên thập giá là một hành động tột đỉnh của tôn thờ.”

 SUY NIỆM

Chúng ta thử tự hỏi mình:  Sự hiện diện của Chúa Giesu trong phép Thánh Thể có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Tham dự tiệc Chúa hàng tuần hay mỗi ngày của chúng ta có biến đổi chúng ta thành người biết ơn, tử tế và công chính không? Hãy để ý đến những đòi hỏi của Chúa khi chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể. Thánh Thể biểu hiện đời sống của chúng ta bằng cách nào và đời sống của chúng ta biểu hiện phép Thánh Thể như thế nào? Chúng ta chứng tỏ lòng biết ơn của chúng ta ra sao?

Chớ gì việc tôn thờ phép Thánh Thể tiếp tục biến đổi cộng đồng giáo xứ chúng ta và xã hội quanh ta thành một văn minh tình yêu. Chớ gì phép Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta là những kẻ đói khát sự công chính. Chớ gì lòng khao khát Thánh Thể của chúng ta giúp chúng ta luôn luôn biết nhẫn nại và tử tế với nhau. Chúng ta hãy cầu xin để hoàn thành trách nhiệm chúng ta phải có khi nhận Mình và Máu thánh Chúa.

 

July 2021

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!