Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÃY TỈNH THỨC ĐÓN CHÚA KITO ĐẾN LẦN II

 

CHÚA NHẬT I C  MÙA VỌNG
      Gr 33:14-16; Tv 25; 1Tx 3: 12-4,2; Lc 21:25-28,34-36
          

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

Con Người ngự đến

Lúc bấy giờ sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xẩy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc. (Lc 21:25-28)

 

Hãy tỉnh thức và cầu nguyện

 

Vậy anh em phải đế phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày Ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày Ấy sẽ ập xuống trên mọi dân khắp mặt đất. Do đó anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người.” (Lc 21: 34-36)

                                                   ********* 

CHỜ  ĐỢI VÀ HY VỌNG 

Bất cứ khi nào và ở thời đại nào, khi mà thế giới hoặc xã hội, cộng đồng rơi vào thảm trạng chia rẽ xem chừng không thể giải quyết được, thì người ta thường tự an ủi và hy vọng. Chúng ta hãy nhớ lại và cám ơn những anh hùng của cuộc cách mạng nhung đã làm cho chế độ cộng sản chấm dứt vào thời điểm hơn 20 năm trước đây. Chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng trước những từ “Hy Vọng” của cựu tổng thống Tiệp Khắc Vaclav Havel cũng như của đức cố Hồng Y Fx Nguyễn văn Thuận đã nói đến trong thời gian các ngài bị cầm tù. Những lời này đã làm cho trí tưởng tượng của nhiều người trở thành kinh hoàng khi chứng kiến quang cảnh chế độ cộng sản hoàn toàn xụp đổ ngay tại Liên Sô.

Những gì xem ra không thể xẩy ra được vẫn có thể xẩy ra vì những căn do mà trí con người chưa đạt tới được. Vì vậy, tình trạng mà chúng ta đặt hy vọng càng bất thuận bao nhiêu thì niềm hy vọng lại càng sâu xa thắm thiết bấy nhiêu. Hy vọng không phải là lạc quan. Nó không như là tin tưởng một điều gì sẽ trở thành tốt đẹp, nhưng chắc chắn điều đó xẩy ra phải là hữu lý, bất kể kết quả như thế nào. Tóm lại, người ta thường nghĩ rằng điều quan trọng và sâu xa nhất của hy vọng là nó có thể giữ cho chúng ta an toàn, và thôi thúc chúng ta làm lành lánh dữ. Đó là suối nguồn thực và duy nhất của thần tính con người và những cố gắng của nó là điều mà chúng ta đạt được do từ ‘đâu đó’!

Khi đọc sách giáo lý, chương ‘Các Nhân Đức Đối Thần’, nhất là những đoạn về Đức Cậy (#1817-1821), chúng ta cảm thấy hy vọng và bằng an trong tâm trí, đặc biệt rất phấn khởi khi cảm nghiệm được những tư tưởng trong đoạn #1818:

Đức Cậy đáp lại khát vọng hạnh phúc mà Thiên Chúa đã đặt nơi tâm hồn mọi người: nhân đức này đảm nhận các niềm hy vọng hướng dẫn các hoạt động của con người, thanh tẩy các hy vọng đó và hướng chúng về Nước Trời. Đức cậy bảo vệ chúng ta khỏi tuyệt vọng, nâng đỡ chúng ta trong những lúc chán nản, cởi mở tâm hồn chúng ta trong khi chờ đợi vinh phúc muôn đời. Niềm phấn khởi của Đức Cậy sẽ giữ ta khỏi tính ích kỷ và dẫn đưa tới hạnh phúc của Đức Ái.” 

THEO DÕI CHÚA GIÊSU TỪNG NGÀY MỘT

Những tư tưởng như vậy rất quan trọng đối với chúng ta khi bước vào Mùa Vọng với Tin Mừng Luca nói về ngày tận thế như sét đánh (Lc 21:25-28, 34-36). Câu chuyện ngày tận thế này cũng giống như chuyện thời cánh chung mà Mac Cô miêu tả ở đoạn13 trong Tin Mừng của thánh sử. Thánh Luca nói về thành Jerusalem bị quân La Mã phá hủy vào năm 70 sau cn (Lc 21:20-24) cho phép chúng ta quả quyết lời tiên đoán của chúa Giêsu về việc Jerusalem bị phá hủy đã ứng nghiệm. Do đó việc Chúa loan báo chúng ta được cứu rỗi ngày sau cùng cũng sẽ xẩy ra (Lc 21:27-28).

