Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
BÀI 8- TRUNG ĐÔNG: ĐIỂM NÓNG THẾ GIỚI

 

               Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 

Trong những thập niên gần đây, Trung Đông đã gây chấn động thế giới, nhất là vì biến cố 9-11-2001 quân khủng bố tấn công Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn, rồi chiến tranh xẩy ra ở Iraq, Afghanistan và Syria. Trung Đông đã thực sự trở thành Điểm Nóng thế giới.

Khung cảnh địa dư trong Kinh Thánh nằm giữa Địa Trung Hải và sông Jordan là những địa danh đặc biệt. Trong Kinh Thánh vùng này được gọi bằng những tên khác nhau ở những thời điểm khác nhau như Canaan, Israel và Judah. Trong Tân Ước thì được gọi là Judea, Samaria và Galilee. Còn tên “Palestine” thì không thấy trong Kinh Thánh nhưng được sử gia Hy Lạp Herodotus và sau này các văn sĩ cả Hy Lạp lẫn Roma đều dùng, dĩ nhiên là phát xuất từ người Philistines là dân đã định cư ở đó từ trước. Người La Mã đã quyết định dùng danh xưng này sau khi dẹp tan phong trào phản loạn của Do Thái và trục xuất họ ra khỏi đó. 

Đất đai quốc gia Israel thì nhỏ, không lớn hơn tiểu bang New Jersey của Hoa Kỳ và nhỏ hơn đảo Sicily. Tại sao nó lại làm thế giới chú ý đến nó nhiều như vậy? Có nhiều lý do về lịch sử, tôn giáo, văn hóa và chính trị.

 Phong trào bài Do Thái vẫn tiếp tục trên toàn thế giới. Iran nhất định chế tạo khí giới hạch nhân. Syria hoang tàn vì nội chiến. Cuộc xung đột Ả Rập-Israel bùng nổ. Kháng chiên quân Hồi Giáo muốn tiêu giệt Israel. Họ ghét cay ghét đắng Hoa Kỳ vì đã ủng hộ và yểm trợ Israel.

 Tất cả những cảnh huống đó đã làm con người hoang mang hoảng sợ, nhưng nhờ những lời tiên tri của các ngôn sứ và của chính chúa Giesu ghi lại trong Kinh Thánh, đặc biệt sách Khải Huyền của Gioan, chúng ta có thể biết được quá khứ, hiện tại và tương lại của vùng Trung Đông này. Những biến cố kinh hoàng long trời lở đất sẽ xẩy ra trước, nhưng nhờ ơn Chúa câu chuyện lại kết thúc trong niềm vui của nhân loại!

 

NHỮNG CUỘC ĐỔI CHỦ CỦA JERUSALEM  VÀ  ĐẤT THÁNH

 Cana là vùng đất đầu tiên được nói tới trong sách Sáng Thế (Genesis 11:31). Sau khi ông Abraham đã sống ở đó 24 năm, Thiên Chúa đã hứa ban cho ông và con cháu ông tất cả vùng đất Cana” như là gia sản“đời đời” (Genesis 17:8).

 Rồi 430 năm sau, khi dân Israel được Thiên Chúa giải  thoát khỏi cảnh tù đày Ai Cập một cách kỳ lạ dưới sự chỉ đạo của ông Mai Sen (Exodus 12:40), Thiên Chúa lại hứa “ban cho họ đất Cana, miền tràn đầy sữa và mật ong”(Exodus 6:4; 3:8).

  Dưới sự lãnh đạo của Joshua, Thiên Chúa để cho Israel đi chinh phạt dân Cana và định cư tại đó. Tuy nhiên trong vòng 400 năm, dân Israel vẫn không kiểm soát hoàn toàn được người Jebusite là cư dân ở Jerusalem (Joshua 15::63). Cuối cùng vua David đã làm chủ được thị trấn “Zion”, rồi đổi thành “Thị trấn David” (2Samuel 5:6-7).

