Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
HÃY HỌC CÙNG TA VÌ TA HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG


CHÚA NHẬT XIV A THƯỜNG NIÊN

Dcr 9:9-10; Rm 8:9,11-13; Mt 11: 25-30

Bác sĩ Nguyễn iến Cảnh, MD

  

Con người khi vui thì cười, khi buồn thì khóc. Trong bài Tin Mừng Mathieu hôm nay, chúa Giesu nói “Hãy mang lấy ách của ta và hãy học cùng ta, vì ta dịu dàng và khiêm nhường trong lòng; và tâm hồn các ngươi sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng….”(Mt 11:29). Chúa dịu dàng và hiền lành chắc Chúa phải luôn luôn tươi cười?

 

CHÚA GIESU CÓ CƯỜI KHÔNG?

Có ai thấy Chúa Giesu cười không? Người thì nói chúa luôn luôn cười. Người thì nói chưa thấy Chúa cười bao giờ vì trong Tân Ước chẳng có chỗ nào nói Chúa cười. Có thể Chúa diễn tả cảm súc của Chúa khác chúng ta. Nhưng chắc chắn Chúa đã khóc trước cái chết của ông Lazaro và nổi giận ở trong đền thờ vì thấy người ta biến chỗ này làm nơi buôn bán. Người cũng tỏ ra khó chịu khi thấy mấy vị lãnh đạo tôn giáo đặt câu hỏi để gài bẫy người. Có bao nhiêu lần Người bực bội vì thấy các môn đệ tối dạ không hiểu được ý Người nói qua những dụ ngôn, những tiên đoán về khổ nạn và việc Chúa sắp lìa xa các ông? Có người thắc mắc không hiểu tại sao Kinh Thánh lại không nói Chúa cười dù chỉ là mỉm cười, hoặc cười đùa với các môn đệ? Sao Chúa lại không cười khi trẻ con vui đùa bu quanh Chúa?  Diện mạo Chúa thế nào khi nhìn Zacchaeus trèo lên cây sung ở Jericho để được thấy mặt Chúa? Tôi đoán chắc cũng có những lúc Chúa mỉm cười hoặc cười lớn tiếng khi vui đùa giải trí. Lúc ở sườn đồi Galile, sau một bài giảng dài trong khi đám đông đói bụng đi tìm thức ăn, lúc ngồi nghỉ xả hơi thư dãn chắc Chúa cũng cười đùa với các môn đệ chứ. Khi nói về những kẻ giả hình nhân đức, Chúa cũng nói vài điều về chính Người. Ngày nay nhiều người trong Giáo Hội cũng tỏ ra lạnh nhạt không cười đùa như Chúa Giesu. Có lẽ họ muốn tỏ ra mình nghiêm trang, quan trọng, công minh và khắc khe, để đừng ai hy vọng gì ở họ!

Bàn về cái cười của Chúa Giesu vì qua bài Phúc Âm hôm nay Chúa mời gọi những ai mang gánh nặng và khó nhọc hãy đến với Chúa, Chúa sẽ nâng đỡ bổ túc cho…vì Chúa hiền lành và khiêm nhường. Chúa hiền lành vui tươi chẳng lẽ Chúa lại không cười?

 

CÂU CHUYỆN VUI VỀ CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA GIESU

Ở đời, những người khiêm nhường thường dễ thay đổi do yêu cầu hơn là những kẻ luôn coi mình là quan trọng và tài giỏi hơn người. Trong bài Tin Mừng Mathieu hôm nay, Chúa cho chúng ta bài học về cầu nguyện rất phấn khởi, nói rõ Chúa là ai và Chúa ước ao mọi người nhận biết Chúa giống ai.

Bài Phúc Âm có 3 chuyển động. Chuyển động một, Chúa Giesu nói về mình với Chúa Cha. Người vui mừng thấy Chúa Cha yêu thương kẻ nghèo khó và thấp hèn như Chúa đã làm. Chuyển động 2, Chúa Giesu nói rõ căn tính của mình. Chúa là Con biết rõ về Chúa Cha. Trọng điểm sứ mệnh của Chúa Con nói lên Chúa Cha. Sau cùng chuyển động 3, Chúa Giesu trực tiếp nói với tất cả những ai mong ước được an ủi, chia sẻ gánh nặng và được thoải mái. Trong mỗi chuyển động Chúa Giesu đều đã mỉm cười, thở phào nhẹ nhàng vì tràn đầy niềm vui về những gì đang xẩy ra giữa các môn đệ. Người mỉm cười với lòng trắc ẩn khi mời gọi những kẻ gẫy gánh giữa đường, những kẻ buồn phiền, bị áp bức và thấp hèn muốn được an bình thoải mái.

