Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
GIỜ CỦA CHÚA LÀ GÌ?

 

       CHÚA NHẬT II C THƯỜNG NIÊN

         Is 62:1-5; 1Cr 12: 4-11; Ga 2:1-11

            Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Chúa Nhật trước, chúng ta suy niệm về ý nghĩa chúa Giêsu chịu phép rửa và những cam kết của chúng ta khi chịu phép rửa. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về tiệc cưới Cana. Tiệc cưới Cana (Ga 2:1-11) là dấu tỏ vinh quang của Thiên Chúa, tiếp nối chủ đề lễ Hiển Linh và Phép Thanh Tẩy của Chúa mà ta có thể gọi là lễ khánh thành sứ mạng của chúa Giêsu ở trần thế.

Trong bản kinh chiều ngày lễ Hiển Linh nêu ra ba màu nhiệm thánh: “Hôm nay ngôi sao dẫn đường cho ba nhà đạo sĩ đến viếng hài nhi Kito; hôm nay nước biến thành rượu trong tiệc cưới; hôm nay Chúa Giêsu muốn ông Gioan làm phép rửa cho Chúa ở sông Jordan để mang ơn cứu độ cho muôn dân.” Mỗi biến cố đều có dấu chỉ riêng, chứng tỏ có sự can thiệp của Thiên Chúa: Ba Vua, Ánh Sáng chiếu rọi, Ngôi sao, Nước hoá Rượu, Tiếng Nói phát ra từ trời và hình chim Bồ Câu.

Tiệc cưới ở Cana là một biến cố có thực, đã được Gioan thánh sử tả lại trong một khung cảnh với cấu trúc lớp lang đầy vẻ tượng hình. Nước trở thành rượu, vật bình thường trở thành phi thường. Phép lạ tại Cana khởi đầu thời đại ngôn sứ. Phép lạ nói trước cho mọi người biết cách thức Chúa Giêsu sẽ hoàn thành sứ mạng của Ngườic là đổ máu chết trên thập giá.  

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN

Tiệc cưới Cana là câu chuyện được kể lại duy nhất bởi thánh Gioan, không thấy trong các phúc âm thư khác. Gioan dùng từ “dấu lạ” (semeion) là chỉ hành động phi thường của chúa Giêsu, đồng thời muốn nói: Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử loài người bằng một phương thức mới qua đức Giêsu. Ở Cana, biểu tượng và thực tế gặp nhau: Tiệc cưới của đôi trẻ là dịp để nói về cuộc hôn nhân giữa chúa Kito và Giáo Hội sẽ được thực hiện trong “giờ của Người” trên thập giá. Ở tiệc cưới Cana, chúa Giêsu chứng tỏ vinh quang của Chúa để các môn đệ  thấy mà tin theo. 

MẸ CHÚA GIÊSU

Khách chính trong tiệc cưới này không phải chỉ có một mình Chúa Giêsu mà có cả mẹ Người là đức Maria và các môn đệ (Ga 2:1-2). Ở đây, trong Tin Mừng Gioan, không bao giờ ta thấy đức Maria được chúa Giêsu gọi là mẹ. Danh từ “Bà” đã được chúa Giêsu dùng để gọi mẹ Maria là cách nói bình thường đứng đắn, nhưng không được công nhận để chỉ mẹ của một ai đó. Tuy nhiên coi Ga 19: 26 ta thấy Chúa Giesu dùng tiếng Bà để chỉ Mẹ là đức Maria.

Đức Maria luôn luôn là một biểu tượng. Nhiệm vụ của Mẹ là hoàn tất ơn gọi của các môn đệ. Mẹ là môi giới, dấu chỉ để cho các môn đệ thấy mà tin. Lời Mẹ nói với những người giúp việc trong tiệc cưới: “Hãy làm theo những gì Người bảo” (Ga 2:5) là yêu cầu tất cả mọi người hãy trở nên tân dân của Thiên Chúa. Ở Cana cũng như ở trên đồi Calvary, theo thánh sử Gioan, mẹ Maria không chỉ là hiện thân của một hiền mẫu và liên hệ huyết thống mẹ con với chúa Giêsu, mà còn đóng vai trò biểu tượng cao quí của một “Bà và Mẹ” của thần dân Thiên Chúa.

Trả lời yêu cầu của mẹ Maria, chúa Giêsu đáp: “Giờ của con chưa đến”. Nói một cách khác là giờ biểu lộ vinh quang của Người chưa đến. Giờ đó sẽ xẩy ra trên thập giá ở đồi Calvary. Nhưng lời nói đó không chỉ hiểu theo nghĩa đen của câu chuyện rượu và nước, mà còn phải hiểu một cách khác nữa. Phép lạ biến nước thành rượu có nghĩa là giao ước cũ giữa Trời và Đất sẽ hoàn toàn đổi mới. Lời mẹ Maria nói với Con mẹ đã biến đổi cảnh buồn thành vui. Lời Chúa Giêsu nói với những người giúp việc trong tiệc cưới đã thực sự trở thành phép lạ. 

