Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THA THỨ NHIỀU THÌ YÊU NHIỀU

 

CHÚA NHẬT XI C THƯỜNG NIÊN

2Sm 12:7-10, 13; Gl 2:16, 19-21; Lc 7:36-50

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 


 

Xuyên suốt 4 Phúc Âm thư, bữa ăn vẫn là đề tài rất đáng cho chúng ta suy niệm. Chúa Giesu thường ngồi ăn với kẻ tội lỗi rồi nhân dịp này đưa ra những bài học về tình môn đệ, sự thánh đức, phép hòa giải và sự tha thứ.


 

CÂU CHUYỆN NHỮNG BỮA ĂN VÀ NGƯỜI PHỤ NỮ  ĐƯỢC THA THỨ


 

Vì chúa Giesu thường làm bạn, nâng đỡ những loại người như vậy, ngồi ăn với họ đã làm những tay chống đối Chúa, nhất là những người lãnh đạo tôn giáo thời đó khó chịu. Họ xì xào phản bác Chúa: “Ông ấy là thượng khách của kẻ tội lỗi” hoặc “Coi kìa, ông ấy ngồi ăn với những kẻ thu thuế và phường đĩ điếm” (Lc 7:34). Nhưng chúa Giesu coi những kẻ sống bên lề xã hội, những kẻ cùng đinh khố rách bị người đời ghét bỏ xa lánh cũng là con người với bản tính yếu đuối, luôn luôn bị thất bại chồng chất, cố ngoi lên mà không được.  Họ thất vọng vì đời không khá hơn dù đã cố gắng. Họ quyết thay đổi cuộc sống bất công đó nhưng vẫn bị đời chèn ép áp bức thành thử cứ bị khốn cùng như vậy mãi mãi.. .


 

Trong những bữa ăn, rõ ràng là Chúa Giêsu muốn hòa giải với những người tội lỗi. Chúng ta thử nhớ lại những câu chuyện về ông Zacchaeus, Levi và người đàn bà đã rửa chân chúa Giesu bằng nước mắt và xả tóc ra lau, về những môn đệ bị vỡ mộng trên đường Emmaus, về ông Phero bên bờ hồ Gallilee làm quần quật suốt đêm mà không bắt được con cá nào! Ngay cả trong bữa Tiệc Ly coi như bữa tiệc linh thiệng nhất mà chúa Giesu cũng chia sẻ với những kẻ tội lỗi, với Judas là tên phản bội, Phero là tên chối Chúa và cả những môn đệ tối dạ, ngoan cố và hay gây gỗ. Giáo Hội Sơ Khai đã đặt nền móng ở sự hiểu biết về phép Thánh Thể dựa trên ký ức nguy hiểm về tình bạn của Chúa Giesu nơi bàn tiệc.


 

NGƯỜI KHÁCH KHÔNG MỜI MÀ ĐẾN


 

Bài Tin Mừng hôm nay nói về ông biệt phái và người đàn bà tội lỗi được tha thứ (Lc 7:36-50). Người biệt phái nghi ngờ chúa Giêsu là tiên tri, đã mời Chúa đến nhà dự tiệc; ông này tự cho mình là người cao sang, ngay chính, nên đã được Chúa tha thứ ít và do đó ông yêu mến Chúa ít. Ngược lại, người đàn bà tự biết mình tội lỗi nhiều đã tin tưởng vào Chúa, đến với Chúa để xin Chúa tha thứ. Vì bà ta được Chúa tha thứ nhiều nên bà ta đón chào Chúa nồng nhiệt qua cung cách bà ta làm cho Chúa để biểu lộ tình yêu của bà. Bà ta đã yêu nhiều. Toàn thể câu chuyện cho thấy mối tương quan giữa tha thứ và yêu thương..


 

Tại sao người đàn bà vô danh này lại đến gấn chúa Giesu, xức dầu thơm lên người Chúa mà không sợ người đời dị nghị? Hành động của bà được thúc đẩy bởi một điều: Bà yêu chúa Giesu và biết ơn Chúa vì Chúa đã tha thứ tội lỗi cho bà. Bà đã làm điều mà một người đàn bà Do Thái không ai dám công khai làm như vậy. Bà rửa chân Chúa bằng nước mắt của bà rồi xả tóc ra lau. Bà đã làm một điều mà chỉ có tình yêu mới có thể làm được: Bà lấy thứ dầu thơm quí nhất của bà đổ lên thân thể Chúa. Tính yêu của bà quả thật dồi dào và tràn đầy đến độ quá đáng, một loại tình yêu không tính toán..


