Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
QUYỀN NĂNG THIÊN CHÚA VÀ NIỀM TIN CỦA HAI BÀ QUẢ PHỤ TRONG KINH THÁNH

 

CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN C

1V: 17:8-9, 17-21a, 22-24; Gl 1:11-19; Lc 7:11-17

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

 

Chúa Giesu và bà quả phụ thành Nain:Tranh của James Tissot


 

Sống chết là hai thái cực đi ngược chiều nhau và có những tiến trình riêng. Sống thể xác nhưng chết tinh thần lại là vấn đề luân lý đạo đức cấn phải được soi sáng rõ ràng. Qua những phép lạ chúa Giesu làm cho kẻ chết sống lại cũng như tiên tri Elijah vâng lời Thiên Chúa thi hành sứ vụ, làm cho đứa con trai duy nhất của bà quả phụ là ân nhân của ông được sống lại là những câu chuyện có nhiều ý nghĩa rất sâu xa chúng ta cần phải tìm hiểu.


 

CÂU CHUYỆN ELIJAH VÀ BÀ QUẢ PHỤ NGHÈO

 

Elijah là một tiên tri lớn trong cựu ước. Một trong những sứ vụ đặc biệt của ông đã được nói tới trong bài đọc 1 sách các vua. Ông không lên đường khi chưa nhận được lệnh của Thiên Chúa. Đối với ông, điều chính yếu là phải đả thông với Thiên Chúa qua việc lắng nghe Lời Chúa trước khi bắt đầu sứ vụ. Elijah được mọi người biết đến khi ông nói Lời Chúa ra miệng. Ông là người có thể đối phó với sống và chết bằng hơi thở, lời cầu nguyện và chính thân xác ông. Ông là người sống nhờ vào lòng tử tế của người nghèo, là người biết được cuộc sống của những kẻ sống vất vưởng bên lề xã hội. Ông là người chạy trốn vì sợ cho mạng sống mình. Elijah bị vua Ahab gọi là tên Israel “gây rối”. Cuộc sống của ông có hai thái cực: đam mê, gây rối, bạo động và  dịu dàng, cầu nguyện.

 

Theo chuyện kể thì Elijah được Thiên Chúa sai đến Zarephath (c. 9). Câu này hàm chứa 3 mệnh lệnh: “hãy chỗi dậy”, “hãy đi” và “hãy ở đó”. Mỗi lệnh là một thử thách về niềm tin, trách nhiệm, vâng lời, sẵn sàng và thề hứa. Lệnh “hãy chỗi dậy” không phải chỉ là thể xác di động từ chỗ này tới chỗ kia, nhưng tinh thần cũng phải chuyển động nữa. Đối với Elijah, vâng Lời Chúa chính là khi tinh thần ông tỉnh thức dậy. Lệnh thứ hai “Hãy đến Zarephath” có nghĩa là lên đường làm công tác sứ vụ, sẽ có may rủi, nhọc nhằn và nguy hiểm. Ông được sai đến một nơi đặc biệt là Zarephath, là nơi “khô cằn sỏi đá”. Zarephath lúc bấy giờ nằm trong đất Sidon thuộc quyền Jezebel rất tàn ác. Elijah ra đi không phải để tĩnh tâm hay du lịch ngoại quốc! Lệnh thứ ba là “Hãy ở đó” là một thách đố rất lớn đối với lời hứa, trách nhiệm và chính cá nhân ông là người của Thiên Chúa đang tìm cách phục vụ và thi hành ý Chúa. Thực phẩm của Elijah lại được cung cấp do một góa phụ nghèo cùng quẫn và tuyệt vọng, đang phải đối đầu với nạn đói của cả dân ngoại xứ Sidon, lúc đó lại chống Thiên Chúa của Israel rất mãnh liệt. Elijah gặp một phụ nữ, không phải là người giàu có sống nơi nhà cao cửa rộng để có thể chia bớt thức ăn dư thừa cho ông, nhưng chỉ là một phụ nữ đang mót củi ở cổng thành để về nấu thức ăn vì nhà nghèo không có dầu đốt. Người phụ nữ nghèo này chỉ có thể cho ông những gì bà có thể.

 

Thiên Chúa đã truyền cho các con quạ mang thức ăn đến cho Elijah trong sa mạc (1V 17:1-7) cũng là một Thiên Chúa đã ra lệnh cho bà góa phụ cung cấp thức ăn cho ông. Tại Zarephath người đàn bà nghèo đã nghe lời Elijah cũng như Elijah đã hứa làm theo Lời Chúa. Bà ta đã nhận ra quyền năng của Thiên Chúa nên bà, con bà và cả Elijah đã có thức ăn đủ để sống tai qua nạn khỏi.
 