 

CHÚA ƯU TIÊN CHO TÌNH LIÊN ĐỚI

Nói là mang lại nghỉ ngơi, an ủi và bằng an cho những kẻ gẫy gánh và mang ách nặng, nhưng nghĩ kỹ, chuyện này không phải dễ đâu. Chúa Giesu đã từng nói:“Ai yêu cha mẹ, anh em, con cái mình hơn Thầy thì không xứng đáng với Thấy…”(Mt 10:37). Vì Chúa đã coi tình liên đới giữa cha me và con cái là ưu tiên nên bản văn phải được hiểu theo nguyên gốc nghĩa là những mất mát đã xẩy ra vào khoảng thế kỷ I, khi những người  theo phong trào Kito giáo họ đã bỏ lại tất cả mọi sự mình đang có từ ông bà cha mẹ, con cháu đến của cải dù nhiều hay ít là những thứ làm cho họ dễ chịu, vui sướng ở trần gian. Bài Tin Mừng hôm nay trả lời trực tiếp cho những ai tự mình bỏ hết mọi sự trần thế, thì Chúa Giesu là thầy an ủi sẽ mở rông cánh tay chào đón họ cũng như những ai bị đàn áp, đánh đập, chối bỏ, ruồng rẫy và mang ách nặng sẽ được Chúa giúp đỡ. Câu này trong Mathieu (11:25-26) giống như trong Luca (10:21-22) trừ một vài chi tiết nhỏ, đều nói lên một niềm vui là trong khi những kẻ khôn ngoan, học thức, những tên Pharisieu từ chối lời giảng của Chúa thì những trẻ đơn sơ bé mọn lại chấp nhận.

 

CHẤP NHẬN ÁCH NẶNG CỦA CHÚA

Chấp nhận gánh nặng của Chúa Kito thì Chúa là Thầy hiền từ và khiêm nhường sẽ bảo đảm có được an vui. Mọi gánh nặng được chấp nhận vì tình yêu hỗ tương thì sẽ trở nên nhẹ nhàng. Bài Phúc Âm hôm nay là một trong những thông điệp rất phổ thông trong Kinh Thánh. Ai mà không cảm động khi được Chúa Giesu an ủi giúp đỡ:

Những ai đang vất vả mang gánh nặng hãy đến với ta, ta sẽ cho bồi dưỡng nghỉ ngơi. Hãy mang lấy ách của ta và học với ta vì ta hiền lành và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng, ví ách ta êm ái và gánh ta nhẹ nhàng.”(Mt 12:28-30)

Từ “Ách” là một ẩn dụ dùng để tả những gì trấn áp, điều khiển đời sống con người. Dân quê luôn luôn mang ách vì phần lớn họ là những kẻ làm thuê bị chủ đất ức hiếp bóc lột. Đời sống của họ lại bị thống trị bởi những tên lảnh đạo tôn giáo, ngồi mát ăn bát vàng trong đền thờ, không hề nghĩ đến người nghèo khó. Những tên biệt phái đặt 613 điều luật trên vai họ là những điều mà chúng gọi là phải giữ để làm vừa lòng Thiên Chúa. Đối với người Do Thái, thuộc nằm lòng và sống theo sách Đệ Nhị Luật: Câu “Hỡi Israel, hãy nghe đây. Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em hết lòng hết dạ hết sức…”(Dnl 6:4) được biết là “ách nặng của vương quyền Thiên Chúa.”