 

Chúa Giesu kể lại những hành động của người đàn bà (Lc 7: 44-46) không phải để trách cứ ông Simon đã không làm như bà ta. Ông Simon có nhất định coi người đàn bà là kẻ tội lỗi không? Hay ông có thể cắt nghĩa hành động của bà ta cách nhẹ nhàng hơn được không? Nếu không được thì chúa Giesu sẽ nói cho ông hiểu đúng như những gì ông trông thấy là: Người đàn bà đã được tha thứ nhiều nên bà ta yêu mến nhiều (Lc 7:47-48).


 

Người đàn bà này được tha thứ không phải vì bà chứng tỏ bà yêu Chúa nhiều, mà vì bà cảm nghiệm thấy bà được tha thứ nhiều. Câu 47 tóm gọn ý nghĩa này một cách tuyệt vời: “Tội lỗi của bà quá nhiều mà được tha thứ, nên bà chứng tỏ bà yêu Chúa nhiều”. Tình yêu của bà là hậu quả của sự tha thứ. Đây cũng là ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn trong Luca 7: 41-43 .


 

TÌNH YÊU BAO PHỦ MỌI TỘI LỖI


 

Chúng ta nên tự hỏi chúng ta yêu mến Chúa thế nào và tại sao? Chúa Giesu đã xác nhận rõ ràng, mức độ yêu là do tâm hồn mình cảm thấy được tha thứ nhiều và tội lỗi được rửa sạch. “Yêu thương bao phủ muôn vàn tội lỗi” (1Pr 4:8). “Vì tình yêu thuộc về Thiên Chúa” (1Ga 4:7).  Tình yêu dồi dào của người đàn bà là bằng cớ bà đã được Thiên Chúa ban nhiều đặc ân. Qua hai thái độ trái ngược nhau giữa ông Simon và người đàn bà tội lỗi, chúng ta sẽ chấp nhận hay từ chối lòng thương xót của Chúa thế nào?


 

Ông Simon -tự coi mình thuộc hàng biệt phái cao sang, công chính- cho rằng mình không cần Chúa yêu và thương sót. Lòng tự mãn của ông khiến ông không nhận ra ông cần hồng ân của Chúa. Người đàn bà tự cảm thấy mình tội lỗi, đã đáp trả đúng cách với sự tha thứ của chúa Giesu, bà là biểu tượng của những người biết ăn năn thống hối vì tội lỗi mình, là gương sáng cho mọi người. Vấn nại chính trong câu chuyện không phải chỉ riêng cho ông Simon mà còn cho tất cả chúng ta. “Bạn thấy người đàn bà này chứ…..?” (Lc 7:44). Không nhìn ra người đàn bà và hành động của bà ta một cách đích đáng là chưa ý thức được về chúa Giesu và căn tính của Người một cách chính xác. Câu chuyện kết thúc nhưng vẫn để ngỏ: Hy vọng ông Simon đã ý thức, hiểu được vấn đề và có được một cái nhìn đúng mức. Còn chúng ta thì sao?


 

HÒA GIẢI THEO KITO GIÁO


 

Bài Phúc Âm hôm nay kêu gọi chúng ta suy niệm về sự tha thứ và cách thức hòa giải theo truyền thống Kito giáo. Hiện có một hiểu làm khá rộng lớn là trong bất cứ tranh chấp nào, người Kito hữu phải là người mưu cầu hòa bình, không đứng về phe nào cả để hòa giải mọi đối nghịch. Nghĩ  vậy là vô tình đã làm cho 2 chữ hòa giải trở thành nguyên tắc tuyệt đối để áp dụng cho tất cả mọi tranh chấp. Nên nhớ, trong tranh chấp thì có phe này đúng phe kia sai, một phe có công lý nhưng bị đàn áp, phe kia là đàn áp bất công. Là Kito hữu, chúng ta không bao giờ được hòa giải giữa thiện và ác, công lý và bất công. Chúng ta phải luôn luôn tránh xa cái ác, bất công và tội lỗi để chọn điều thiện, công lý và đạo đức.


 

Thứ đến, trung lập thì không bao giờ có thể được. Trong những trường hợp tranh chấp do bất công và áp bức thì trung lập là bất khả thi vì nếu chúng ta không đứng về phe bị áp bức thì cuối cùng chúng ta sẽ ở bên phía áp bức. “Mang hai phe ngồi lại với nhau” trong những trường hợp thế này thì cuối cùng phe áp bức sẽ ở thế thượng phong, bởi vì tình trạng “như cũ / status quo” vẫn tồn tại; nó vẫn che dấu hay không nói lên được thực chất của vấn đề tranh chấp là bất công và đàn áp, khiến kẻ bị áp bức phải yên lặng và trở thành thụ động. Cuộc hòa giải lúc đó trở thành giả tao không có công bằng và công lý. Bất công vẫn cứ tiếp tục và mọi người có cảm tưởng là bất công không phải là vấn đề bởi vì căng thẳng và tranh chấp đã giảm bớt tồi.