Nên để ý, hai thánh Luca và Mac cô miêu tả ngày tận thế có đôi chỗ khác nhau. Luca  tin vào ngày tận thế, nhưng coi hành động và lời chúa Giêsu nói từng ngày một là quan trọng, ngài cũng diễn tả ý nghĩa một vài dấu hiệu về ngày tận thế giống như đoạn 13 của Mac co rồi kết luận là những điều liên hệ đến Giáo Hội và cộng đồng Kito hữu sơ khai sẽ trì hoãn lại cho đến ngày Chúa giáng lâm lần thứ hai. Còn về việc các tông đồ bị truy nã (Lc 21:12-19) và thành Jerusalem bị phá hủy (21:20-24) thì Luca cho là những dấu chỉ về ngày cánh chung này đã được ứng nghiệm rồi.  

Tuy nhiên Kito giáo có lẽ không buộc phải hiểu chính xác từng chi tiết về ngày tận thế.  Chúa Giêsu cũng rất ít đưa ra những dữ kiện đặc biệt về việc Chúa sẽ đến trong tương lai ngoài việc Thiên Chúa sẽ hoàn thành mục đích của Người qua chúa Giêsu Kitô. Trong một buổi học hỏi kinh thánh, có người hỏi linh mục giảng thuyết về ngày Chúa giáng lâm lần hai thì được trả lời rằng ngày đó xẩy đến có lẽ sẽ không gây ngỡ ngàng nhiều như ngày chúa đến lần thứ nhất. Tất cả đều ở trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa sẽ mang lại vương quốc của ngài mới là điều quan trọng.

 CHÚA GIÊSU GIÁNG LÂM LẦN 2 LÀ CẦN THIẾT

Thư thánh Phaolo gửi tín hữu Thessalonia (3:12- 4:2) cho chúng ta thấy thánh Phaolo muốn các tân tòng của ngài tin thực sự vào việc Chúa Giêsu chịu chết và sống lại huy hoàng. Đối với Phaolo, cốt lõi sứ điệp Chúa Kito là ngày chúa giáng lâm lần thứ hai. Không có biến cố này, thảm cảnh cứu chuộc của Chúa không được trọn vẹn. Phaolo tin tưởng rằng Chúa giáng lâm lần thứ hai là cấp bách nên cần phải được chuẩn bị. Hai điều cần phải làm là: (1)Tăng tình yêu nhân loại và tình yêu tha nhân. (2) Đạt được mục đích của một Kito hữu là sự thánh thiện được biểu hiện qua tình yêu thương nhau. Sự thánh thiện đây là mục đích phải đạt được qua những hành động thường nhật như làm việc thiện, tử tế, bác ái với mọi người và niềm hy vọng.

 VIỆC LÀM TRONG MÙA VỌNG

 Mùa Vọng đến với chúng ta và thức tỉnh chúng ta khỏi mọi mê muội. Vậy phải làm gì trong mùa Vọng năm nay? Dĩ nhiên chúng ta sẽ âm thầm chuẩn bị lòng trí và cuộc sống của chúng ta để đón nhận con người vĩ đại bằng xương thịt thực sự ấy sẽ đến.  Chúng ta phải chờ đợi gì và mong đợi ai? Chính những người, những đức tính tốt và đồ vât chúng ta mong chờ nói cho chúng ta biết chúng ta là ai. Khác với thời gian ăn năn thống hối hoặc chán nản thất vọng, mùa Vọng là mùa vui mừng trong hy vọng và thời gian kiên trì chờ đợi. Thiên Chúa biết chúng ta nóng lòng chờ mong thế nào rồi. Tuy nhiên, nhẫn nại vẫn là đức tính cần thiết phải có trong mùa Vọng này.

