Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
CHÚA GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ


Cv 10:34a, 37-43; Col 3:1-4; Ga 20:1-9/Lc 24:13-35

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Đọc bốn Phúc âm thư, chúng ta thấy mỗi thánh sử đều tường thuật việc Chúa Giesu sống lại khác nhau, không thánh sử nào tự mình biết và kể lại câu chuyện. Đây là một biến cố màu nhiệm Thiên Chúa giữa đức Giesu và Thiên Chúa Cha. Biên cố phục sinh, tự bản tính nó, đã vượt khỏi kinh nghiệm của loài người. Vậy chúng ta thử tìm hiểu hiện tượng Phục Sinh qua câu chuyện do mỗi thánh sử kể, đặc biệt của Mathieu.

 CÂU CHUYỆN PHỤC SINH CỦA MAC CÔ 

Macco là người đầu tiên kể lại câu chuyện Chúa sống lại nơi chương 16 với ngôi mồ trống. Quang cảnh sau cùng là hình ảnh giật mình hốt hoảng…vì câu chuyện kết thúc ở câu 8: “các bà Maria Madalena và Maria mẹ ông Giacobe…. vừa bước ra khỏi mồ, các bà liền chạy trốn, run lật bật, hết hồn vía, không dám nói với một ai vì quá sợ”. Mac cô diễn tả vẻ hoảng sợ vì chưa hề bao giờ thấy Chúa sống lại. Thay vào đó, là một quang cảnh kinh hãi, hầu như quái đản. “Vào sáng sớm khi trời còn tối, các bà, những người duy nhất theo Chúa đến tận chân thánh giá và lúc táng Chúa trong mồ, nay lại tới mồ để làm một công việc khó có thể làm được”. Làm sao các bà có thể lăn được tảng đá lớn ra khỏi cửa mồ? Nhưng kỳ lạ thay, các bà đã thấy cửa mồ mở, ngôi mộ trống, và thiên thần chào hỏi các bà rồi truyền lệnh cho các bà “Hãy đi nói với các môn đệ và ông Phero là Người sẽ gặp các ông ở Galilee, ở đó các ông sẽ thấy Người như Người đã nói với các ông trước kia” (c.7). Câu chuyện Phục Sinh Mac cô kể làm cho người đọc bị bối rối, phải chăng hàm ý làm môn đệ Chúa không phải dễ, không sung sướng êm đềm như đi trên nhung lụa, không phải là làm “quan”, đỗ “cụ” mà là vác “thánh giá”. Đọc Macco, chúng ta nên coi lại cuộc đời chúng ta theo ý nghĩa của thập giá. 

 CÂU CHUYỆN CỦA MATHIEU 

Mathieu kể câu chuyện Chúa phục sinh qua 4 bối cảnh: Cảm nghiệm của các bà khi tới mộ (Mt 28:1-7); câu chuyện ngắn gọn mà các bà nói về việc Chúa sống lại (c.8-10); các thượng tế Do Thái mưu toan cho chìm xuồng câu chuyện Chúa sống lại (c.-11-15); Chúa sẽ hiện ra với các môn đệ ở Galilee (c.16-20). Sau cùng kêt thúc bằng một ủy thác quan trọng của Chúa Giesu cho các môn đệ (c.19-20), như là kết luận của toàn thể kế hoạch Tin Mừng Chúa. Nhân vật các bà trong câu chuyện Chúa Phục Sinh của Mathieu không chứng kiến việc Chúa sống lại. Nhưng họ cảm thấy động đất, ngôi mồ trống và thiên thần hiện ra. Đó là những dấu chỉ cho biết có Thiên Chúa hành động. 

Mathieu đã miêu tả rất chi tiết chúa Giesu hiện diện trên một ngọn đồi mà Chúa đã chỉ cho các môn đệ phải đến để gặp Người (Mt 28:16-20). Ở phần kết của câu chuyện, ông biểu chúng ta coi lại bài giảng trên núi của Chúa Giesu ở Galilee (Mt 5:1-7:21). Mathieu khuyên chúng ta nên hiền lành và khiêm tốn như đức Giesu là thầy dạy và là gương mẫu của hiền lành và khiêm tốn. Bổ túc cho Tin Mừng Mac cô, Mathieu đã hoàn chỉnh hình ảnh chúa Giesu và đời sống người Kito hữu. Hình ảnh ảm đạm với lời mời gọi của thập giá và cái chết của Chúa Giesu đã được tròn đầy do sự hiện diện của Chúa Giesu hằng sống. Lời của Người thể hiện qua Kinh thánh của Israel đã trở thành “đường” an ủi và học hỏi cho các môn đệ ước muốn bắt chước Người. Mathieu đã đưa ra lời kêu gọi nên học hỏi tính hiền lành và khiêm nhường của chúa Giesu