GƯƠNG QUẢNG ĐẠI CỦA BÀ QUẢ PHỤ

 

Bà là một quả phụ nghèo vật chất nhưng giầu lòng đạo. Elijah đã năn nỉ bà chia cho ông một chút thức ăn của bà thôi dù tình trạng của bà đã hết sức tuyệt vọng. Vì sự quảng đại và lòng tốt của người quả phụ, và lòng trung thành của Elijah, Thiên Chúa đã làm cho niềm tin của Elijah mạnh mẽ hơn đồng thời canh tân khả năng mục vụ của ông. Chúa đã dùng nhà tiên tri để an ủi và ban bình an cả hồn lẫn xác cho người quả phụ và con trai bà.

 

Mục vụ thực sự và đúng nghĩa thì luôn luôn có hai chiều. Giúp tha nhân rồi chính những người chúng ta đã giúp đỡ sẽ giúp lại và chúc lành cho chúng ta. Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta mọi sự vượt quá cả sự yếu đuối, thất bại, mệt nhọc và khiếp sợ của chúng ta. Thiên Chúa luôn luôn ban cho chúng ta nhiều hơn là ta đòi hỏi và mong muốn!

 

VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA

 

Câu chuyện này buộc chúng ta phải đặt vấn đề với chính chúng ta. Chúng ta đáp ứng thế nào trước những nhu cầu lớn lao của những người ở chung quanh khi chúng ta cảm thấy mình có rất ít hay chẳng có gì cả để giúp đỡ họ?  Chúng ta có quá lo lắng cho bản thân mình không là nếu đem cho thiên hạ tiền bạc của cải và thời giờ của mình thì mình sẽ không có đủ để lo cho bản thân mình?

 

Elijah đã khuyến cáo bà quả phụ là: “Đừng sợ!” Đây cũng là một lời khiển trách tương tự có trong Tin Mừng mà thánh G.H. Gioan Phaolo II lặp lại trong sứ vụ Phero đầy hoa trái của ngài: “Đừng sợ!”  Nỗi sợ đã ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta thế nào khiến chúng ta không vâng lời Thần Khí Chúa? Chúng ta có cố bám víu vào những gì phù du chẳng giúp ích được gì cho chúng ta để rồi không tin tưởng vào sự tốt lành của Thiên Chúa?
 

Bà quả phụ ở Zarephath đã đối sử quảng đại với Elijah. Bà đã cho ông đến hết giới hạn của bà và Thiên Chúa đã thưởng lại cho cả hai mẹ con bà. Chúng ta có được lòng tin và cậy như thế không?  Chúng ta có hành sử như là chủ những tài năng và của cải của chúng ta không hay đơn thuần chi là những tên đầy tớ?

 

THỰC HÀNH BÁC ÁI

 

Chúng ta thử quyết định thi hành một số việc cụ thể dựa theo câu chuyện trong sách Các Vua1. Điều quan trọng là chúng ta phải có ý muốn quảng đại cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuần này chúng ta có thể hứa với Thiên Chúa là làm một điều gì tốt cho những người cần chúng ta, với tính cách bác ái hoặc với tư cách người láng giềng, bạn bè hay đồng nghiệp. Cất dấu tiền của trong nhà hay ở ngân hàng thì chẳng bao giờ Chúa kết án, nhưng người để ý đến tính chất của việc bố thí hay đóng góp. Cho đi phần của cải dư thừa thì gia tài của ta cũng chẳng “suy xụp” đi chút nào đâu. Có bao giờ chúng ta cho đi phần dư thừa của chúng ta không? Có bao giờ chúng ta dùng tài năng, chức vị và trách nhiệm của mình hết sức và đúng chỗ chưa? Nếu có thì chúng ta đã dùng tiền bạc và tài năng cách tốt nhất chưa?

 

Chúng ta coi hành động bác ái của chúng ta thế nào? Chúng ta có quan tâm đến người nghèo, người già cả bệnh tật, người bị ức hiếp, bị cướp đất cướp nhà, cướp môi trường sống, bị thất nghiệp trở thành kẻ vô gia cư, người tỵ nạn, sống vất vưởng đầu đường xó chợ, bên lề xã hội? Chúng ta có dùng tiền bạc của chúng ta để tạo lập một nền văn hóa sự sống không? Hay chúng ta dùng nó để tạo bảo đảm cho cá nhân và gia đình chúng ta? Trong tuần này chúng ta hãy cầu nguyện xin ơn khôn ngoan và quảng đại, dùng “tiền bạc, tài năng, chức vị” của chúng ta để xây dựng vương quốc Nước Trời mai sau.