Thánh Cyril thành Jerusalem đã viết về Chúa Giêsu Kito dưới hai khía cạnh: một là Thiên Chúa có trước mọi thời đại, hai là Thiên Chúa do Đức Trinh Nữ vào cuối mọi thời đại. Quả vậy, Chúa đến hai lần: một lần được bọc trong tấm vải thô sơ, ẩn náu nơi máng cỏ hang lừa nghèo nàn giữa sương mù giá lạnh; nguợc lại lần thứ hai trong tương lai, ngài sẽ mặc áo ngự bào, sáng chói, huy hoàng. Lần đầu kết thúc trên thập giá, chịu mọi xỉ nhục xấu xa; lần hai sẽ có cả đạo binh thiên quốc hùng dũng đứng nghênh chào hai bên. Do đó, chúng ta không nên ngừng ở lần đầu tiên, mà phải luôn luôn hướng tới lần thứ hai Chúa đến. Chúng ta chào mừng Chúa đến lần đầu: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, phúc cho ai nhân danh Chúa mà đến!”;  lần thứ hai chúng ta cũng vinh danh Chúa như vậy. Chúng ta sẽ bước ra trước mặt Chúa và các thiên thần, quì lạy Người và kêu lớn tiếng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, phúc cho ai nhân danh Chúa mà đến!”.

Là Kito hữu, chúng ta tuyên xưng Chúa Kito ngự đến, không phải chỉ lần đầu mà cả lần hai huy hoàng, sáng chói và uy nghi hơn lần trước. Lần trước xẩy ra dưới những dấu ấn buồn rầu đau khổ; lần sau, ngược lại, chúa Kitô đến đội triều thiên vương quyền thiên quốc. Mùa Vọng được nhìn dưới hai khía cạnh lịch sử: xã hội và tôn giáo. Lịch sử xã hội, thì chuyển vận theo chu kỳ không có tính cứu chuộc. Lịch sử tôn giáo, có tính linh thiêng thì được Thiên Chúa cứu rỗi qua Đức Giêsu Kitô và trở thành bí tích trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau suy niệm về ơn Hy Vọng khi chúng ta bước vào mùa Vọng, là mùa  mong  đợi Chúa Giêsu đến qua nhữg gợi ý trong bài giảng của chân phưóc Hồng Y John H. Newman:

“Những người mong đợi Chúa Kito đến là những người nhạy cảm, hăng hái và có đầu óc hiểu biết, họ luôn tỉnh thức, sống động và hăng say tôn vinh Người, họ tìm kiếm Chúa trong mọi sự xẩy ra, họ không cảm thấy ngạc nhiên và quá xúc động, nếu họ khám phá ra rằng Chúa  đến ngay lập tức…Và đây là điều chúng ta phải để ý: Hãy tách rời khỏi hiện tại và sống với những gì mình không nhìn thấy; sống trong tâm tư của chúa Kitô khi Người đến lần đầu và sẽ lại đến nữa; cầu mong Chúa đến lần thứ hai do sự tưởng nhớ đến sự Chúa đến lần đầu với tâm tình đầy trìu mến và biết ơn.

Sau cùng, điều suy niệm này về ơn Hy Vọng trông được chuyển hướng theo cha James Keller, MM, sáng lập viên Hiệp Hội Christophers / Kito viên:

Hy vọng là hướng về điều thiện nơi con người thay vì ngả theo những điều xấu.? Hy vọng thì mở cửa vào chỗ thất vọng bị đóng.? Hy vọng thì khám phá ra những điều có thể làm được thay vì phàn nàn về những điều không thể làm được.? Hy vọng là rút ra được sức mạnh từ lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa và bản tính thiện hảo của con người.? Hy vọng là đứng dậy “Thắp sáng ngọn nến” thay vì ngồi yên “nguyền rủa bóng tối”.? Hy vọng là để ý đến những vấn đề, dù lớn hay nhỏ, như là những cơ hội.? Hy vọng là không chấp nhận ảo tưởng, cũng không nhường bước trước những hoài nghi.? Hy vọng là đưa ra những mục đích lớn và không nản chí khi gặp khó khăn hoặc phải làm đi làm lại một việc gì.? Hy vọng thúc đẩy chúng ta tiến bước khi chúng ta cảm thấy nản chí hoặc dễ dàng thoái lui bỏ cuộc.? Hy vọng là đặt tin tưởng vào những thành quả khiêm tốn nhất vì nhận thức rằng cuộc hành trình đường dài bắt đầu chỉ với một bước đầu tiên ngắn.?Hy vọng là chấp nhận những hiểu lầm như là cáí giá để phục vụ điều thiện to lớn hơn của tha nhân.? Hy vọng là thất bại ê chề, bởi vì có Chúa là nguồn an ủi cho cuộc toàn thắng cuối cùng.

                            *******

ĐÔI ĐIỀU SUY NIỆM TRONG MÙA VỌNG

Tự Vấn Lương Tâm

Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà trở về (Mc 13:35)

* Tôi có lắng nghe tiếng Chúa nói và sự hiện diện của Người  trong cuộc sống hàng ngày của tôi không? Tôi có thay đổi cuộc sống hàng ngày để sẵn sàng chờ Chúa trở lại không?

 

Hãy sửa soạn  đường đi cho Chúa,  sửa lối cho ngay thẳng để Người đi (Mc 1: 3)

* Tôi có tìm kiến Chúa nơi những người nghèo hèn và thấp kém nhất trong xã hội không? Tôi có thể góp một phần nhỏ của gia sản tôi để giúp cho cuộc sống của họ được chút ít dễ dãi hơn không?

 

Có một người tên Gioan Baotixita đến để làm chứng cho ánh sáng (Ga 1: 6)

* Ánh sáng chúa Kitô chiếu tỏa thế nào trên thế gian qua những hành vi của tôi? Tôi có can đảm  lên tiếng chống lại ác quỉ trên thế giới không?

 

Thiên thần nói với Đức Mẹ Maria “Thánh Thần Chúa sẽ ngự xuống trên bà.” (Lc 1: 35)

* Tôi đã tôn vinh Chúa Thánh Thần thế nào khi chúa ngự trên tôi lúc tôi chịu phép thánh tẩy?  Tôi có cầu nguyện hàng ngày và tham dự vào các phép bí tích không?

 

 

Kinh cầu nguyện Mùa Vọng

 

Lạy Thiên Chúa từ  bi muôn thuở

Tình yêu Chúa bao la.

Con nâng lòng xin Chúa,

Trong suốt mùa chờ mong

 

Xin cho con  kiên nhẫn

Sửa soạn đường Chúa đi

Để Chúa đến,

Chúa là Đức Kitô.

Đổ tràn đầy Hy Vọng,

Con hăm hở chờ mong

Chúa Kitô trở lại

Trong vinh quang sáng ngời

 

Xin đổ tràn niềm vui,

Âm vang toàn Giáo Hội.

Maranatha! Xin hãy đến,

Lạy Thiên Chúa là Chúa Kitô.

 

 Cả nhà cầu kinh trước khi ăn

 

Lạy Thiên Chúa, xin hãy đến!

Xin Chúa hãy đến!

 

Chúa hiện diện nơi đây,

Qua bữa cơm này,

Nhắc lại lòng quảng đại,

Tình yêu Chúa tràn đầy.


 

Lạy Chúa, xin hãy đến.

Chúa hiện diện nơi đây,

Biểu hiện từ bi công chính,

Sáng tỏa toàn Giáo Hội.


 

Lạy Chúa, xin hãy đến.

 

Chúa hiện diện nơi đây,

Kết hợp tất cả trong Chúa.

Chúa hiện diện..

Bất hòa biến tan.

Xin chúc phúc bữa cơm này

Và tất cả những ai chờ mong Chúa.


 

Lạy Chúa, xin hãy đến.

  _________________________________________

 

Fleming Island, Florida

Gần kề Lễ Thánh Quan Thầy Phanxico Xaviê Dec 3, 2015

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!