 CÂU CHUYỆN CỦA LUCA 

Chương 24 Tin Mừng Luca nói về Chúa Phục Sinh giống như một bản hòa tấu tuyệt vời, trình bày cho chúng ta việc thực hành mục vụ hướng theo kinh thánh và cách sống đặc biệt của người Kito hữu: Chuyển động đầu tiên (c.1-12), cho thấy chỉ một mình Thiên Chúa khai mở cửa mồ không cần ai giúp đỡ. Chuyển động hai là cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa chúa Giesu và hai môn đệ trên đường Emmaus (c.13-35). Thiên Chúa, hiện thân là con người đức Giesu, đồng hành rong ruổi trên đường lữ khách với những kẻ trong lòng đang chán nản thất vọng. Những câu chuyện trong chuyển động thứ ba này (c.36-53) đưa chúng ta vào một cảm nghiệm của cả cộng đồng.

 CÂU CHUYỆN CỦA GIOAN 

Gioan nói về Chúa sống lại ở cả Jerusalem và Galilee. Câu chuyện gồm một số những  gặp gỡ giửa chúa Giesu và những kẻ theo Người, nói lên những phản ứng khác nhau về niềm tin. Hoặc những cuộc gặp gỡ này với ông Simon Phero và người môn đệ đáng yêu của Người là Mary Madalena, những môn đệ khác hoặc với ông Thomas, thì toàn thể quang cảnh này cho chúng ta thấy: niềm tin có nhiều mức độ khác nhau cũng như những yếu tố khác nhau khả dĩ giúp con người có được đức tin thực sự. 

 BẢN TÍNH PHỤC SINH CỦA CHÚA GIESU 

Biển Đức XVI viết về “Bản tính phục sinh của Chúa Giesu và ý nghĩa lịch sử của nó” trong “Jesus of Nazareth: Tuần Thánh –Từ lúc vào Jerusalem đến lúc phục sinh” (Ignatius Press, San Francisco-USA-2011). Chỉ trích dẫn một số điểm trọng yếu. 

“Đức Giesu sống lại không phải theo kiểu trở lại sự sống sinh học bình thường, mà theo luật sinh hóa cuối cùng lại phải chết nữa”.

“Đức Giesu không phải là “ma”. Nói cách khác, Người không thuộc về thế giới kẻ chết, nhưng một cách nào đó Người khả dĩ tự biểu lộ mình thuộc về vương quốc kẻ sống.”

“… những cuộc gặp gỡ với Chúa Giesu phục sinh không giống như những cảm nghiệm thần bí, lên đồng, trong đó thần tính con người trong khoảnh khắc có thể thoát ra khỏi thân xác mình và nhận thấy vương quốc linh thiêng đời đời rồi lại trở vể chân trời hiện hữu bình thường của mình. Lên đồng là tình trạng xuất hồn tạm bợ với những hạn chế về không gian và ý thức.” (tr. 272-273)

Biển Đức tiếp tục: 

“(Phục sinh) là một biên cố (lịch sử) đã mở tung ra nhiều chiều kích lịch sử khác và còn vượt quá cả nó nữa. Có lẽ ở đây chúng ta có thể dùng một thứ ngôn ngữ tương đồng, dù nó không thich hợp ở nhiều khia cạnh, nhưng cũng khả dĩ mở ra một đường hướng để giúp chúng ta hiểu. Như đã dự đoán ở đoạn đầu của chương này, chúng ta có thể coi Phục Sinh là một cái gì giống như một “cách mạng nhảy vọt” căn bản, từ đó nảy sinh ra một chiều kích mới của sự sống, một chiều kích mới về sự hiện hữu của con người.” (tr.273)