Israel đã trở thành một quốc gia hùng mạnh dưới trào David và Solomon và lấy Jerusalem làm thủ đô. Solomon xây đền thờ rất huy hoàng ở trên đỉnh Núi Moriah, chỗ  mà Abraham đã tính tế lễ con trai đầu lòng Isaac cho Thiên Chúa (Genesis 22:2; 2Chronicles 3:1). Sau khi vua Solomon băng hà, Israel bị chia làm hai. Jerusalem tiếp tục là thủ đô của vương quốc miền Nam Judah.

 Judah sau này đã bị vua Nebuchadnezzar của Babylon xâm chiếm vào năm 587 trước cn. Jerusalem và đền thờ bị phá hủy, dân chúng bị bắt về Babylon làm tù binh / nô lệ. Nhưng đến năm 539 trước cn, Babylon bị người Ba Tư (Iran bây giờ) chiếm thì nhửng tù binh Do Thái được thả về quê. Dưới sự lãnh đạo của Zerubbabel, Ezra và Nehemiah, một số dân Do Thái về nước tái thiết thị trấn, xây lại đền thờ dù không được huy hoàng như thời vàng son trước kia.

 Cuối cùng vào thế kỷ I trước cn, Judea bị đế quốc La Mã đô hộ. Vua Herod mở rộng  và tu sửa đền thờ cho huy hoàng đẹp đẽ hơn. Chúa Giesu đã thực hiện phần lớn sứ vụ của Chúa ở Galilee và Judea. Những biến cố quan trọng của Chúa cũng đã xẩy ra ở Jerusalem như Chúa bị đóng đanh chết trên Thập Giá và Sống Lại. Giáo Hội bắt đầu được hình thành khi các môn đệ của Chúa Giesu nhận được ơn Chúa Thánh Thần lúc họ tụ họp tại Jerusalem để mừng lễ Ngũ Tuần là Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Acts 2:1-4).

 Khi quân đội La Mã dẹp tan cuộc nội loạn của Do Thái vào năm 70, thì Jerusalem và Đền Thờ lại một lần nữa bị phá tan hoang. Một cuộc nội loạn nữa vào năm 135 cũng bị La Mã đè bẹp. Nhiều thế kỷ sau, vào năm 638, người Ả Rập Hồi Giáo chiếm thị trấn. Năm 692 Hồi Giáo hoàn thành Dome of The Rock. Nhiều người tin rằng đền này được xây trên nền của đền thờ trước kia. Từ đó Jerusalem cứ thế thay đổi chủ này qua chủ khác nhiều lần. Năm 1517 đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman nắm quyền thống trị Trung Đông trong 4 thế kỷ.

 Năm 1917, thời thế chiến I, Anh đánh bại đế quốc Ottoman và chiếm được Đất Thánh, lúc đó gọi là Palestine. Cuối cùng năm 1948 sau khi Anh Quốc vì áp lực phải nhường quyền, LHQ đã chia vùng đất này thành hai: Ả Rập và Do Thái.

 Khi Anh quốc rút lui, thì tân quốc gia Israel được khai sinh. Ít giờ sau, quân đội của năm quốc gia Ả Rập ở chung quanh tấn công Israel, với quyết tâm tiêu giệt luôn. Nhưng sau nhiều tháng chiến đấu, Israel đã thắng. Tuy nhiên, họ còn phải tiếp tục cuộc chiến tự vệ qua những năm 1956, 1967 và 1973  và vì nhiều sung khắc bất đồng lớn khác nữa.

 Trong trận chiến 6 ngày năm 1967 Israel đã kiểm soát được Thị Trấn Cổ -tức phía Đông Jerusalem gồm cả Đồi Đền Thờ. Tuy nhiên để bớt áp lực và tránh đụng độ lớn, Israel đã để Hồi Giáo kiểm soát tôn giáo ở Đồi Đền Thờ.

  Ngày nay, Israel là nước nhỏ phải chống trả với một láng giềng thù nghịch lớn có 57 quốc gia Hồi Giáo, và cả 22 nước Ả Rập nên Israel thường coi mình như David chống cự với anh chàng khổng lồ Goliah.

