Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
CHÚA GIESU VỀ TRỜI - LỄ THĂNG THIÊN


Cv 1:1-14; Ep 1:17-23; Mt 28:16-20

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Mathieu tả cảnh Chúa Giesu về trời ở Galile rất huy hoàng và hoàn hảo (Mt 28:16-20). Ông diễn tả uy quyền mới của Chúa ở trên trời không phải bằng viễn kiến hay hình ảnh, cũng không phải tượng hình như cách bẻ bánh hoặc đụng vào thân xác Chúa, nhưng một cách rõ ràng, đơn giản mà thâm trầm biểu hiện cho Lời Chúa, Thầy Chí Thánh và là Đại sư phụ duy nhất của chúng ta (Mt 23:8-10). Mathieu đã dùng đoạn Tin Mừng này để kết thúc bản  Phúc Âm của ngài. Đây là bản tổng hợp các sứ điệp căn bản mà Chúa muốn nhắc lại cho các tông đồ. Nó cũng là tiến trình truyền giáo rất căm go mà Chúa đã gửi gấm cho các ông trước khi về trời.

Đoạn Tin Mừng này chia làm 2 phần: *Sự xuất hiện ở Galilee của chúa Kito phục sinh với các tông đồ (Mt 28:16-18a) như đã hứa (28:7). *Lời khuyên của chúa Giesu kết thúc Tin Mừng Mathieu (28:18b-20). Các tông đồ đã đi lên núi như Chúa dặn. Các ông đã nghĩ tới ba ngọn núi: Một ngọn (Mt 5:1-2) trên đó chúa đã cho bài giảng Tám Mối Phúc (c.5-7); một ngọn cao (17:1), ở đó Chúa đã biến hình (17:2) và báo trước cuộc khổ nạn của Người (Mt 16:21); sau cùng là núi Cây Dầu (Mt 24:3), địa điểm Chúa nói về ngày cánh chung (chương 24-25). 

 

CON SỐ MƯỜI MỘT MÔN ĐỆ  

Hãy để ý đến nhóm 11 tông đồ và môn đệ mà Chúa hẹn gặp tại một ngọn núi ở Galilee. Đây là một nhóm người rất bình thường, có thể nói không ai bình thường, vô dụng, chẳng có thể cậy nhờ và hy vọng gì hơn? Họ đã tỏ ra bạc nhược đến độ nguy hiểm…qua những phản bội, hèn nhát, không dám nhận mình, nhưng lại có chút ít ưu điểm trở thành những “cột trụ” của Giáo Hội! Chỉ có kẻ gọi là “Đá” khi nhận ra được đầy đủ hành động chối Chúa của mình mới có thể gánh vác nổi công tác mục vụ đứng đầu và hiệp nhất Giáo Hội. Hai ông Gioan và Giacobe thì tỏ ra đầy tham vọng một cách trắng trợn cùng với bà mẹ muốn cho con mình có một vinh quang thế tục (Mt20:20-21). Những vị khác thì đưa ra những câu hỏi chứng tỏ chẳng hiểu gì về sứ điệp và lẽ sống của Thầy mình. Tuy nhiên Mathieu bỏ qua tất cả những cái đó và nói cho chúng ta là “mười một môn đệ” đã lên đường đi tới ngọn núi mà Chúa đã chỉ (28:16). Không còn số 12 nữa (mười hai), chỉ còn 11. Con số này sẽ tiếp tục con đường dài của lịch sử Do Thái Giáo. Con số 11 cho thấy có một kẻ phản bội và đào ngũ là Juda Iscariot. Tuy nhiên dù bản tính yếu đuối và ươn hèn ghê gớm như vậy, mười một vị vẫn được Chúa Phục Sinh ủy nhiệm một sứ mệnh rất to lớn là sứ mệnh toàn cầu. 

 

SỨ MỆNH TOÀN CẦU

Ở câu 18, Chúa Giesu tuyên bố sức mạnh toàn cầu gồm trên trời dưới đất thuộc về  Thiên Chúa Phục Sinh. Sức mạnh này được Người ban cho 11 vị tông đồ này. Họ phải làm cho muôn dân ở mọi quốc gia trên khắp thế giới trở thành môn đệ. Tiếng “mọi quốc gia” được các học giả kinh viện hiểu là dân ngoại, nhưng nó cũng bao gồm cả dân Do Thái. Ý nghĩa của bí tich Thanh Tẩy là gia nhập cộng đồng Giáo Hội Chúa Sống Lại. Phần kết của Tin Mừng Mathieu cũng biểu lộ rất rõ ràng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi của Tân Ước. Có thể có một hình thức Thanh Tẩy của giáo hội Mathieu, nhưng tiên khởi nó cũng nói lên hiệu quả của bí tich Thanh Tẩy là liên kết những người chịu phép rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. 