 

CHUYỆN MỘT BÀ QUẢ PHỤ KHÁC VÀ ĐỨA CON TRAI ĐỘC NHẤT

Bài Tin Mừng hôm nay nói về một bà quả phụ trong Tân Ước. Trước khi Chúa Giesu tỏ lòng thương đối với một góa phụ thành Nain có đứa con trai duy nhất đã chết như trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 7:11-17), Chúa đã tỏ quyền lực cho một dân ngoại có người đầy tớ bị bệnh nặng gần chết (Lc 7:1-10). Quyền lực của chúa Giesu trên sự chết được chuẩn bị để trả lời cho các đệ tử của Gioan như trong Luca 7:22 kể lại: “Kẻ chết sống lại….” Đứa con trai duy nhất của bà quả phụ sống lại chính là hình bóng việc Elijah xin Thiên Chúa cho đứa con duy nhất của bà quả phụ ở Zarephath sống lại (1V 17:8-24), và sau đó đám đông đã nhận ra quyền năng của Thiên Chúa và kêu lên: “Một ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta” (Lc 7:16).

 

Đọc bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta không thể không nghĩ tới câu chuyện tiên tri Elijah trong sách các Vua / Cựu Ước. Ngài là ký ức, tiếng vang của chúa Giesu, là tiên tri Tin Mừng đã làm cho đứa con trai duy nhất của bà góa phụ nghèo được sống lại. Và vì vậy mà dân chúng nhận biết Chúa Giesu thực sự là một tiên tri “nói và làm”. Nhiều người sợ tiên tri vì họ làm rối loạn cuộc sống và tình liên đới của dân chúng, thách thức chúng ta, lột mặt nạ chúng ta. Tất cả những câu chuyện này là gì nếu không phải là Thiên Chúa yêu thương chúng ta và biểu lộ cho chúng ta qua vẻ sầu muộn của người nghèo khổ, người góa bụa, kẻ mồ côi ở thời đại của người và thời đại chúng ta ngày nay. Câu chuyện thương tâm này cũng dạy chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ nhau như Elijah đã làm cho bà quả phụ trong thời đại của ngài và Chúa Giesu làm cho bà góa ở Nain.

 

Lời tiên tri kêu gọi tất cả mọi người hãy ăn năn thống hối và cải đổi tâm hồn, hãy trung thành và can đảm. Nó cũng thúc dục chúng ta thiết lập một nền văn hóa “gặp gỡ”. Sức mạnh thu hút lời tiên tri và lòng trắc ẩn kết hợp với nhau chính là chúa Giesu. Người là Thiên Chúa Làm Người, vừa là Lời Vĩnh Hằng vừa là Lời thích hợp với mọi không gian và thời gian. Chúa Giesu chịu khổ nạn vì vâng lời, vì sự thật và lòng trắc ẩn thương kẻ tội lỗi và người nghèo khó. Hai việc này kết hợp lại thành một và trở nên thánh thiêng. Sự hiện diện của Thần Khí trong chúa Kito và trong tất cả chúng ta đã sắp đặt để nói lên cái hữu lý giữa lời tiên tri và lòng trắc ẩn yêu thương.

 

 

NIỀM TIN PHỤC SINH

 

Nếu chúng ta coi chúa Giesu phục sinh chỉ là một phép lạ xác chết sống lại thì chẳng có gì phải thắc mắc. Là xác chết sống lại thì chúa Giesu phục sinh cũng giống như sự sống lại của con trai bà quả phụ ở Nain (Lc 7:11-17), con gái của Jairus (Mc 5:22-24) và ông Lazarus (Ga 11:1-4). Những người này -sau một thời gian- lại có được đời sống cũ và cuối cùng họ có thể cảm nghiệm được một cái chết sau cùng.