 

Thứ ba, bình thường thì người Kito hữu luôn luôn kiếm cách làm “trung gian” giữa mọi tranh chấp. Đây là những người sợ tranh đấu và xung đột, ngay cả tranh đấu bất bạo động. Họ thường nghĩ là không cần phải có thay đổi. Sự cẩn trọng của họ là để che dấu nỗi bi quan không phải Kito giáo về một tương lai và làm mất đi niềm hy vọng thực sự của Kito giáo. Nếu không thì họ dùng sự quan tâm của Kito giáo về việc hòa giải để biện minh cho việc chạy trốn của họ khỏi những thực tế bất công và xung đột.


 

THA THỨ VÀ LẠM DỤNG TÌNH DỤC


 

Nhân đây chúng ta thử nhìn vào vấn đề nóng bỏng hiện nay là vấn đề lạm dụng tình dục đã làm rung động Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Toàn thế giới đã nghe biết về những tội và những sa ngã của hàng mục tử qua những năm tháng trước đây. Người viết xin lược dịch một phần thư mục vụ của Tổng Giám Mục Mark Coleridge, giáo phận Canberra và Goulburn ở Úc Châu. Bức thư đưa ra vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 2010 nói về việc lạm dụng tình dục giới trẻ trong Giáo Hội Công Giáo với đầu đề: “Nhìn Mặt, Nghe Tiếng”.


 

Đức Tổng viết:
 

Yếu tố khác nữa là văn hóa của Giáo Hội Công Giáo về Tha Thứ được nhìn dưới danh nghĩa Tội Lỗi và Tha Thứ (Sin and Forgiveness) hơn là Tội Ác và Hình Phạt (Crime and Punishment). Nhưng trong trường hợp giáo sĩ lạm dụng tình dục, chúng ta lại phải đối đầu với tội ác, và Giáo Hội phải phấn đấu để tìm ra điểm hội tụ, một đằng giữa tội lỗi và tha thứ, một đằng giữa tội ác và hình phạt.
 

“Đúng vậy, tội lỗi thì cần phải được tha thứ, nhưng tội ác thì lại phải chịu hình phạt. Cả tha thứ lẫn công lý phải được thi hành như nhau, và làm như vậy tức là theo đường hội tụ. Điều này liên quan đến một vấn nại to lớn hơn là làm sao Giáo Hội thấy được những liên quan của mình với xã hội một cách tổng quát hơn. Chúng ta ‘đang ở trong thế giới nhưng không thuộc về nó’. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì ở đây lúc này? Cũng lại có vấn nại lớn về sự liên quan giữa phán xét của Thiên Chúa và phán xét của loài người. Giáo Hội nhấn mạnh là chỉ có Thiên Chúa mới có quyền phán xét, không phải loài người. Đó là phán xét sau cùng.
 

Vậy thì làm sao có thể thích hợp được với cách phán xét của con người khi chúng ta vẫn sống trong kiểu lý luận về tội ác và hình phạt? Chúng ta đã chậm trễ và vụng về, ngay cả đôi khi đã phạm tội, trong việc đáp ứng những vấn nạn đó.”
 

Những lỗi lầm như vậy về việc hòa giải của Kito giáo thì không đơn thuần chỉ là hiểu lầm, mà là do thiếu tình yêu thương và lòng trắc ẩn thực sự đối với những kẻ đau khổ hay những nạn nhân, hoặc do thiếu sót không định giá được vấn đề thực sự đang xẩy ra giữa những tranh cãi nguy hiểm ấy. Theo đuổi nguyên tắc trung lập vu vơ trong mọi tranh chấp thì cuối cùng cũng đứng về phía áp bức mà thôi. Đó không phải là hòa giải và tha thứ mà Chúa Giêsu đã dạy qua cuộc sống và sứ vụ của người.
 

Trong việc tranh chấp giữa những người biệt phái và những kẻ tội lỗi, chúa Giêsu luôn luôn chống đối những kẻ biệt phái và đứng về phía kẻ tội lỗi, gái giang hồ và những người thu thuế. Trong tranh chấp giữa người giầu có và những kẻ nghèo hèn, Chúa đứng về phía kẻ nghèo khó. Chúa Giêsu kết án những người biệt phái và người giầu có trong mọi hoàn cảnh, người tha thứ cho kẻ tội lỗi và chúc phúc cho kẻ nghèo hèn. Chúa không chủ trương hứa hẹn với nhà cầm quyền vì một nền hòa bình giả tạo về hòa giải hay hiệp nhất. Sự hòa giải, hòa bình và tha thứ mà Thiên Chúa muốn phải đặt căn bản trên sự thật, công lý và tình yêu thương.


 

Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã thực sư đứng về phía người nghèo, người bị áp bức chưa như Chúa Giesu đã làm và khuyên chúng ta phải làm chưa?


 

Fleming Island, Florida

June 9, 2016

NTC
 


 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!