Ở câu 20, Chúa Giesu nói: “hãy tuân giữ tất cả những điều mà thầy đã truyền dạy cho các con” chắc chắn người ám chỉ bài giảng trên núi mà chúng ta thấy trong Mathieu (Mt chương 5-7). Những giới răn của chúa Giesu là những nhân đức căn bản của Kito giáo, không phải là luật Maisen, dù có một vài giới luật của Maisen lẫn trong đó.  

Những chữ “Và đây, thầy ở lại với các con cho đến tận thế” (c.20) có một ý nghĩa liên kết đặc biệt với ý trên. Nó đưa chúng ta trở lại lúc khởi đầu của câu chuyện Mathieu khi đức Giesu được đặt tên là “Emmanuel”. Với cái tên này, chúng ta đã thấy câu trả lời là qua mọi thời đại, nhân loại luôn luôn hằng mong ước Thiên Chúa. Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi, vừa là lời kinh vừa là lời chúng ta tụng hô, vừa là lời hứa vừa là lời Thiên Chúa tuyên bố. Khi chúng ta tuyên xung một lời, chúng ta thực sự khấn vái và cầu xin: “ Lạy Chúa, xin hãy ở lại với chúng con”. Khi Thiên Chúa nói thì với tư cách là đấng tạo hóa, đầy quyền năng và vĩnh cửu thì Chúa nói: “Ta ở với các con”. Kết thúc Tin Mừng, tên Emmanuel ám chỉ Chúa Phục Sinh quả quyết với các môn đệ là Người vẫn  tiếp tục hiện diện: “Thầy sẽ luôn luôn ở với anh em cho đến tận thế” (c.20). Thiên Chúa đã giữ lời hứa đó nơi chúa Giesu. 

Bí tích Thánh Thể chính là quả quyết và bảo đảm cho lời hứa đó. Đức Kito nói với các môn đệ: “Hãy đi và giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”  Từ chúa Kito, con đường mở đầu Kito giáo đã trực tiếp dẫn đến bí tích Thánh Thể: “Thầy ở với các con”, “Thầy ở với mỗi một các con”. “Thầy trở thành một phần của Máu Thịt các con.” “Thầy chia sẻ với chính sự hiện hữu của các con”. 

 

LIÊN HỆ VỚI THIÊN CHÚA PHỤC SINH 

Trong sách “Giesu thành Nazareth-Tuần Thánh: Từ lúc đi vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh” (Ignatius Press, San Francisco, USA 2011), Biển Đức XVI viết về Màu Nhiệm Chúa Về Trời (tr 286) như sau:

“….Cách thức gặp gở và tình đồng chí cũ nay đã qua đi tồi. Từ giờ trở đi chúng ta có thể liên hệ với đức Giesu chỉ với “Thiên Chúa Cha” mà thôi.  Bây giờ chúng ta có thể liên hệ với Người bằng cách nâng lòng lên. Từ viễn cảnh Chúa Cha, trong sự hiệp thông với Chúa Cha, chúng ta có thể tiếp cận và ở gần Người theo một thể thức mới. Sự tiếp cận mới này –về phần chúng ta cũng phải có một sự mới mẻ. Qua bí tích Thanh Tẩy, cuộc đời chúng ta đã được tiềm tàng trong Thiên Chúa cùng với chúa Kito; chúng ta cũng được nâng lên trong cuộc sống hiện tại của chúng ta cùng với Người ở bên hữu Chúa Cha (Cl 3:1-3). 

Nếu chúng ta đi vào bản thể cuộc sống của đức Giesu một cách trọn vẹn, thì lúc đó chúng ta thực sự liên hệ với Chúa Phục Sinh, lúc đó chúng ta mới thực sự trở thành chúng ta. Liên hệ với đức Kito và cùng đi lên. Đừng quên rằng, đối với Gioan địa vị “tôn vinh” của đức Kito là thập giá, và sự “hướng lòng mình lên”, “lên thật cao” để liên hệ với Người, buộc phải di hành cùng với đức Giesu bị đóng đanh trên thập giá. Đức Kito ở bên hữu Chúa Cha thì không xa chúng ta lắm đâu. Nhưng phần lớn thì chúng ta lại xa cách Người, mặc dù con đường liên kết chúng ta với Người thì luôn luôn mở rộng. Con đường này không phải là vấn đề không gian di hành có tính cách địa dư. Nó là “không gian di hành” của lòng mình, từ chiều kích tự cô lập mình đến một chiều kích mới của thế giới mở rộng ôm lấy tình yêu Thiên Chúa.” 