 Jerusalem hiện được coi là Đất Thánh của ba tôn giáo lớn là Kito giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Thiên Chúa đã chọn Jerusalem là “Thị Trấn Thánh”, nhưng nhục nhã thay xuyên suốt dòng lịch sử của nó, thị trấn này lại giống và còn tệ hơn cả “Sodom và Ai Cập” (Revelation 11:2, 8).

 Jerusalem có nghĩa là “đất hòa bình”. Lúc đầu, để cho vắn gọn người ta đọc là Salem nghĩa là “hòa bình” (Genesis 14:18; Psalm 76:2; Hebrews 7:1-2). Tuy nhiên thị trấn cũng không sống đúng với cái danh xưng đó. Suốt chiều dài lịch sử của nó, Jerusalem đã bị phá hủy 2 lần, bị tấn công 52 lần, bị bao vây 23 lần, bị chiếm đóng 44 lần.

 Trong tương lai, sau khi Chúa Giesu, vị Hoàng Tử của Hòa Bình trở lại thế gian, Jerusalem sẽ thành thủ đô của toàn thể thế giới (Isaiah 2:1-3). Nó sẽ thực sự là thị trấn thánh và hòa bình! Rồi sau một thiên niên kỷ, nó sẽ được thay thế bằng một thị trấn lớn hơn. Một Tân Jerusalem (Revelation 21:2).

 

NHỮNG ĐIỀU KINH THÁNH NÓI VỀ TRUNG ĐÔNG

 Đối chiếu lịch sử Kinh Thánh với tin tức thế giới hiện nay ta thấy những lời tiên tri về thời cánh chung quả đã ám chỉ Trung Đông. Những xung đột hiện nay và có thể mai ngày ở nơi này cũng sẽ ảnh hưởng và ngày càng tăng lên ở những phần đất khác trên thế giới. Chúng ta cần đặc biệt để ý và tìm hiểu về Trung Đông tùy theo bối cảnh của Kinh Thánh.

 

Jerusalem là trọng tâm của những xung đột vào thời cánh chung?

 Hãy nghe đây! Ta sẽ làm Jerusalem thành chén đắng nồng choáng váng cho những nước chung quanh khi chúng vây hãm Judah và Jerusalem. Ngày ấy Ta sẽ biến Jerusalem thành quả tạ cho muôn dân nước. Bất cứ ai nhấc nó lên sẽ bị rách da nát thịt, dù moị quốc gia trên mặt đất tụ nhau lại đánh nó….” (Zechariah 12:2-3).

 Jerusalem đã được loan báo trước sẽ trở thành trung tâm của bất đồng, tranh cãi và sung đột vào thời tận cùng. “Chén đằng say nồng” và “tá đảng nặng cho muôn dân.”

 

Israel sẽ nằm ngay giữa những trận chiến vào ngày cánh chung?

 Vào thời tận cùng, vua Phương Nam sẽ tấn công vua Phương Bắc. Và vua Phương Bắc sẽ chống trả lại vua Phương Nam như vũ bão với chiến xa, kỵ binh và tàu chiến. Y sẽ tiến quân tràn ngập vào các nước như thác lũ. Y cũng sẽ đi vào Đất Thánh huy hoàng, nhiều quốc gia bị ngã gục. Nhưng dân này sẽ chạy thoát khỏi tay hắn như dân Edom, Moab và những phần tử ưu tú của dân  Ammon (đất Iran ngày nay).

 “Y sẽ ra tay hãm hại các nước, cả Ai Cập cũng không thoát khỏi. Y sẽ chiếm đoạt các kho vàng và mọi thứ quí giá của Ai Cập. Cả dân Liban và Ethiopi cũng đi theo hắn. Nhưng tin tức từ Đông và Bắc se làm hắn rối loạn hoảng sợ. Hắn bỏ đi và giận dữ tàn phá hủy giệt tất cả mọi sự mọi sinh mạng.

 “Y sẽ dựng lều tại bản doanh trong một vùng nằm giữa biển và núi thánh huy hoàng. Nhưng ngày tận số của y đã đến mà chẳng một ai cứu giúp” (Daniel 11:40-45).

 

Điểm quẹo của lịch sử: 1948 và 1967.