“GIỜ” CỦA CHÚA - CRONOS VÀ KAIROS

Tiếng “GIỜ” trong tiệc cưới ở Cana có một ý nghĩa quan trọng và đặc biệt. Trong Tân Ước, chúng ta thường thấy tiếng “giờ” được dùng như: “Giờ đã đến và chính lúc này là giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha…” (Ga 4:23-24) và khá nhiều trong những câu chuyện nói về những việc lạ lùng và phi thường như chữa lành bệnh hiểm nghèo, và trong những trường hợp như vậy thì thường được đổi thành “ngay tức thì”.  “Giờ” mà Chúa Giêsu nói ở tiệc cưới Cana là giờ khổ nạn, giờ Chúa chịu chếtsống lại và lên trời (Ga 13: 1). 

Chữ “Giờ” tiếng Hy Lạp là “hora” thường có nghĩa là kairos hơn là cronos. Cronos là thời gian chỉ những việc xẩy ra bình thường, ta có thể sửa đổi được nhưng đôi khi lại không chính xác. Còn kairos nói lên sự đứt đoạn khi bị trở ngại bất ngờ khiến ta phải thay đổi chương trình cho thích hợp. Giờ của chúa Giesu là giờ Chúa đã định tức kairos lại xẩy ra ngoài dự định hoặc trước khi Người muốn. Dĩ nhiên chương trình của Chúa thì Chúa đã biết, nhưng hoàn cảnh thay đổi buộc Chúa phải đi theo một lối khác.

TIỆC CƯỚI CANA[1]

Có nhiều cách cắt nghĩa các biểu tượng trong câu chuyện tiệc cưới. Một là coi câu chuyện có hai cảnh đối nghịch nhau giữa việc chúa Giêsu làm và sự bất toàn của Do Thái giáo. Theo quan niệm này, thì Do Thái giáo tự nó đã dần dần tàn rụi, trống rỗng và kiệt quệ rồi. Kitô giáo tức rượu ngon phải thay thế Do Thái giáo là nước lã.

Cách cắt nghĩa thứ hai là nỗi vui mừng vì vương quốc Thiên Chúa xuất hiện đã được Chúa Giêsu nhân dịp tiệc vui này loan báo cho mọi người biết. Việc tỏ lộ của Chúa biến thành cuộc vui trong cuộc vui, liên hoan trong liên hoan, hôn nhân trong hôn nhân. Viễn cảnh này dựa vào truyền thống Do Thái coi tiệc cưới là thời gian thánh. Bài đọc I hôm nay (Is 62) bắt đầu bằng một ẩn dụ lễ cưới. Thánh ý Chúa đã nhất định là đất Judah không còn là nơi hoang vu, bị bỏ rơi, vì Judah sẽ là hôn thê thánh thiêng của Israel, không phải của riêng ai cả.

Cách diễn nghĩa thứ ba có lẽ là hay và sâu sa nhất cho chúng ta thấy cách thức đứt đoạn của thời gian “cronos” để trở thành biến cố của thời gian “kairos”.  Chúa Giêsu đã tính trước và chờ đợi giờ của Người để Người có thể xác định và điều khiển. Thay vào đó, “giờ” của Chúa lại đến với Chúa một cách bất ngờ, ngoài dự tính, đặt Người vào những cảnh huống khó sử, ngay cả do chính mẹ Người !

Chúa Giêsu đã tạo bộ mặt mới cho buổi tiệc cưới ở Cana này. Người không cung cấp rượu ngon khi tiệc bắt đầu lúc khách còn tỉnh táo, nhưng lại cho vào lúc mọi người đã say ngất ngư. Chúa Giêsu đã để dành rượu tốt vào giờ chót thì vinh quang của Người mới tỏ lộ rõ ràng (Ga 2:10). Đây là một biểu lộ giống như Lễ Hiển Linh mà Giáo Hội mừng trọng thể vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm. 

NHỮNG GIÂY PHÚT ĐỘT PHÁ

Trong những công tác mục vụ cũng như công việc cá nhân hàng ngày, chúng ta thường để dây dưa ngày này qua ngày khác, sống với nỗi niềm vô vọng, đều đều và phẳng lặng, nặng nề và uể oải. Chúng ta bị khóa chặt vào thời gian “cronos”, không thể nghe thấy tiếng Chúa mời gọi chúng ta vượt thoát khỏi những giây phút tầm thường khốn khổ ấy để bước vào cuộc sống mới khác thường và đặc biệt. Thiên Chúa muốn chúng ta để Người đổ tràn đầy tâm trí chúng ta là những bình đựng bằng rượu mới tức sự hiện diện của Thiên Chúa. Một khi chúng ta lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi và làm bất cứ điều gì Chúa biểu, thì những cái tầm thường trong cuộc sống chúng ta tức khắc biến thành đặc biệt và phi thường, bình không và bình nước lã sẽ đầy tràn rượu mới ngon lành. Chúng ta sẽ trở thành ngày lễ hội thực sự.