 

ĐỨC KITO ĐANG ĐẾN RẤT GẦN CHÚNG TA 

Chỉ khi thể xác đức Giesu xa cách khỏi khung cảnh lịch sử thì sự hiệp nhất tinh thần của Người với toàn thể thế giới mới được trọn vẹn. Đức Giesu rời bỏ thế giới một ngày để sẵn sàng hiện diện cho tất cả mọi dân tộc qua mọi thời đại. Người phải hóa giải mọi liên kết của Người với bạn bè để sẵn sàng cho tất cả mọi người. Chúng ta di chuyển về thiên đàng đến độ càng ngày chúng ta càng  tới cận kề với Chúa Giesu. Những lời giảng của chân phước John H. Newman đã linh hứng cho chúng ta trong ngày lễ trọng này (PPS, vol.6, No. 10): 

“Đức Kito đi về với chúa Cha thì ngay lập tức là cả một nguồn sầu buồn, bởi vì Người vắng mặt, vắng cả niềm vui, bởi vì nó liên quan đến sự hiện diện của Người. Trong chuyện giáo lý Phục Sinh và Lên Trời của người lại nảy sinh ra những trái ngược về Kito giáo thường được nói đến trong Kinh Thánh. Chúng ta buồn rầu, nhưng thực ra lại luôn luôn vui mừng; như chẳng có gì cả nhưng thực ra lại có tất cả mọi sự. (2Cr 6:10).

Thực vậy, đây là tình trạng hiện tại của chúng ta. Chúng ta mất chúa Kito rồi chúng ta lại tìm thấy Người. Chúng ta không nhìn thấy Người nhưng chúng ta lại cảm thấy có Người. Chúng ta ôm chân Người và nghe Người nói: “Đừng dụng vào ta.” Vậy là thế nào? Đó là: Chúng ta đã mất một nhận định có ý thức và cảm quan về Người. Chúng ta không thể nhìn về Người, nghe Người, đàm thoại với người, bước theo người từ chỗ này đến chỗ kia. Nhưng chúng ta thưởng thức một thị giác thực sự thiêng liêng, nội tâm, không phải là vật chất, một sở hữu chủ thực sự về Người. Một sở hữu chủ thực sự hơn, hiện tại hơn là điều mà các tông đồ đã có được bằng sương bằng thịt thực sự, dù là  linh thiêng và vô hình.” 

 

ĐỨC KITO LÀ LÝ DO ĐỂ CHÚNG TA VUI MỪNG 

Sau cùng, Biển Đức XVI đã cho chúng ta lời khuyên là Chúa Phục Sinh không bao giờ bỏ chúng ta. Hãy coi lại tập sách “Jesus of  Nazareth –Tuần Thánh: Từ lúc đi vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh” trang 284-285. 

“Vì chúa Giesu ở với chúa Cha, Người không đi xa nhưng ở cận kề chúng ta. Bây giờ Người không còn ở một chỗ đặc biệt nào trên thế giới như trước khi “Chúa về trời”. Bây giờ, qua quyền lực của Người trên không gian, Người hiện diện và sẵn sàng cho tất cả mọi người mọi sự -xuyên suốt lịch sử và trong mọi nơi mọi chốn. Một câu chuyện rất lý thú trong Phúc Âm Mc 6:45-52 và những đoạn tương đồng diễn tả sự cận kề của đức Giesu khi Người còn sống ở dương thế. 

Sau khi đã biến bánh thành nhiều, Chúa truyền cho các tông đồ xuống thuyền và đi về Bethsaida trước ở phía bên kia bờ, còn người thì giải tán đám đông. Sau đó Người “đi lên núi” để cầu nguyện. Trên thuyền chỉ có  các môn đệ. Lúc đó gió bão nổi lên, sóng nước cuồn cuộn làm các ông hoảng sợ vô cùng. Chúa lúc đó ở xa trên núi đang cầu nguyện. Nhưng vì Người ở với Chúa Cha nên Người nhìn thấy các ông. Vì nhìn thấy các ông nên Người đi trên mặt nước đến với các ông. Người vào thuyền với các ông và làm cho tất cả mọi sự trở thành yên tình để các ông tiếp tục công việc.

Đây là hình ảnh một thời của Giáo Hội –cũng như của mỗi người chúng ta. Chúa ở “trên núi” của Chúa Cha, do đó Chúa nhìn thấy chúng ta, Chúa vào con thuyền cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào. Do đó chúng ta có thể luôn luôn kêu cầu Người. Chúng ta có thể luôn luôn chắc chắn là Người nhìn thấy chúng ta và lắng nghe chúng ta. Vào một ngày nào đó của chúng ta, con thuyền Giáo Hội phải chèo chống ngược giòng gió bão lịch sử trên biển cả sóng to gió lớn, con thuyền gần như sắp chìm. Nhưng Chúa hiện diện đâu đó, Người xuất hiện đúng lúc “Ta đi xa, ta sẽ trở lại với các con”. Đó là đặc tính của Niềm Tin Kito giáo, lý do để chúng ta vui mừng.” 

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!