 

Trong ba trường hợp chết sống lại trong Tin Mừng, tất cả đều ở những dạng thức chết khác nhau. Đứa con gái ông Jairus lúc đó còn nằm trên giường bệnh. Con trai bà quả phụ ở Nain khi xác đã được cho vào hòm sẵn sàng mang ra nghĩa địa. Ông Lazarus sống lại khi xác ông đã được chôn và thối rữa rồi. Quyền lực của Chúa Giesu trên sự chết thì tuyệt đối. Nó cũng được áp dụng theo mức độ khác nhau đối với cái chết tinh thần. Những câu chuyện người chết sống lại được kể trong Phúc Âm đều là tiêu biểu cho hành động của chúa Giesu sửa đổi cuộc sống của những kẻ tội lỗi. Quyền năng của Chúa làm cho người chết sống lại không phụ thuộc vào người đó chết lúc nào và như thế nào: sắp chết, đang hấp hối, vừa chết  hay đã chết từ lâu…Cái chết của đứa con trai duy nhất của bà góa phụ nói trong bài Phúc Âm hôm nay đã gây hai chấn thương lớn nơi người mẹ. Bây giờ bà không có con, lại không còn chồng. Trong ba trường hợp chết sống lại (Jairus, Lazarus và con trai bà quả phụ), chính lòng trắc ẩn cảm thương của Chúa Giesu đối với tang gia là nguyên cớ khiến chúa làm phép lạ. Lòng trắc ẩn đó được Chúa thể hiện qua câu nói với bà quả phụ: “Đừng khóc nữa” . Chúa không nói “hãy vui lên” hoặc lẳng lặng bỏ đi. “Đừng khóc nữa” là một hành động báo trước quyền năng của Chúa. Người làm cho lý do bà khóc phải tan biến. Chúa đã lau sạch nước mắt của bà, đồng thời cho các môn đệ của người biết cách thức Chúa lau khô nước mắt những người đau khổ buồn phiền. Người không vô cảm trước mọi khổ đau của con người.

 

HAI TIẾN TRÌNH CỦA SỰ CHẾT VÀ SỰ SỐNG

 

Luca là thánh sử duy nhất ghi lại việc con trai bà quả phụ sống lại. Câu chuyện xẩy ra ở Nain có hai tiến trình. Một là đám tang mang xác cậu con trai ra nghĩa địa chôn. Đám tang đượm màu ảm đạm và tang thương, thất vọng, sầu buồn, vô phương cứu chữa và tuyệt vọng của kiếp người. Hai là tiến trình do Chúa Giesu điều khiển, đã làm đảo ngược cuộc hành trình bi thảm của loài người đang đi tới vực thẳm. Tiến trình này mang lại vui tươi, hy vọng, bình an, cứu rỗi và cuộc sống vĩnh cửu cho những kẻ khóc lóc than van.

 

Câu chuyện bà quả phụ và đứa con trai giúp chúng ta cảm nghiệm được lòng trắc ẩn sâu sa cũa chúa Giesu, đồng thời thấy được những phép lạ kẻ chết sống lại, dù có những  nguyên do khác nhau, thì vẫn chứng tỏ quyền năng của chúa Giesu trên cả sự chết lẫn sự sống. Câu chuyện cho thấy vì Thiên Chúa không hề sai lầm, nên chúa Giesu -bằng một dấu hiệu- đã làm ngừng lại cả một tiến trình sự chết, rồi long trọng tuyên bố: “Ta ra lệnh cho ngươi, hãy chỗi dậy”. Thực sự những câu đầu tiên của chương 7 chỉ nói về đức “Giesu”, nhưng Luca lại dùng tiếng “Chúa”, vì đây là một va chạm đối đầu giữa tử thần và Chúa sự sống. Quyền lực của chúa Giesu quả thật là tuyệt vời!

 

Phục sinh / sống lại thì không bao giờ là một sự kiện đơn độc, riêng tư, ẩn kín. Người chết (nam cũng như nữ) khi sống lại đều khuyên mọi người nên làm việc thiện. Con người chết rồi sống lại hẳn phải biết quả là khó khăn khi sống lại từ cõi chết. Phục sinh có một ý nghĩa của nó là vui mừng giữa đớn đau, buồn thảm, bạo động và sầu khổ. Nếu chúng ta tin chúa Giesu phục sinh, chúng ta phải cầu xin để biết phân biệt giữa bóng tối và đêm đen. Chúng ta không bao giờ chấp nhận cứ để những tình trang đó như vậy. Chúng ta phải là người điều khiển các tiến trình sự sống, sẵn sàng ngăn chặn mọi tiến trình sự chết. Chúng ta phải liều hy sinh, va chạm với tử thần và những kẻ đơn côi, tất cả những ai đang chìm lặn trong bóng tối sự chết và sống bên lề cuộc sống xã hội. Chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại Lời Chúa Giesu: “Hãy sống lại, hãy Chỗi Dậy, Hãy Yêu trở lại.” Hãy biến đổi những con người đau khổ và than khóc thành những cộng đồng, dẫn đưa họ đi vào chu kỳ sự sống, và nối kết họ với những người mà trước kia họ đã phân ly xa cách nhau!


 

Fleming Island, Florida

June 2, 2016

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!