Tại sao những năm 1948 và 1967 lại là điểm quẹo của lịch sử?

  “Tin Mừng về Vương Quốc sẽ được loan báo khắp thế giới, để làm chứng cho tất cả mọi dân tộc, là ngày tận cùng sẽ đến. Do đó khi anh em thấy người ta đặt “trong nơi thánh Đồ Ghê Tởm Khốc Hại” mà ngôn sứ Daniel đã nói đến –người đọc hãy lo mà hiểu! thì bấy giờ ai ở miền Judea, hãy trốn lên núi….(Mathiew 24: 14-16).

 Đoạn này ám chỉ “nơi thánh” là nơi để thờ phượng Thiên Chúa. Chúa Giesu “nhắc lời tiên tri Daniel đã nói” (Daniel 12:11), vì chúng ta đã biết lời tiên tri đó ám chỉ “thời  tận cùng” (c. 9).

Trong câu Daniel 12:11, chúng ta thấy việc đặt “đồ ghê tởm khốc hại” trùng vào thời điểm mà “của hy lễ hàng ngày bị lấy đi.”  Do đó “nơi thánh” phải là đền thờ của người Do Thái hoặc bàn thờ nơi dâng lễ vật hy sinh. Đối với Do Thái Giáo, chỉ có một thị trấn duy nhất trên thế giới đủ tiêu chuẩn là đền thờ / bàn thờ là Jerusalem. Người Do Thái đã không kiểm soát được Đất Thánh cho đến năm 1948, và Đồi Đền Thờ ở Jerusalem cho đến Trận Chiến 6 Ngày năm 1967.

 Nhiều lời tiên tri có hai ý, một ý đã ứng nghiệm trước đây, một ý sẽ ứng nghiệm sau này, sẽ là kết thúc và hoàn chỉnh. Thực ra lời tiên tri của Daniel đã có hai ứng nghiệm trước rồi. Một vào năm 168 hoặc 167 trước cn khi Antiochus Epiphanes làm ô uế đền thánh và bãi bỏ hy lễ của người Do Thái, ám chỉ ở câu Daniel 11:31. Một nữa vào năm 70 sau cn khi người La Mã phá hủy đền thờ và bãi bỏ chức tư tế của người Do Thái cùng cách tế lễ (Luke 19:43-44).

 Để hiểu biến cố tương lai của Daniel 12:11, ta cần phải hiểu những việc ở quá khứ, vì Thiên Chúa thường lèo lái lịch sử cho nó tự diễn biến trở lại.

 

Bài học về câu chuyện thánh Luca và lời tiên tri Chúa Giesu nói về sự sụp đổ của thành Jerusalem.

Câu chuyện Luca kể đi song hành với lời tiên tri của Chúa Giesu nói về sự sụp đổ của thị trấn Jerusalem cũng cho ta một bài học.

 “Khi anh em thấy thành Jerusalem bị quân lính bao vây thì anh em phải hiểu rằng đã

gần đến ngày khốc hại của thành. Bấy giờ ai ở miền Judea hãy trốn lên núi; ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác; ai ở vùng quê chớ có vào thành. Vì đó là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm.

“Nhưng khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó! Vì sẽ có cơn khốn khó cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ giáng xuống dân này. Họ sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị đày đi khắp mọi quốc gia. Jerusalem sẽ bị dân ngoại  giày xéo cho đến khi hết thời của họ” (Luke 21:20-24).

Jerusalem bị “khốc hại” sau khi bị “quân lính bao vây”. Khốc hại tinh thần và thể xác khi tự do tôn giáo bị cưỡng đoạt. Khốc hại của thành khi Jerusalem bị giày xéo bới dân ngoại.” Jerusalem sẽ trở thành hoang tàn, không còn dân vì nhiều người “đã bị giết (ngã gục dưới lưỡi gươm) và bị bắt đi làm nô lệ ở khắp mọi quốc gia.”

 

Liên minh Ả Rập và nhiều nước khác cố tình tiêu giệt Israel và Hoa Kỳ

 Kinh Thánh cũng nói về liên minh các nước Ả Rập và nhiều nước khác nhất định hủy giệt Israel và Hoa Kỳ là đồng minh và nước yểm trợ chính cho Israel.