Chúa Giesu nhắn nhủ người nghe: “Hãy học nơi ta vì ta là mẫu mực”. Lời nhắn nhủ này là dư âm của Khôn Ngoan trong sách Huấn Ca/Sirach (51:23,26): “Hỡi những kẻ không được giáo huấn, hãy đến gần ta và ở trong nhà giáo huấn của ta….Hãy đưa ách vào cổ, và để tâm hồn thu nhận giáo huấn.” Để thay cho ách lề luật đã bị các luật sĩ cắt nghĩa rối tung, Chúa Giesu mời gọi những người gánh nặng hãy chấp nhận ách vâng Lời Chúa thì sẽ được nghỉ ngơi.(Gr 6:16). Chúa Giesu đưa ra cho họ một cách sống, là chấp nhận ách; nó khác hẳn cái ách mà các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác đã dạy vào thời Chúa. Người hứa ách êm ái và gánh nhẹ nhàng. Chẳng lạ gì có nhiều người nghèo khó nhận thấy Lời Chúa dễ thương vô cùng! Chúa không nói suông, lời Chúa nói luôn luôn đi đôi với việc Chúa làm; Chúa đã cho chúng ta một gương sáng tuyệt vời cần phải giữ lấy và thực hành hàng ngày. Tôi tưởng tượng Chúa Giesu đang nói lời an ủi với nụ cười hiền hòa và trong sáng.

 

TẠI SAO CHÚA GIESU NGÀY NAY VẪN CÒN HẤP DẪN

Hồi xưa Chúa Giesu đã hấp dẫn rồi, bây giờ Chúa vẫn còn hấp dẫn, lôi cuốn cả hàng triệu triệu người. Thiên sứ đến giữa chúng ta không như chiến sĩ đi chinh phục nhưng là kẻ hèn yếu và an hòa. Không giống ông vua cuối cùng xứ Giu Đa ngồi trên xe tứ mã  (Gr 17:25; 22:4) nhưng như ông hoàng ngồi trên lưng lừa (St 49:11; Tl 5:10; 10:4). Các thánh sử đã thấy lời tiên tri được hoàn thành trọn vẹn như trong bài đọc 1 sách Zechariah, đấng cứu thế khải hoàn đi vào Jerusalem (Mt 21:4-5; Ga 12:14-15) .

Đức Giesu thành Nazareth đã được tung hô nhiệt liệt. Tất cả dân từ tỉnh thành đến  thôn quê, giàu nghèo, già trẻ, dân chài lưới, kẻ thu thuế, đàn bà như Mary Magdalene và quân đội đều đổ xô ra đường chào đón hoan hô Chúa Giesu tưởng chừng như chưa bao giờ có. Tôi dám chắc Chúa có một sức quyến rũ đầy quyền uy, nhưng với một nụ cười dịu hiền và trong sáng xen lẫn hài hước và tràn ngập yêu thương. Căn tính Thiên Chúa của chúa Giesu -dù sứ mệnh đắng cay sắp tới trên thập giá và sống lại vinh hiển- đã cho thấy Chúa là con người phi thường có khả năng nối kết với mọi người. Làm sao Chúa lại không cười khi thốt nên Lời : “ …Hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Hãy mang lấy ách của tôi và học nơi tôi vì ách tôi thì êm ái, gánh tôi nhẹ nhàng.” Đây khó có thể là những lời nhắc nhở với cái nhìn nghiêm khắc và giọng nói nặng nề! Đây là những lời thoát ra từ miệng một người bạn hiền chí tình, một người đầy tình yêu tha nhân.

 

CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU LÀ MỘT THÁCH ĐỐ LIÊN TỤC

Sau khi cảnh cáo giáo hữu Roma (ch.7) về việc hoàn thành mục đích thánh một cách sai lầm (Rm 6:22), thánh Phaolo đã đưa ra cách sửa đổi. Người Kito hữu còn giữ xác thịt, nhưng xác thịt đó lại xa lạ đối với con người mới của họ vì đời sống của họ bây giờ có chúa Thánh Thần nên đã trở nên mới, được hướng dẫn và điều khiển bởi Chúa Thánh Thần (Rm 8:9; 11-13). Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, người Kito Hữu có khả năng hoàn thành ước muốn của Thiên Chúa (Rm 8:4). Cùng một Thánh Thần đã khích lệ người Kito hữu nên thánh sẽ làm cho thân xác họ sống lại vào ngày sau cùng (Rm 8:11). Do đó đời sống người Kito hữu là một thử thách có tính thách đố liên tục để dẹp bỏ mọi nhu cầu tội lỗi của thân xác, vươn tới đời sống thánh đức có Chúa Thánh Thần ngự trị (Rm 8:13).

 

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!