Đoạn Tin Mừng tiệc cưới Cana đã chỉ cho đôi tân lang cách thức tránh đừng để rơi vào tình trạng bê bết ấy hoặc phải thoát ra khỏi nó. Hãy mời Chúa Giêsu đến dự tiệc cưới của bạn! Điều xẩy ra ở tiệc cưới Cana cũng có thể xẩy ra ở bất cứ một đám cưới nào khác. Nó bắt đầu với những tiếng cười rộn ràng thoải mái, biểu tượng của rượu nồng, nhưng cuộc vui sơ khởi ấy qua đi và tàn lụi với lo âu hối tiếc, khi mà tình yêu không còn, niềm vui đã hết, chỉ thấy buồn tẻ với ưu phiền trống rỗng. Còn về gia đình, nếu chúng ta không cẩn thận sẽ giống như đám mây chiều buồn thảm lờ lững cô đơn trước cơn bão tố sắp tới. Với những cặp vợ chồng như vậy thì đúng là đám cưới của họ không còn rượu nữa. Lễ cưới chỉ có một hay hai ba ngày, nhưng hôn nhân là cả một đời người. 

ĐÔI LỜI KẾT

Câu chuyện Tin Mừng đầy ánh sáng chan hòa rực rỡ này không có chủ đích nói về việc mẹ Maria can thiệp vào tiệc cưới, cũng không phải lời Chúa Giêsu trách mẹ Maria. Câu chuyện kết cục có chủ đích biểu lộ tình trạng lễ hội của một gia đình bình thường có Con Một Thiên Chúa là đức Giêsu hiện diện. Nó không phải là cuộc chè chén say sưa như những tiệc cưới của người Do Thái, cũng không phải là những tiêu chuẩn hay nguyên tắc phải theo, phong tục và luật lệ trong cuộc sống gia đình hay những chuẩn mực về hôn nhân, cũng không phải Do Thái giáo thì suy tàn mà Kito giáo thì sung mãn đầy ắp.

Câu chuyện tiệc cưới Cana có mục đích kêu gọi chúng ta suy nghĩ xem lệnh của Chúa “Hãy đổ đầy nước vào những bình này” có làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên mới không. Giờ của Người đến  -tức giờ kairos- là lúc những kế hoạch bị hỏng và sự hiện diện của Thiên Chúa giao thoa nhau. Đây là lúc bắt buộc chúng ta phải nắm lấy cơ hội và chọn lựa rồi hành động như chọn giữa thiện và ác. Cana cho chúng ta thấy Chúa Giesu đã phải điều chỉnh chương trình của Người khi có biến cố bất ngờ xẩy ra.  Câu chuyện xẩy ra cho Chúa trong tiệc Cana nói lên tính uyển chuyển của đời sống tu đức. Giờ “cronos” của chúng ta phải biến đổi thế nào để thành “kairos”, một khoảnh khắc của đột phá và hy vọng, của thề hứa và khả dĩ ?

Chúng ta hãy cầu khẩn Chúa và Mẹ Maria biến chúng ta thành những tôi tớ trung thành, sẵn sàng làm bất cứ điều gì Chúa biểu, và hăng say chia sẻ với tha nhân rượu nồng Chúa đã cung cấp cho chúng ta. Khi biết lắng nghe tiếng Chúa và làm theo lời Chúa thì những điều bình thường trong cuộc sống sẽ trở thành phi thường, những bình không hoặc bình nước lã sẽ tràn đầy rượu mới ngon nồng, những giây phút cronos sẽ biến thành kairos, và chúng ta trở nên những ngày hội thực sự của nhau và cho nhau.

Đừng ngần ngại, đừng sợ gian khổ, đừng tránh né viện cớ này cớ nọ để không nghe tiếng gọi lương tâm là tiếng Chúa gọi. Công bằng, Công lý, Tự do Tôn Giáo….thì trong hoàn cảnh nào, an bình hay chiến tranh, bảo vệ hay đàn áp truy nã thì ý nghĩa của nó cũng không bao giờ thay đổi. Nó là ông THIỆN. Kẻ nào đi ngược lại nó, chống lại nó là KẺ ÁC. Chúng ta phải chọn Thiện, chống lại Ác. Leo lên mái nhà mà nói sự thật. Đừng sợ. (Mt 10: 26-28)  

Khi mà Thiện Ác giao thoa thì đó là giờ Kairos xuất hiện, giờ của Chúa. Ta phải chọn Thiện đánh Ác. 

Fleming Island, Florida

Jan.  2019

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!