 “Lạy Thiên Chúa! Xin đừng làm thinh, xin đừng nín lặng ngồi yên. Kía kẻ thù Chúa ồn ào náo động, những kẻ ghét Người đang ngóc đầu lên. Chúng lập kế chống lại dân Người, bày mưu chống những những kẻ Người bảo trợ. Chúng nói: Nào ta hãy giệt bọn chúng đi, để chúng không còn là một dân tộc nữa, và chẳng còn ai nhắc đến tên tuổi Israel.

 “Chúng đồng lòng bày mưu lập kế, liên minh chống lại Người: Nào là dân Edom và Ishmael; nào là Moab và Hagrit; Gebal, Ammon và Amalek; Phiistia cùng với dân ở Tyre; Assyria cũng liên kết với chúng và tiếp tay với dòng họ Lot” (Psalm 83:1-8)

 

Trận chiến “Armageddon” sẽ xẩy ra ở Đất Thánh

 Trận chiến lớn gọi là Armageddon phải chăng sẽ xẩy ra ở đất Thánh?

“Thực vậy, chúng quả là những thần khí của ma quỉ, chúng làm những dấu lạ và đi đến với vua chúa trên khắp cả thế giới, nhằm tập họp nhau lại để giao chiến trong ngày lớn lao của Thiên Chúa Toàn Năng. ‘Đây, Ta đến như kẻ trộm. Phúc thay kẻ canh thức và giữ áo mình kẻo phải trần truồng và người ta thấy mình lõa lồ mà xấu hổ’. Chúng qui tụ lại một nơi mà tiếng Hebrew/Do Thái gọi là Armageddon” (Revelation 16:14-16).

 Trận chiến sau cùng hiện nay gọi là “trận chiến trong ngày lớn lao của Thiên Chúa Toàn Năng”. Nhưng trước trận chiến này, các thần khí ma quỉ sẽ “tụ họp quân binh lại tại một nơi mà tiếng Do Thái/ Hebrew gọi là Armageddon” –ám chỉ Megiddo về hướng Tây Bắc của Jerusalem thuộc miền Bắc của Israel (c.16).

 Trận chiến hiện thời này sẽ xẩy ra tại “Thung Lũng Jehoshaphat”, có nghĩa “Quan Tòa Thiên Chúa” (Joel 3:2, 12). Nghĩa là cuối cùng trận chiến sẽ xẩy ra ở Jerusalem. Tại đó,  Thiên Chúa đã phán: “Ta sẽ tập họp mọi quốc gia về đây để giao chiến chống lại Jerusalem”, thành bị thất thủ, nhà cửa bị cướp phá, phụ nữ bị hãm hiếp, một nửa dân sẽ bị đưa đi lưu đầy, số còn lại sẽ không bị đuổi khỏi thành. Lúc đó Thiên Chúa sẽ tiến ra và chiến đấu chống lại các dân tộc ấy như ngày Người chiến đấu trong thời giao tranh” (Zechariah 14:1-3). Lúc đó quân đội tính đánh nhau lại quay ra đánh “Con Chiên”, nhưng “Con Chiên đã toàn thắng, vì Người là Chúa các chúa, Vua các vua” (Revelation 17:14).

 

CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?

Để hiểu rõ và đầy đủ về những gì đang và sẽ xẩy ra ở Trung Đông, chúng ta nên nghiên cứu những lời tiên tri ghi trong Kinh Thánh của các ngôn sứ và của chính Chúa Giesu nói về Trung Đông. Rồi cùng cầu nguyện cho Hòa Bình ở Jerusalem” (Psalm 122:6). Ngoài ra cầu xin Chúa Giesu trở lại sớm để ban hòa bình, không chỉ cho Jerusalem mà cho toàn thế giới. Ngày đó sẽ “không còn quốc gia nào muốn học hỏi chiến tranh nữa” (Isaiah 2:4).

 

Fleming Island, Florida

Sept 10, 2018

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!