“Như một cái gì nổ tung ra khỏi lịch sử và còn vượt quá nó nữa, nhưng phục sinh vẫn có nguồn gốc của nó trong lịch sử và đi cao hơn nữa đến một điểm nào đó mà vẫn thuộc về đó. Có lẽ chúng ta có thể diễn tả nó thế này: Cuộc phục sinh của Chúa Giesu vượt quá lịch sử, nhưng vẫn còn để lại dấu chân trong lịch sử. Do đó nó vẫn có thể được minh chứng bằng những chứng cớ như là một biến cố thuộc loại hoàn toàn mới.” (tr. 275) 

 NHỮNG CUỘC THĂM DÒ HIỆN NAY VỀ PHỤC SINH     

Sống trong thế giới kỹ thuật tân kỳ ngày nay, việc thăm dò sự thật về Chúa Phục Sinh trở nên khó khăn. Rất nhiều người dùng cả đời mình để cắt nghĩa hơn là thăm dò chiều sâu của màu nhiệm đó. Họ cô gắng làm một mình, cách biệt khỏi cộng đồng niềm tin Kito giáo, khóa chặt mình trong nhà tù tư tưởng, đóng băng bất động trước máy vi tính để tìm hiểu xem điều gì đã xẩy ra vào buổi sáng ngày phục sinh. Một số người lại tuyên bố thẳng thừng là toàn thể câu chuyện phục sinh đã quá xưa, quá cổ rồi, không còn giá trị. Nhưng phục sinh không phải là vấn đề của cái đầu, của lý thuyết hay tư tưởng, nhưng là vấn đề của con tim và tấm lòng. Chỉ nhờ nó người ta mới cảm nghiệm và học hỏi được qua nghi thức thờ phượng và phụng vụ. Để cảm nghiệm và nắm bắt trọn vẹn vấn đề, phục sinh đòi hỏi một bầu khí âm nhạc tuyệt diệu và truyền cảm với hương khói nghi ngút, bánh rượu, những tiềng xì xào chào kinh và vui mừng, muôn màu sắc chói lòa, ba chiều kích thân thể của con người thực sự, ngay cả những người không nhất thiết phải là thành viên “thường xuyên” của cộng đồng giáo xứ là những người hàng năm tụ họp lại với nhau để tuyên xưng Chúa Phục Sinh. 

Có người không ngồi trước máy vi tính để tìm ra “Giesu đã sống lại”. Họ trình bày rồi ra lệnh. Nếu Chúa Phục Sinh hàm ý một việc xẩy ra thực sự trong lịch sử, thì Thiên Chúa đã không sống lại trong bóng tối không có chứng nhân. Phục sinh là một biến cố đã được thỏa thuận trước giữa Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Không một Tin Mừng Phúc Âm nào cho chúng ta biết Chúa sống lại thế nào. Chúng ta cũng không biết Người ra sao khi Người không còn chết, hoặc Người bung ra khỏi mồ trong vinh quang hay sống lại như ông Lazarus, từ từ cởi bỏ khăn vải cuốn quanh người, nheo mắt nhìn chung quanh ngỡ ngàng vào  một buổi sáng bình minh ngày phục sinh ở trong vườn tại Jerusalem                                                                            

SUY NIỆM DI TÍCH CHÚA PHỤC SINH 

Làm sao chúng ta có thể kiếm ra được danh từ diễn tả Chúa Phục Sinh? Làm sao chúng ta có thể chế ra được một thành ngữ nói về việc chinh phục sự chết và bi thảm hóa hỏa ngục hay sự tẩy rửa tâm hồn cho sạch tội khả dĩ giúp chúng ta nối kết lại với sự sống Thiên Chúa? Không có danh từ nào cả. Tất cả mọi từ đều sai lệch và không chính xác. Ẩn ngữ, chuỗi những hình ảnh, thần tượng. Tất cả những cái đó đều đưa chúng ta đi sâu vào màu nhiệm huyền bí, vượt quá cà những từ ngữ. 

Phải sống lâu ở thị trấn thánh hoặc đi hành hương Jerusalem nhiều lần, mới có dịp viếng thăm thật kỹ ngôi thánh đường, trong đó có địa danh Calvary và mồ thánh. Đây thực sự là đất thánh đối với người Kito giáo. Viếng nơi này không thể nào mà bạn không cảm động. Tòa nhà cổ này thực sự là một tiểu vũ trụ đầy ắp sự sống của chúng ta, của con tim chúng ta và của Giáo Hôi. Ở giữa ngôi thánh đưởng mộ thánh tối tăm, dơ dáy và bề bộn là mộ chúa Giesu, đền thánh chúa Kito phục sinh. Nhưng chúa không ở đó. Chung quanh ngôi mộ đó là tất cả những di tích của 2000 năm hủy hoại chết người của con người. Tuy nhiên đó là đền thánh rất quan trọng và là địa danh thánh đối với người Kito giáo. Chúa Kito đã sống lại từ cõi chết! 

Ở đồi Calvary và bất cứ nơi nào trên đất thánh, sự hủy hoại hoang tàn hình như tràn lan đây đó…nhưng Thiên Chúa sẽ toàn thắng, bởi lẽ cách đồi Calvary chừng 70 bộ là ngôi mộ trống. Cũng là một sự thật bất ngờ khác về ngôi thánh đường đó và những giây phút tưởng nhớ mà ngôi thánh đường đã để lại. Mỗi người chúng ta hẳn cũng có trong lòng một đền thánh tưởng nhớ chúa Kito sống lại. Đền thánh đó là tình yêu Chúa của chúng ta. Một mình Chúa mà thôi. Đức Giesu Kito đã sống lại từ cõi chết. Chúng ta có thực sự sống như con trẻ của sự sáng, của Thiên Chúa hằng sống không? Chúa Giesu phục sinh là dấu hiệu cuối cùng Thiên Chúa sẽ toàn thắng. 

Ở giữa những bê bối lộn xộn là tòa nhà với ngôi mộ thánh, chúng ta cám thấy nếu mình “quì gối” lâu đủ ở một góc nào đó của thánh đường giữa những toán người có tôn giáo hình như đang gây chiến với nhau thì những băn khoăn lo lắng của tôi sẽ biến mất và chúng tôi thường cảm nghiệm được bình an lạ kỳ và niềm vui an ủi tràn trề, bởi lẽ một người là Con Thiên Chúa và là đấng Cứu Thế đã sống lại từ cõi chết. Chỉ một cách duy nhất để phân biệt, nhận thức và khám phá ra sự hiện diện của Chúa Giesu Kito Phục Sinh là “quì gối” giữa những xáo trộn đổ nát của Giáo Hội và thế giới.

Đức Giesu toàn thắng sự chết thuộc về đời sống bí tích và mục vụ đang tiếp diễn của Giáo Hội và sứ mệnh của Giáo Hội đối với thế giới. Giáo hội là một cộng đồng của những người có khả năng nhận biết chúa Kito là Thiên Chúa phục sinh. Giáo Hội là chuyên viên nhận biết Chúa sống lại. Chừng nào chúng ta còn đối thoại với chúa Giesu, thì bóng tối sẽ trở thành bình minh, và chúng ta trở thành những người có “khả năng” làm chứng nhân. Ở thời đại mà người ta đặt quá nặng vấn đề khả năng, thì chúng ta đôi khi lại chú tâm nhiều về khả năng nhận biết Chúa phục sinh. 

Thế nào là phục sinh?  Biển Đức đã cắt nghĩa khá rõ ràng trong “Jesus of Nazareth: Holy Week…”: 

“Đó là một phần của màu nhiệm Thiên Chúa hành động, nhẹ nhàng đến nỗi Người chỉ từ từ xây đắp lịch sử của người trong lịch sử vĩ đại của loài người; người trở nên  loài người và vì thế người bị người đương thời và quyền lực quyết định thế gian trong lịch sử lơ đi không thèm để ý; Người chịu đau khổ, chịu chết rồi Người sống lại. Người chọn trở thành loài người chỉ qua niềm tin của các môn đệ mà Người đã tỏ lộ ra cho họ; Người nhẹ nhàng gõ cửa lòng chúng ta và chậm rãi mở mắt chúng ta nếu chúng ta biết mở cửa lòng chúng ta cho Chúa. Tuy nhiên, đó phải chăng là đường lối thực sự của Thiên Chúa? Không phải đề áp bức bởi sức mạnh bề ngoài mà để cho tự do, để cung hiến và tỏ lộ tình yêu. Nếu chúng ta thực sự nghĩ như vậy thì phải chăng đó không phải là điều xem ra quá nhỏ mà thực sự lại lớn lao vô cùng?” (tr.276) 

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!